3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.2. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai
3.4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch kiến trúc đô thị
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước bảo đảm phân bổ một cách hợp lý nguồn tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH bền vững là định hướng chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trước mắt, UBND thành phố phải nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thịtrên cơ sởđó, tập trung nguồn thu tài chính đểđảm bảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực sự có tính khảthi cao, đảm bảo định hướng phát triển bền vững.
- Trên cơ sở quy hoạch chi tiết phân khu của các phường, tiến hành công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân biết và thực hiện, tham gia quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đẩy mạnh công tác đo đạc chỉnh lý biến động đất đai của các khu vực, các phường có sự biến động quá lớn về hiện trạng sử dụng đất đối với đất ởở các xã mới sát nhập về thành phố Biên Hòa: xã Tam Phước, Phước Tân, An Phước...cũng như tăng cường khai thác có hiệu quả nguồn thu tài chính từđất đai.
- Rà soát lại việc quản lý và sử dụng đất, cần tiếp tục đẩy mạnh việc đưa quỹđất do nhà nước quản lý, đất trống, đất chưa sử dụng, đểtăng nguồn thu nhưng về lâu dài đảm bảo đất không bị lấn chiếm trái phép. Đối với đất đã giao nhưng chưa đầu tư hoặc
đầu tư nhưng hiệu quả mang lại chưa cao thì rà soát, có chuyển sang mục đích sử dụng khác có hiệu quảcao hơn.
- Xây dựng và kiện toàn công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và mô hình quản lý tiên tiến. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ là một trong những đột phá chiến lược chính để phát triển.
- Cần có chính sách, cơ chế khuyến khích, động viên tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất khẩn trương đưa đất vào khai thác, quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện nghiên túc các quy định về nghĩa vụ tài chính vềđất đai.
3.4.2.2. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác định giá, đấu giá đất
a) Công tác định giá đất
- Nghiên cứu thực tiễn và tham vấn chuyên gia nhằm xây dựng đơn giá thuê đất tăng nguồn thu và khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả;
- Việc định giá đất phải được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật và phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc thịtrường, tại thời điểm, bối cảnh giao dịch xác định và kết quảđịnh giá đất càng sát với giá thịtrường càng tốt. Đồng thời, kết quảđịnh giá đất phải có khảnăng, có cơ sởđểcơ quan có chức năng có thể thực hiện việc kiểm tra, đối chứng với chứng cứ thịtrường đất đai một cách công khai và minh bạch, hạn chế thấp nhất những tác động thịtrường không mong muốn.
b) Công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
- UBND tỉnh Đồng Nai cần cho phép các quận, huyện trực thuộc tổ chức đấu giá đất đối với những dựán đã được giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, đôn đốc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đưa vào khai thác đúng quy hoạch, hoàn tất nghĩa vụ tài chính. Trường hợp nhà đầu tư vi phạm phương án đấu giá và quyết định phê duyệt kết quảtrúng đấu giá, đề nghị hoàn thiện hồ sơ hủy kết quả, tổ chức đấu giá lại;
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, viên chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật để khẳng định thương hiệu, tạo lòng tin cho các bên tham gia bán đấu giá tài sản, đáp ứng nhu cầu trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
3.4.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường nhà đất
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế nhằm khuyến khích giao dịch chính thức, khắc phục tình trạng giao dịch ngầm, các hành vi trốn tránh nghĩa vụ tài chính, gây thất thu ngân sách nhà nước.
- Cần sớm đề xuất UBND tỉnh, cấp thẩm quyền giải quyết chính sách giao đất cho người thu nhập thấp nhằm ổn định tình hình và hoạt động của thịtrường nhà đất, tạo điều kiện cho người nghèo, người thu nhập thấp cải thiện chổ ở trên nguyên tắc xóa bỏ bao cấp vềđất đai.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát triển BĐS, đảm bảo quyền định đoạt và hưởng lợi của Nhà nước. Nhà nước chủ động toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp, điều tiết tốt thị trường đất đai thứ cấp (thị trường giao dịch QSDĐ) đảm bảo đúng mục đích sử dụng theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3.4.2.4. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là đối với các địa bàn phường có tốc độđô thị hóa nhanh, trong đó tập trung kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đối với các khu quy hoạch chức năng, quy hoạch phát triển đô thị mới.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, nhất là lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sai quy định làm thất thoát nguồn thu từ quỹđất.
- Tổ chức việc rà soát, chấn chỉnh tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả hoặc sử dụng đất sai mục đích của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý.
- Đẩy mạnh công tác hòa giải tranh chấp đất đai từcơ sở, nhất là tại địa bàn khu dân cư. Đề xuất với UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền giải quyết tốt những vấn đề phát sinh do yếu tố lịch sử vềđất đai như các trường hợp nằm trong các kết luận thanh tra đất đai, đất do các tổ chức nông lâm trường,... nhằm ổn định tình hình và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng... qua đó có hình thức xử lý, chế tài buộc người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, tránh thất thoát cho ngân sách.
3.4.2.5. Làm tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhất là việc thực có hiệu quảcơ chế một cửa và một cửa liên thông tại UBND huyện và UBND cấp xã. Tập trung rà soát thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết, nhất là đối với lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, cho thuê đất đai...
- Chấn chỉnh hệ thống quản lý đất đai từ huyện đến các xã; bổ sung, củng cố cả về số lượng và chất lượng của cán bộ địa chính vì thực tếđã chứng minh, cán bộ địa chính là người am hiểu địa bàn, là người đầu tiên xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất...Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức quản lý đất đai trên địa bàn thành phốđể tạo tính năng động, đột phá về quản lý và sử dụng đất.
- Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đất đai, chỉnh lý biến động và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố
3.4.2.6. Giải quyết tốt công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng và chỉnh trang đô thị
Quá trình thực hiện, thực tế đã cho thấy, GPMB luôn là một trong những khâu khó, chiếm rất nhiều thời gian, công sức, nguồn ngân sách, tác động rất lớn đến cơ chế, chính sách của Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và việc làm của người dân bị thu hồi đất. Việc phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, khiếu kiện cũng xuất phát từ thực tếkhó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB của huyện. Đã có nhiều cơ chế, chính sách, phương án được đưa ra nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của công tác GPMB trên địa bàn và bước đầu cũng đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy vậy, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Cơ chế, trình tự thủ tục về thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất còn kéo dài, mất nhiều thời gian, sớm thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tối đa thời gian thực hiện.
- Tiếp tục xem xét, điều chỉnh, bổsung cơ chế chính sách bồi thường sát thực tế, nhất là đơn giá đất, nhà ở vật kiến trúc phù hợp với điều kiện của địa phương. Cơ chế bồi thường vềđất (đất đổi đất) đã được ban hành và thực hiện nhưng cần sớm xem xét, điều chỉnh, đảm bảo linh hoạt trong quá trình áp dụng.
- Kịp thời xử lý dứt điểm các kiến nghị, đề xuất của người dân liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị phải đảm bảo hài hòa và công bằng về quyền và lợi ích giữa những người thu hồi đất trong cùng dự án cũng như khác dự án.
- Cần coi trọng công tác tái định cư khi thu hồi hết đất với nhiều loại hình, vị trí đểđảm bảo linh hoạt, nhiều phương án để người bịảnh hưởng lựa chọn; việc bốtrí đất nghĩa trang, nghĩa địa; công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề sau thu hồi đất, bố trí đất tái sản xuất đối với các hộ sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ... cần phải được đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng.
- Khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đối với hệ thống giao thông cần đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, tổ chức khai thác cả quỹđất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo nguồn lực đầu tư cho các công trình này.