3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1.3. Mô hình trong tính toán ngập lũ do tác động của BĐKH và nước biển dâng
1.1.3.1. Mô hình MIKE FLOOD
Việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình toán trong mô phỏng, xây dựng bản đồ ngập lụt đã được rất nhiều cơ quan và tác giả trong cũng như ngoài nước quan tâm. Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI), thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã được xây dựng trước đó. Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác.
MIKE FLOOD là mô hình thuỷ động lực học dòng chảy kết nối 1 và 2 chiều, có khả năng mô phỏng mực nước và dòng chảy trên sông, cửa sông, vịnh và ven biển, cũng như mô phỏng dòng không ổn định hai chiều ngang trên đồng bằng ngập lũ. MIKE FLOOD kết hợp ưu điểm của mô hình 1 chiều cho mạng lưới sông (thời gian mô phỏng ngắn) lẫn lợi thế của mô hình 2 chiều (mô phỏng chính xác diện ngập lụt và trường vận tốc trên bề mặt đồng bằng ngập lũ), đồng thời tương thích với các cấu trúc GIS thông dụng. Do đó, MIKE FLOOD có được nhiều sự quan tâm của các nhà
1.1.3.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Thuật ngữ GIS được sử dụng rất thường xuyên trong nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lý, kỹ thuật tin học, các hệ thống tích hợp sử dụng trong các ứng dụng môi trường, tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian,... Là hệ thống các công cụ nền máy tính dùng thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến vị trí bề mặt trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình lập quyết định.
Lĩnh vực GIS được đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng và các khái niệm của GIS được phát triển trên nền của rất nhiều lĩnh vực như: khoa học máy tính, khoa học trái đất, các lĩnh vực ứng dụng (hành chính, quy hoạch, địa chất,...). Sự đa dạng của các lĩnh vực sử dụng, các phương pháp và khái niệm khác nhau được áp dụng trong GIS, dẫn đến có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lĩnh vực GIS.
- Tập hợp đa dạng các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn (Burroughs, 1986) [46];
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) trên máy tính dùng thu thập, lưu trữ, truy cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian;
- Hệ thống ủng hộ lập quyết định có chức năng tích hợp dữ liệu không gian vào giải quyết các vấn đề thực tiễn (Cowen, 1988) [47].
Do trong nghiên cứu này, luận văn tiến hành mô hình hóa bài toán không gian bằng mô hình dữ liệu raster và dữ liệu vector, thực hiện thao tác và phân tích dữ liệu không gian trên nhiều lớp thông tin để tạo ra những thông tin hữu ích phục vụ cho giải quyết những vấn đề, bài toán phức tạp. Để mô hình hóa một vấn đề, bài toán cần phải thực hiện qua các bước: Nhận diện vấn đề; Chia nhỏ vấn đề; Chuẩn bị dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề; Phân tích tạo ra các lưu đồ rõ ràng và logic bằng các tác vụ đã biết; Chạy thử mô hình, đánh giá mô hình và chỉnh sửa mô hình.