3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa
3.2.1.1. Thực hiện quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủtướng Chính phủ), rõ ràng, đúng quy định.
Từ ngày 01/04/2010, thành phố Biên Hòa được mở rộng theo Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ, mở rộng thêm 04 xã thuộc huyện Long Thành, đưa tổng diện tích tự nhiên lên 26.352,15 ha, với 30 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 23 phường và 7 xã [20].
3.2.1.2. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thành phốđã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồđịa chính cho 30/30 phường, xã. Việc cập nhật, chỉnh lý thường xuyên hàng năm thực hiện theo đúng quy định trên hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng định kỳ5 năm theo các kỳ kiểm kê đất đai, xây dựng đồng bộở dạng số trên phần mềm Arc GIS, phục vụ tốt cho công tác quản lý trên địa bàn [20].
3.2.1.3. Công tác Thống kê, Kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Gồm kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ5 năm và thống kê đất đai hàng năm.
Kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai các cấp là tài liệu quan trọng cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm; đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý đất đai, công tác điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn [20].
3.2.1.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phốđược triển khai đồng bộ, kịp thời với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai. Theo Luật Đất đai năm 2013, hàng năm đều lập kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phốđược triển khai đồng bộ, kịp thời với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai [20].
3.2.1.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, UBND thành phố đã thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các trường hợp theo đúng thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng như việc đầu tư phát triển của các dự án, công trình trên địa bàn [20].
3.2.1.6. Công tác Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựngcơ sở dữ liệu
Thành phốđã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Từnăm 2011 - 2016, phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố ký cấp 17.731giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nâng tổng số cấp là 129.975 giấy chứng nhận, đạt tỷ lệ 99,39% số thửa đất đã kê khai đăng ký đủ điều kiện; phát đến tay người dân 20.781 giấy, nâng tổng số giấy phát từ trước là 118.065/129.975
giấy, đạt tỷ lệ 90,83% số giấy đã ký. Công tác cấp giấy chứng nhận thường xuyên được cập nhật theo quy định của pháp luật
Như vậy, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSDĐ cho các thửa đất; hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của 30/30 phường, xã. Hiện cơ sở dữ liệu địa chính được quản lý bằng phần mềm Phân hệ quản lý đất đai. Cơ sở dữ liệu thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản phục vụ công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn; thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên theo đúng quy định [20].
3.2.1.7. Quản lý về tài chính đất đai
Công tác quản lý về tài chính đất đai luôn được UBND thành phố quan tâm và theo dõi sát, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng vừa là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng năm và theo định kỳ, UBND thành phố Biên Hòa đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng Bảng giá các loại đất, xây dựng hệ sốđiều chỉnh giá đất hàng nămđối với địa bàn thành phốtheo đúng quy định.
Đối với công tác xác định giá đất cụ thể, UBND thành phố tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng thẩm định, đã thực hiện tốt việc tham mưu cho Hội đồng đối với mức giá đất cụ thể của từng dựán. Tuy nhiên, đối với mức giá đất cụ thểđể áp dụng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại một số khu vực chưa được sựđồng thuận của người dân. Do công tác xác định nguồn gốc, đo đạc, kiểm đếm,… phục vụ bồi thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian, dẫn đến chậm áp dụng mức giá đất cụ thể, trong khi thịtrường đã có những biến động tăng. Vềđiều này không chỉ tồn tại riêng tại thành phố Biên Hòa, mà trên địa bàn toàn tỉnh. SởTài nguyên và Môi trường đã có đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
3.2.1.8. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất
Phòng Tài nguyên Môi trường thường xuyên kiểm tra công tác quản lý nhà nước vềđất đai và công tác quản lý đất công của UBND 30 phường, xã; kiểm tra tình hình sử dụng đất giao cho các dựán và cá nhân trên địa bàn nhằm quản lý và bảo vệ quỹđất của thành phốtránh để thất thoát.