ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai (Trang 39 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là đô thị loại I và cũng là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Đồng Nai, có 30 đơn vị hành chính (gồm: 23 phường và 7 xã), tổng diện tích tự nhiên là 26.352,15 ha, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau [20]:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu; - Phía Nam giáp huyện Long Thành; - Phía Đông giáp huyện Trảng Bom;

- Phía Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và giáp Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố nằm hai bên bờsông Đồng Nai (chủ yếu bên phía tả ngạn), giáp Quận 9 của thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo xa lộ Hà Nội và QL1), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo QL51); có đầu mối giao thông quan trọng, hội tụ nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của cả vùng (QL1A, QL51, đường sắt Bắc Nam, đường thuỷ trên sông Đồng Nai,…), gần với điểm kết nối các tuyến đường cao tốc (thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây,…); có các khu công nghiệp phát triển; hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư,… Ở vị trí này, Biên Hòa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cảvùng Đông Nam Bộ, thể hiện ở những yếu tốsau đây:

- Là thành phố lớn nằm ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Là thành phố công nghiệp lớn của cảnước.

- Là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ, bao gồm đường sắt, đường bộ quốc gia (QL1, QL51,…) và đường thủy (sông Đồng Nai).

- Là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai nên Biên Hòa là nơi giao lưu kinh tế - xã hội đa dạng và và giữ vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng của khu vực miền Đông Nam Bộ.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, làm động lực phát triển cho cả tỉnh Đồng Nai và khu vực.

- Có diện tích tự nhiên khá lớn (đặc biệt phần diện tích được mở rộng địa giới theo Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ), nên có điều kiện thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu dân cư đô thị mới [31], [2].

Bảng 3.1. Diện tích theo đơn vị hành chính Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) 1. An Bình 1.040,51 16. Tân Hạnh 606,08 2. Bình Đa 126,52 17. Tân Hiệp 346,88

3. Bửu Hòa 417,59 18. Tân Hòa 401,53

4. Bửu Long 575,58 19. Tân Mai 136,80

5. X. Hiệp Hòa 697,70 20. Tân Phong 1.686,16

6. Hố Nai 388,52 21. Tân Tiến 131,34

7. X. Hóa An 684,95 22. Tân Vạn 443,91

8. Hòa Bình 54,34 23. Thanh Bình 36,26

9. Long Bình 3.497,67 24. Thống Nhất 342,54

10. Long Bình Tân 1.144,39 25. Trảng Dài 1.446,01

11. Quang Vinh 109,84 26. Trung Dũng 80,75

12. Quyết Thắng 142,38 27. An Hòa 921,42

13. Tam Hiệp 217,69 28. Long Hưng 1.159,28

14. Tam Hòa 121,54 29. Phước Tân 4.269,55

15. Tân Biên 614,17 30. Tam Phước 4.510,24

Tổng số 26.352,15

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, 2017)

Với những lợi thế về vị trí trong phát triển kinh tế xã hội như trên, đã, đang và sẽ gây áp lực lớn đối với việc dành quỹ đất cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ cũng như công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Biên Hòa có địa hình rất phức tạp và đa dạng gồm đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từĐông sang Tây. Phần lớn diện tích có dạng đồng bằng, trong sốđó khu vực phía Tây và Tây Nam ven sông Đồng Nai bị chia cắt nhiều bởi các sông và kênh rạch tạo thành các cù lao (cù lao Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ,..., xã Long Hưng), thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, nghỉ dưỡng kết hợp với phát triển du lịch, thương mại. Phần diện tích có địa hình cao, độ dốc nhỏở khu vực phía Đông Nam chủ yếu đang được sử dụng cho các mục đích Quốc phòng và các khu công nghiệp.

Nhìn chung, địa hình, địa mạo của thành phố Biên Hòa rất phù hợp cho việc xây dựng và phát triển đô thị, phát triển công nghiệp,… Riêng khu vực ven sông và các cù lao có thể kết hợp với sông Đồng Nai để quy hoạch các khu đô thị nghỉdưỡng và vui chơi giải trí. Là tiền đềđể quy hoạch thành đô thị phát triển [20].

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Biên Hòa có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từtháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô hướng gió chủ yếu trong nửa mùa đầu là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang Đông - Đông Nam. Mùa mưa, gió mùa chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân khoảng 83%. Lượng bức xạ khoảng 390 - 565 Cal/cm2/ngày.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 - 270C, biên độ nhiệt trung bình khoảng từ 8 - 100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có thể xuống đến 16 - 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm có thểlên đến 38,50C. Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 5,4 giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ. Số giờ nắng trung bình 2.203,9 giờ/năm.

Có lượng mưa vào loại thấp so với các khu vực khác, trung bình từ 1.600 - 1.800 mm/năm; phân bố theo mùa và tập trung chủ yếu ở mùa mưa với hơn 85% tổng lượng mưa trong năm, trong đó tập trung nhiều ở các tháng 8, 9, 10, cá biệt có ngày lượng mưa lớn tập trung với lưu lượng trên 100 mm/ngày.

Điều kiện khí hậu và thời tiết có nhiều thuận lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Khí hậu phù hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng nhiệt đới, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng hóa sản phẩm. Hơn nữa, với nền nhiệt, độ ẩm tương đối cao có tác động mạnh đến thúc đẩy tăng trưởng khối, tăng năng suất của các cây trồng.

Hạn chế lớn nhất về khí hậu là vào mùa khô lượng mưa thường ít, gây hạn hán và thiếu nước cho sản xuất, đặc biệt đối với các khu vực trồng lúa 1 vụ [20].

3.1.1.4. Thủy văn

Chếđộ thủy văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông rạch trong khu vực. Đoạn sông Đồng Nai qua thành phố dài khoảng 22 km, phân thành nhánh phụ (Sông Cái) tạo nên các cù lao Hiệp Hòa,...

Chếđộ thủy văn sông Đồng Nai phụ thuộc vào chếđộ bán nhật triều không đều của biển Đông. Khi chưa có nhà máy thủy điện Trị An, vào mùa kiệt, lưu lượng xuống còn khoảng 50m3/sec, nước mặn thâm nhập sâu đến trên trạm bơm Hóa An (397 mg/l). Sau khi có thủy điện TrịAn, biên độ mặn đã bịđẩy lùi về hạlưu thành phố Biên Hòa.

Ngoài sông Đồng Nai, trên địa bàn thành phố còn có hệ thống các sông, suối, kênh rạch và ao hồkhác như: Sông Buông, suối săn Máu, suối Linh, suối Chùa, rạch Lung, rạch Chạy, rạch Cầu,…chủ yếu tiêu thoát nước trong mùa mưa [20].

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Theo tài liệu “Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO” ở tỷ lệ 1:50.000, kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỷ lệ 1:10.000 cho thấy, thành phốcó 6 nhóm đất chính gồm: đất xám 17.927,36 ha, chiếm 68,02% diện tích tự nhiên; đất phù sa 4.497,80 ha, chiếm 17,07%; đất gley 1.222,63 ha, chiếm 4,64%; đất phèn 361,28 ha, chiếm 1,37%; đất tầng mỏng 202,46 ha, chiếm 0,77% và đất nâu 160,02 ha, chiếm 0,61%, còn lại là diện tích sông suối chiếm 7,52%.

Phần lớn đất đai trên địa bàn đã được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp (xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và cơ sở hạ tầng,...), một số diện tích đất nông nghiệp còn lại không phải là vùng chuyên canh, mà chủ yếu đất dự trữ đang trong quá trình chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp theo quy hoạch chung của thành phố. Vì vậy, các nhóm đất và nguồn gốc phát sinh của các loại đất ít tác động đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích, mà chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, mức độđầu tư cơ sở hạ tầng và vị trí của khu đất.

b) Tài nguyên nước

Ngoài nguồn nước mặt được cung cấp bởi sông Đồng Nai, nguồn nước ngầm trên địa bàn rất phong phú, với nhiều phân vị chứa nước khác nhau, nhưng trong môi trường đô thị công nghiệp như thành phố Biên Hòa thì việc khác thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt không phải là giải pháp tốt, trong khi nguồn nước mặt khá dồi dào và có chất lượng tốt.

c) Tài nguyên rừng

Thành phố có khoảng 1.177 ha đất rừng trồng, phân bố chủ yếu ở vùng ven như Phước Tân, Tam Phước, Trảng Dài, Tân Biên, Tân Hòa, Long Bình,... trong đó có 153 ha đất rừng phòng hộ do Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa quản lý. Đối với đô thị công nghiệp thì diện tích rừng và cây xanh trong thành phố rất có giá trị trong việc bảo vệmôi trường, tạo cảnh quan tự nhiên, là lá phổi của thành phố cung cấp lượng ôxy lớn cho các hoạt động sống của con người.

d) Tài nguyên khoáng sản

Chủ yếu là đá xây dựng và sét làm gạch ngói. Mặc dù việc khai thác đá xây dựng phục vụ tốt cho nhu cầu trên địa bàn thành phố cũng như các khu vực khác trong tỉnh, nhưng tồn tại vềmôi trường từ hậu quả của quá trình khai thác đá cũng làm chậm phát triển đối với các khu vực lân cận (như: bụi và hư hại hạ tầng do việc vận chuyển đá,...) [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)