3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2016, kinh tế thành phố phát triển với nhịp độtăng trưởng cao so với mức tăng bình quân trong toàn tỉnh, tăng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 12,63% (tốc độtăng trưởng năm 2016 của tỉnh là 8,18%).
GDP bình quân đầu người năm 2016 (khoảng 109 triệu) tăng 1,72 lần so với năm 2011 (khoảng 63 triệu). So với toàn tỉnh, GDP bình quân của thành phố cao gấp 1,36 lần (bình quân GDP của tỉnh 80 triệu đồng/người, trong khi của thành phố Biên Hòa 109 triệu đồng/người).
Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2016 của Thành phố Biên Hòa
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm tài chính
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng GDP (giá hiện hành) Triệu đông 55.097.880 66.054.310 822.913.80 957.788.60 111.229.360 129.248.510
Tốc độ tăng GDP % 128,70 154,30 192,22 223,73 259,82 301,91
- Công nghiệp - Xây dựng % 125,90 148,98 184,43 213,84 246,22 284,22
- Thương mại - Dịch vụ % 134,00 164,55 207,50 243,19 286,48 336,62
- Nông, lâm, thủy sản % 111,76 100,63 88,00 81,13 75,60 60,37
Ghi chú: Năm làm mốc so sánh: 2010
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Biên Hòa
Quan sát biểu đồ 3.2. và bảng 3.0 cho thấy cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2017 của thành phố Biên Hòa chuyển dịch đúng hướng, tăng trưởng kinh tếổn định, trong đó ngành Thương mại – Dịch vụ đóng vai trò chủ đạo và tăng tỷ trọng ngành từ 134,00% năm 2011 lên 336,62% vào năm 2016 (tăng gấp 2,51 lần), có mức tăng trưởng cao nhất, tiếp đến là ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 125,90% năm 2011 lên 284,22% vào năm 2016 (tăng gấp 2,26 lần). Ngành Nông lâm, thủy sản có chiều hướng giảm tỉ trọng từ mức 111,76% năm 2011 xuống còn 60,37% so với năm 2010.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm
Dân số năm 2016 khoảng 1.066 ngàn người, tăng 199 ngàn người so với năm 2011, giai đoạn 2011-2016 bình quân dân sốtăng 40 ngàn người/năm. Mật độ dân số trung bình là 4.044,53 người/km2 cao gấp gần 8 lần so với toàn tỉnh (toàn tỉnh là 493,41 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011-2016 là 4,6%/năm,
chủ yếu là tăng dân số cơ học. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%, dân số cơ học tăng mạnh, bình quân tăng 3,6%/năm, phù hợp với sự phát triển của công nghiệp và đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, sựgia tăng dân số nhanh cũng tác động rất lớn đến nhu cầu sử dụng đất (nhu cầu đất ởtăng) và việc đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh.
Bên cạnh đó, thành phố Biên Hòa đã giải quyết việc làm cho 125/118 ngàn người, đạt 107% kế hoạch (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 24 ngàn lao động); trong đó giải quyết việc làm thông qua chương trình kinh tế xã hội 44 ngàn người, đưa vào các doanh nghiệp 81 ngàn người, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2% vào năm 2016 [6].
3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn
a) Đối với các khu đô thị: Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là sự phát triểnvề công nghiệp và dịch vụ, làm tăng dân số cơ học dẫn đến việc đô thị hóa, cũng như hình thành các khu dân cư đô thị mới lan tỏa về các vùng ven. Bên cạnh đó, thành phốđầu tư nhiều công trình phục vụ chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, cấp điện, cấp nước, viễn thông) tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân.
Năm 2010, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ, thành phố Biên Hòa mở rộng ranh giới hành chính thêm 04 xã của huyện Long Thành, đưa tổng diện tích tự nhiên lên 26.354,82 ha, với 30 đơn vị hành chính (gồm 23 phường và 7 xã). Tốc độđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư đô thị mới tại địa bàn các xã rất mạnh, góp phần mở rộng quy mô và diện tích sử dụng đáp ứng nhu cầu về nhà ởngày càng tăng, hầu hết diện tích đã được giới thiệu cho các dự án hoặc kêu gọi đầu tư. Một số dựán đã và đang triển khai thực hiện góp phần hoàn thiện hạ tầng và không gian quy hoạch của thành phố, tạo bộ mặt đô thị khang trang hiện đại như: Khu đô thịLong Hưng (tại xã Long Hưng), Khu dân cư tái định cư An Hưng Phát (tại xã An Hòa), khu đô thịthương mại Phước Thái (tại xã Tam Phước), khu dân cư và tái định cư tại xã Phước Tân (đang triển khai thực hiện),…
Cùng với sự phát triển của các dựán dân cư đô thị, tại các khu vực dân cư hiện hữu có sự phát triển mạnh vềcơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo ra bộ mặt khang trang sạch sẽ, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại, phát triển kinh tế xã hội nói chung, thúc đẩy sự phát triển của thịtrường bất động sản trên địa bàn [30].
b) Đối với các khu, cụm công nghiệp: Hiện tại thành phố Biên Hòa có 5 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 1.640,12 ha đã ổn định diện tích cho thuê sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tếcao như: khu công nghiệp Biên Hòa I (337,51 ha), khu công nghiệp Biên Hòa II (393,32 ha), khu công nghiệp AMATA (423,10 ha), khu công
nghiệp Tam Phước (323,18 ha) và khu công nghiệp LOTECO (100 ha); ngoài ra còn có khu công nghiệp HốNai (29,02 ha) đang được đầu tư mở rộng và khu công nghiệp Agtex Long Bình (33,99 ha).Các khu công nghiệp đã phát huy được vai trò tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn, thu hút lao động và đóng góp quan trọng vào tốc độtăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà đô thị hóa ở tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 2 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Gốm sứ Tân Hạnh (54,83 ha) và cụm công nghiệp Dốc 47 (66,46 ha) đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đang từng bước di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư về nơi tập trung; góp phần giúp các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường, trả lại cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp hơn.
Việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp có vai trò cơ bản trong quá trình hình thành các khu đô thị mới, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần to lớn vào tốc độ tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho lực lượng lao động tham gia một cách tốt nhất vào sự phân công và phân công lại lao động xã hội [30].
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông của thành phố phát triển tương đối đa dạng với đủ các loại hình: đường sắt (đường sắt Bắc Nam qua địa bàn thành phố 17km, với 2 ga: ga Hố Nai và ga Biên Hòa), đường bộ (gồm nhiều tuyến giao thông huyết mạnh hội tụ của cả nước và vùng Đông Nam Bộ), đường thủy (Sông Đồng Nai với nhiều cảng biển, cảng nội địa), đường hàng không (có sân bay quân sự Biên Hòa). Do đặc điểm về vị trí và sự phân bố mạng lưới giao thông đã tạo cho Biên Hòa khảnăng giao lưu thương mại và vận chuyển hàng hóa rất thuận lới đến các khu vực và các vùng trong cả nước. Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nội bộ đã tạo sự kết nối lưu thông và khảnăng phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu đô thị.
- Hệ thống cấp nước được phát triển và hình thành 2 hệ thống riêng biệt: hệ thống cấp nước cho thành phố Biên Hòa và hệ thống cấp nước cho khu công nghiệp, do đó khả năng cung cấp nước cho phát triển sản xuất và sinh hoạt ở các khu công nghiệp và đô thịđược đảm bảo [30].