Kết quả khai thác nguồn thu ngân sách của địa phương giai đoạn 2011–2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai (Trang 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.1. Kết quả khai thác nguồn thu ngân sách của địa phương giai đoạn 2011–2017

2017

Với lợi thếlà thành phố đô thị loại I, thành phố Biên Hoà đã khoác lên mình khá nhiều điều kiện thuận lợi mà các địa phương khác không có để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

Theo đó, Biên Hoà đã triển khai thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường khai thác các nguồn thu ngân sách còn khá dồi dào trên địa bàn để phát triển kinh tế xã hội, phát huy nội lực cũng là một tiêu chí quan trọng là mục tiêu phấn đấu của thành phố. Kết quả thu thập tình hình khai thác nguồn lực tài chính từđất đai so với nguồn thu ngân sách ở thành phố Biên Hòa từnăm 2011 đến năm 2017 được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3.4. Tình hình khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng thu ngân sách 1.238.887,00 1.373.299,00 1.597.168,00 1.999.771,00 2.121.990,00 2.424.959,00 2.823.623,45 2 Các khoản thu từ đất đai 128.577,66 130.847,51 156.526,71 195.172,52 297.743,29 420.150,69 528.478,12 3 Tỷ trọng 10,38% 9,53% 9,80% 9,76% 14,03% 17,33% 18,72%

Từ số liệu ở bảng 3.4cho thấy, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2017 qua các năm đều tăngdần và ổn định, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổng thu ngân sách của địa phương năm sau luôn cao hơn năm trước từ 6% đến 16% và cao hơn nhiều lần so với đầu kỳ năm 2011. So với năm 2011, tổng thu ngân sách năm 2014 tăng hơn1,61 lần, năm 2015 là 1,71 lần,năm 2016 là 1,96 lần và năm 2017 là 2,28 lần (Biểu đồ 3.6).

Xét về nguồn thu tài chính từđất đai theo số liệu bảng trên cho thấy so với năm 2011 thì các năm 2012, 2013 và 2014 thấp hơn nhưng lại tăng nhanh từnăm 2015 đến 2017 về cả nguồn thu từđất đai và tỷ trọng so sánh nguồn thu từđất đai và nguồn thu ngân sách, điều đó chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn từ 2015 – 2017 đã có những cải thiện đáng kể.

Hình 3.6. Các khoản thu từ đất đai so với tổng thu ngân sách của thành phố Biên Hòa giai đoạn 2011-2017

Với nguồn thu tài chính từđất đai và mức tăng thu từnăm 2015-2017 thì theo đà này thành phố đã giải quyết được rất nhiều chương trình, dự án, xây dưng cơ sở hạ tầng trọng điểm như: Công trình nạo vét suối Săn máu; công trình xây dựng cầu vượt ngã tư Amata; cầu vượt ngã tư Vũng Tàu; hầm chui ngã tư Tam Hiệp, hầm chui ngã tư Tân Phong, cầu Hiệp Hòa, Cầu An Hảo vượt Sông Đồng Nai được đánh giá là công trình hạ tậng rất quan trọng kết nối trực tiếp trung tâm TP.Biên Hòa với ngã ba Vũng

Tàu, cửa ngõ phía đông vào TP.HCM và cũng là điểm đầu của QL51 đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng nhiều công trình trọng điểm khác đã được quy hoạch như đường liên phường, liên xã...trong thời gian tới sẽ thực hiện để thành phố Biên Hòa trong nay mai sẽ có diện mạo mới. Không những thế, việc phát huy nội lực của thành phố sẽ không ngưng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng luôn đảm bảo.

3.3.2. Kết quả khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai giai đoạn 2011 – 2017

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhất là Luật Đất đai năm 2003, 2013 [22], [21] và các văn bản hướng dẫn có liên quan, thành phố Biên Hoà đã triển khai thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường khai thác các nguồn thu từđất đai.

Bảng 3.5. Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2011-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 I Tổng thu ngân sách 1.238.887,00 1.373.299,00 1.597.168,00 1.999.771,00 2.121.990,00 2.424.959,00 2.823.623,45

II Các khoản thu từ đất đai 128.577,66 130.847,51 156.526,71 195.172,52 297.743,29 420.150,69 528.478,12

1 Thu từ tiền sử dụng đất 43.810,00 48.597,00 56.552,00 70.605,00 143.137,00 213.767,00 228.426,15

2 Thu từ tiền thuê đất 1.370,00 3.338,00 7.192,00 9.844,00 18.649,80 28.397,60 40.426,36

3 Thu thuế nhà đất và thuế sử

dụng đất PNN 27.350,62 25.494,10 34.609,59 36.506,89 37.224,65 37.603,88 41.705,97

4 Thu thuế SD Đất nông

nghiệp 25,48 18,46 16,57 14,28 12,54 8,68 2,32

5 Thu từ thuế chuyển QSDĐ 223,00 234,00 254,00 276,00 279,00 92,00 31,34

6 Thu từ thuế thu nhập cá

nhân 44.036,00 41.883,00 45.606,00 61.582,00 77.867,00 111.270,00 173.299,89

7 Thu từ lệ phí trước bạ và lệ

phí cấp giấy chứng nhận 11.762,56 11.282,95 12.296,55 16.344,35 20.573,30 29.011,53 44.586,09

Từ số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, tổng thu tài chính từ đất đai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2017 qua các năm đều tăng dần và ổn định. Tuy nhiên xét về mặt tổng thu tại bảng 3.4 thì tỷ trọng giữa nguồn thu tài chính từ đất đai so với tổng thu ngân sách trên địa bàn vẫn còn có giai đoạn giảm nhẹ mặc dù các khoản thu từđất đai năm 2011 đến năm 2017 luôn tăng dần qua các năm ổn định vì vậy không ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Nguồn thu tài chính từ đất đai tăng mạnh từnăm 2014 (với 195.172,52 triệu đồng tăng 1,52 lần so với năm 2011) nguyên nhân chủ yếu do thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện khối lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến nguồn thu chính trong các khoản thu từđất đai là tiền sử dụng đất khi cấp giấy tăng lên, góp phần tăng nguồn thu từđất đai qua các năm.Mặt khác do chính sách được nới lỏng, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành các Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 [1]; Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 [32]; Quyết định số 03/2018/QĐ- UBND ngày 30/01/2018 [33] Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn Đồng Nai, trong đó có quy định việc tách thửa đất, đây chính là hành lang pháp lý quan trọng để người sử dụng đất thực hiện tách thửa, chuyển mục đích từ đất nông nghiệp lên đất ở và đóng tiền thuế chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân và công nhân sống xung quanh các công ty ở các xã giáp ranh làm tăng nguồn thu tài chính từ đất đai rõ rệt.

Chính vì hành lang pháp lý được nới lỏng, nên các khoản thu từđất đai tăng cao ổn định, cao nhất vào năm 2015 với 297.743,29 triệu đồng, tăng 232% so với năm 2011; năm 2016 với 420.150,69 triệu đồng, tăng 327% so với năm 2011; năm 2017 với 528.478,12 triệu đồng, tăng 411% so với năm 2011. Việc tăng khoản thu từđất đai được đánh giá hiệu quả trong các năm gần đây chủ yếu do 02 nguyên nhân đã trình bày ở trên.

Qua bảng trên ta thấy được nguồn thu ngân sách trên địa bàn thành phố còn phụ thuộc khá lớn vào nguồn thu từđất đai trong thời gian qua, nguồn thu tài chính từ đất đai chiếm từ 10% đến 19% tổng thu ngân sách trên địa bàn.

Trong giới hạn của đềtài, đểđánh giá một cách sát thực nhất các khoản thu từđất đai, việc đưa chỉ tiêu tổng thu ngân sách chỉ xem xét giới hạn tổng thu ngân sách trên địa bàn (đánh giá tổng thu ngân sách trên địa bàn), không áp dụng tổng thu ngân sách nhà nước vì thực tế, ngoài nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thành phố còn có các khoản thu khác như: Thu bổ sung ngân sách từ cấp tỉnh, thu kết dư, chuyển nguồn... các khoản thu này thực chất không thực hiện trên địa bàn mà do UBND tỉnh, Trung ương phân bổ cho thành phố qua các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Vì vậy, việc đánh giá sẽ thiếu chính xác.

Hình 3.7. Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai giai đoạn 2011-2017

Có thể thấy rằng, các nguồn thu từđất đai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của địa phương và không ngừng tăng lên qua các năm, kết quả tổng hợp tại bảng 3.6 cho thấy: Các khoản thu từđất đai từnăm 2011 đến năm 2012 có diễn biến giảm nhẹ, từ năm 2012 đến 2016 thì tăng dần, bắt đầu tăng mạnh từ năm 2015 (với 35.359 triệu) và tăng cao nhất vào năm 2016 với 66.327 triệu đồng, tăng 185,7% so với năm 2011. Mặc dù tỷ trọng của các nguồn thu từđất đai so với tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện giảm qua các năm 2011 đến 2014 (từ 10,38% năm 2011 xuống còn 9,76% năm 2014) và hiện đã tăng trở lại trong 2 năm 2015, 2016.

3.3.2.1. Thu từ tiền sử dụng đất

Trong cơ cấu các nguồn thu từđất đai, thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, đạt 50,9% các khoản thu từđất năm 2016, đây là kết quả của việc thực hiện quyết liệt các giải pháp trong nổ lực nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất trên địa bàn trong những năm trở lại đây. Thu tiền sử dụng đất chủ yếu là thu chuyển mục đích từ đất nông nghiệp lên đất ở và đóng tiền thuế chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân và công nhân nhập cư vào thành phố. Tuy nhiên, từ 18/4/2017 UBND tỉnh Đồng Nai có Văn bản tạm ngưng thực hiện Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 vì vậy khoản thu này bị sụt giảm đáng kể còn 43,2% so với tổng các khoản thu từđất đai.

Bảng 3.6. Tình hình thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Triệu đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Các khoản thu từ đất đai 128.577,66 130.847,51 156.526,71 195.172,52 297.743,29 420.150,69 528.478,12 2 Thu từ tiền sử dụng đất (chuyển mục đích) 43.810,00 48.597,00 56.552,00 70.605,00 143.137,00 213.767,00 228.426,15 3 Tỷ trọng so với các khoản thu từ đất đai (%) 34,1% 37,1% 36,1% 36,2% 48,1% 50,9% 43,2%

Hình 3.8. Tình hình thu tiền sử dụng đất của thành phố Biên Hòa giai đoạn 2011-2017

Tốc độ tăng nguồn thu từ tiền sử dụng đất của năm 2016 đạt 4,88 lần so với năm 2011 (từ 43.810,00 triệu đồng năm 2011 lên 213.767,00 triệu đồng năm 2016), năm 2017 đạt 5,21 lần so với năm 2011 (từ 43.810,00 triệu đồng năm 2011 lên 228.426,15 triệu đồng năm 2017), trong điều kiện thành phố đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong những năm 2013 – 2017, do Luật đất đai 2013 được ban hành, các chính sách pháp luật về cấp giấy được tháo gỡ nhiều hơn nên trong giai đoạn 2014- 2017, cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhiều nên việc thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức công nhận QSDĐ là nhiều nhất. Mặt khác, với việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ trong 3 năm trở lại đây cũng trở thành nguồn thu chủ yếu cho nguồn thu từ tiền sử dụng đất. Mặc dù tỷ trọng nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2017 giảm so với tổng các khoản thu từ đất đai (năm 2016 đạt 50,9%; năm 2017 43,2%) do hành lang pháp lý bị hạn chế trong 8 tháng cuối năm nhưng trên tổng thể nguồn thu này vẫn tăng lên mặc dù không lớn ( năm 2016: 213.767 triệu đồng; năm 2017: 228.426,15 triệu đồng).

Tuy vậy, thực tế áp dụng chính sách thu tiền SDĐ trên địa bàn thành phố Biên Hòa còn có một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng không nhỏđến kết quả thu tiền SDĐ như:

- Về việc xác định nguồn gốc SDĐ, thời điểm SDĐ và mục đíchSDĐ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND cấp phường, xã có ảnh hưởng rất lớn đến số tiền mà người SDĐ phải thưc hiện nghĩa vụ tài chính. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng từ việc thay đổi kê khai sai lệch nguồn gốc SDĐ để cấp GCNQSDĐ cho hộgia đình, cá nhân của chính quyền cơ sở.

- Trong quy định thực hiện NVTC vềđất đai còn phức tạp, bất hợp lý, dẫn đến kẽ hở để người SDĐ trốn thuế. Trường hợp này xảy ra khi người dân tự chuyển quyền SDĐ với nhau không khai báo với cơ quan chức năng của Nhà nước dẫn đến thất thu NSNN và khó kiểm soát thịtrường bất động sản.

- Đểđược công nhận quyền SDĐ thì người SDĐ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để đóng tiền SDĐ, trong khi đa số các hộ dân là công nhân làm việc ở các khu công nghiệp thu nhập thấp chưa có khảnăng đóng tiền SDĐ do đó cũng không có nhu cầu đăng ký được cấp giấy chứng nhận mặc dù hiện nay có chính sách cho ghi nợ tiền SDĐ. Do vậy, rất khó khăn trong việc vận động hộ dân cấp GCNQSDĐ và thực hiện nghĩa vụtái chính đúng hạn theo quy định.

3.3.2.2. Thu từ tiền thuê đất

Bảng 3.7. Tình hình thu tiền thuê đất giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Các khoản thu từ đất đai 128.577,66 130.847,51 156.526,71 195.172,52 297.743,29 420.150,69 528.478,12 2 Thu từ tiền thuê đất 1.370,00 3.338,00 7.192,00 9.844,00 18.649,80 28.397,60 40.426,36 3 Tỷ trọng so với các khoản thu từ đất đai (%) 1,1% 2,6% 4,6% 5,0% 6,3% 6,8% 7,6%

Hình 3.9. Tình hình thu từ tiền thuê đất của TP Biên Hòa giai đoạn 2011-2017

Với tình hình thực tế các khu vực thuộc thành phố Biên Hòa đặc biệt là các xã giáp ranh mới sát nhập về thánh phố có vị trí thuận lợi đang thu hút đầu tư khi hoạch định phát triển các khu cụm công nghiệp ở các xã giáp ranh các địa bàn huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Long Thành, trong vài năm trở lại đây thành phố cũng đã thu hút, tập trung được nhiều công ty, xí nghiệp vềđầu tư trên địa bàn. Việc hình thành và đi vào hoạt động của các khu, cụm công nghiệp đáp ứng nhu cầu thuê đất của các cơ quan, doanh nghiệp ngày một tăng lên, góp phần tăng thêm đáng kể nguồn thu từđất đai. Đặc biệt, trong các năm trở lai đây, nhìn vào biểu đồ thu tiền thu đất đã phản ánh rõ nét tốc độ phát triển của các Khu công nghiệp, cụm công nghiêp của thành phố. So sánh mức tăng giữa năm đầu kỳ 2011 với các năm 2014 gấp 7,19 lần; năm 2015 gấp 13,61 lần; năm 2016 gấp 20,73 lần và đột phá năm 2017 tăng gấp 29,51 lần so với năm 2011. Tỷ trọng nguồn thu từ tiền thuê đất so với tổng các khoản thu từ đất đai năm 2014 chiếm 5%; năm 2015 6,3%; năm 2016 6,8% và năm 2017 là 7,6% trong khi đó năm 2011 chỉ đạt 1,1%. Điều này chứng minh rằng Biên Hoà nói riêng và Đồng Nai nói chung là một trong những địa phương có tốc độ phát triển và đầu tư mở rộng các khu công nghiệp nhanh và lớn mạnh nhất trong cả nước như đã trình bày sơ lược trong điều kiện phát triển kinh tế xã đã đề cập.

3.3.2.3. Thu từ thuế nhà đất và thuế sử dụng đấtphi nông nghiệp

Do đặc thù thực hiện chính sách thuế của Nhà nước, trong giai đoạn 2011-2017, trong phạm vi cả nước đã áp dụng 02 hình thức tính thuế đó là: Thuế nhà đất (giai đoạn 2008 đến hết năm 2011) và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (áp dụng từ ngày 01/01/2012).

Bảng 3.8. Tình hình thu thuế nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Các khoản thu từ đất đai 128.577,66 130.847,51 156.526,71 195.172,52 297.743,29 420.150,69 528.478,12 2 Thu thuế nhà đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 27.350,62 25.494,10 34.609,59 36.506,89 37.224,65 37.603,88 41.705,97 3 TỶ TRỌNG 21,27% 19,48% 22,11% 18,70% 12,50% 8,95% 7,89%

(Nguồn: Chi cục thuế TP Biên Hòa, 2011 -2017) [7].

Hình 3.10. Tình hình thu thuế nhà đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của TP Biên Hòa giai đoạn 2011-2017

Qua bảng 3.8 và hình 3.10, có thể thấy rằng số thu từ thuếnhà đất là khoản thu có đóng góp không lớn vào nguồn thu từđất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)