3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Biên Hòa
3.1.3.1. Thuận lợi
- Biên Hòa có vị trí rất thuận lợi, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, nên có điều kiện để phát triển nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp và thương mại -
dịch vụ,…; cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, là nơi giao hội của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng trong cả nước; có hệ thống cảng sông thông ra biển, lợi thế về phát triển các dịch vụ hậu cần sau cảng, kho trung chuyển, phát triển các dịch vụ Logistics, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm gắn với thương mại, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng yêu cầu giao lưu kinh tế, xã hội với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và các vùng Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt cao đều quanh năm, không có gió bão và lũ quét, thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển, cũng như phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
- Địa hình đa dạng và tương đối bằng phẳng, không gian mặt bằng rộng, đa số nền địa chất vững chắc rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị, xây dựng các khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như các khu công nghiệp.
- Thành phố nằm ở hai bên bờsông Đồng Nai, nên rất có giá trị trong việc phát huy lợi thế tạo vẻđẹp cảnh quan thiên nhiên với xây dựng và phát triển đô thị; đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái trên sông Đồng Nai với các vùng sinh thái khác trên địa bàn tỉnh và trong khu vực.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngànhThương mại - Dịch vụtăng cao trong tổng thể nền kinh tế, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thịđược đầu tư nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công tác quản lý đất đai luôn được quan tâm, là một trong những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai (hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai, vận hành và cập nhật thường xuyên trên hệ thống chung toàn tỉnh); vận hành cơ chế một cửa liên thông để thụ lý hồsơ, thủ tục hành chính (trong đó có thủ tục hành chính trong công tác quản lý đất đai).
- Thành phố Biên Hòa có quỹđất khá lớn, trong đó diện tích đất nông nghiệp còn nhiều với khoảng 8.842 ha và có xu hướng giảm do chuyển đổi mục đích sang đất phi nông nghiệp theo tiến độ đầu tư phát triển đô thị. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng gắn với xây dựng các công trình hạ tầng làm tăng giá trị giá trị sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thịtrường bất động sản [30].
3.1.3.2. Khó khăn
- Thành phố có diện tích tự nhiên lớn, nhưng không gian phát triển bị chia cắt (giới hạn bởi khu quân sự Long Bình, sân bay Biên Hòa,...) nên khó xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng có sự liên kết chặt chẽ giữa các khu vực;
- Hiện tượng biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, kết hợp với chế độ mưa tập trung theo mùa gây ngập úng cục bộ một số khu vực trong thành phố, làm hư hại các công trình hạ tầng và ô nhiễm môi trường;
- Dân sốcơ học luôn tăng nhanh đặt ra thách thức trong việc nâng cao mức sống của dân cư, đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội như: nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm, thu nhập của cả khu vực đô thị và nông thôn, trong khi tốc độ đầu tư xây dựng của thành phốchưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển chung của xã hội.
Việc tăng dân số cơ học đã làm phát sinh nhu cầu sử dụng đất, đặc biệt là nhu cầu để xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp (phần lớn là công nhân trong các khu công nghiệp), dẫn đến tình trạng mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng trái phép, phá vỡ quy hoạch; bên cạnh đó cũng phát sinh các trường hợp đầu cơ đất, làm cho thịtrường chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhiều biết động bất thường, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và quản lý về tài chính đất đai [30].
3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI