Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.11.Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

3.1.11.1. Hiện trạng giao thông a) Đường bộ:

Các tuyến đường quốc lộ đoạn qua thành phố Quy Nhơn và mở rộng đảm bảo được việc kết nối giao thông liên tỉnh. Tuy nhiên, do tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ, lưu lượng giao thông lớn, chất lượng nhiều đoạn đã xuống cấp. Hiện nay, tỉnh Bình Định đang triển khai dự án nâng cấp mở rộng QL 1A, 1D và xây mới QL19:

QL 1A đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 118km, có điểm đầu đèo Bình Đê (Km 1125), điểm cuối đèo Cù Mông (Km 1243). Đoạn đi qua khu vực nghiên cứu dài khoảng 23 km, lộ giới là 30m.

Quốc lộ 1D dài 34 km nối liền 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên, có điểm đầu tại ngã ba Phú Tài – Bình Định, điểm cuối tại TX Sông Cầu – Phú Yên. Đây là tuyến đường chiến lược rất quan trọng trong việc phát triển KT - XH đảm bảo an ninh quốc phòng.

Quốc lộ 19 dài 240 km có điểm đầu tại cảng Quy Nhơn – Bình Định, điểm cuối tại cửa khẩu Lệ Thanh – Gia Lai. Đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 69,5 km có điểm đầu Cảng Quy Nhơn (Km 0), điểm cuối đèo An Khê (Km 69+500). Đoạn tuyến đạt cấp IV ĐB, bề rộng nền 9 m, bề rộng mặt 7m, kết cấu BTN. Quốc lộ 19 là tuyến đường huyết mạch nối cảng biển Quy Nhơn với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia. Tuyến đường có vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Quốc lộ 19B dài 60km nằm hoàn toàn trên địa bàn tỉnh, nối từ cảng nước sâu Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội tới Bảo tàng Quang Trung (TT. Phú Phong – huyện Tây Sơn). Tuyến đường hiện nay có đoạn đi trùng đường ĐT 639 dài 1,95km; đường cấp VI, nền 6,5m, mặt 3,5m. Đoạn đi trùng đường ĐT.635 (Cát Tiến – Kiên Mỹ) dài 42,35km; riêng đoạn từ km28+300 – km 31+800 (giao QL1) và đoạn km 36+800 – km 38+300 đường cấp III nền 12 m, mặt 7-12 m. Các đoạn còn lại đường cấp VI nền 6,5 m mặt 3,5 - 6 m.

Hệ thống công trình cầu cống trên tuyến được xây dựng vĩnh cửu, tải trọng khai thác từ H13 – H30. Trên tuyến có 3 cầu lớn vượt sông là cầu Bờ Kịnh, cầu Kiên Mỹ, cầu Định Bình, còn lại là cầu trung và cầu nhỏ.

QL 19C: Bộ Giao thông – Vận tải vừa ban hành Quyết định số 3302/QĐ- BGTVT về việc chuyển một số đoạn tuyến thuộc tuyến đường liên tỉnh nối các tỉnh

điểm đầu giao với QL 1 (km1220+00) thuộc thị trấn Diêu Trì – huyện Tuy Phước – tỉnh Bình Định, điểm cuối giáp với ĐT.693B (đường liên tỉnh 13B) thuộc xã Sông Hinh – huyện M’Đrăk – tỉnh Đắk Lắk. Đoạn qua tỉnh Bình Định dài 39,38 km.

Tỉnh lộ 636A: Đường tỉnh 636 có điểm đầu giao với QL1 tại km 1206+180 thuộc địa phận phường Đập Đá – thị xã An Nhơn, đi theo hướng từ Tây sang Đông đi qua các xã Nhơn An, và có điểm cuối tại xã Phước Thắng – huyện Tuy Phước. Tuyến đường có chiều dài 15,2 km đạt cấp VI.

TL 639: Đường tỉnh 639 là tuyến đường ven biển có điểm đầu tại KKT Nhơn Hội – TP. Quy Nhơn đi theo hướng có điểm cuối tại Tam Quan – huyện Hoài Nhơn. Tuyến có chiều dài 102km đạt đường cấp VI, trong đó 90,2 km kết cấu BTN và 15,8 km kết cấu BTXM. Đoạn đi qua khu vực nghiên cứu dài khoảng 39 km, bề rộng nền đường 6,5 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 3,5-6 m.

TL 640: Đường tỉnh 640 có điểm đầu giao với QL 1 tại km1218+600 thuộc địa phận thị trấn Diêu Trì – huyện Tuy Phước, rẽ theo hướng Đông – Bắc đi qua các xã của hai huyện Tuy Phước và Phù Cát, điểm cuối tại ngã ba Cát Tiến – huyện Phù Cát. Tuyến đường có chiều dài 19,3 km đạt cấp V, VI tùy từng đoạn. Toàn tuyến hiện có 25 cầu.

b) Giao thông đường hàng không

Sân bay Phù Cát là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự cấp I, cảng hành không Phù Cát đạt cấp 4C (tiêu chuẩn ICAO), có đường băng dài 3,2 km, rộng 45m được cải tạo, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay A321, B737 và tương đương.

Các đường bay đang khai thác: TPHCN – Quy Nhơn và ngược lại (06 lượt chuyến/ngày), Hà Nội – Quy Nhơn và ngược lại (02 lượt chuyến/ngày).

Hiện nay cảng hàng không Phù Cát đã quá tải, cần phải tiếp tục nâng cấp, mở rộng đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định.

c) Giao thông đường biển và đường thủy

 Hệ thống cảng Quy Nhơn: Là một trong những cảng trọng điểm của vùng Trung Nam Bộ, là cảng cửa ngõ của Tây Nguyên ra biển. Cảng nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra/vào. Có

cảng quốc tế, cách cửa khẩu Đức Cơ (sang CampuChia) 260 km; cách cửa khẩu Bờ Y (sang Lào) 310 km, cách Ga đường sắt Diêu Trì (Bắc-Nam) 15 km, cách Ga hàng không Phù Cát 35 km. So sánh cảng Quy Nhơn với hệ thống cảng biển của Quốc gia và khu vực, thấy rằng có khoảng cách rất lớn về quy mô và công suất cảng Quy nhơn nhỏ bé hơn nhiều so với các cảng container lớn của Việt nam (Hải phòng, TPHCM) cũng như trên thế giới (Thượng Hải, Singapore, Hồng Kong, Thâm Quyến).

Diện tích khai thác hiện trạng của cảng khoảng 35ha. Công suất thiết kế của Cảng cho giai đoạn hiện tại là 2,4 triệu tấn/năm. Nhưng hiện nay cảng đã đạt trên 7,5 triệu tấn năm. Chủ yếu là hàng hóa, khách du lịch chưa nhiều. Hiện nay cảng có 6 cầu tàu, tổng chiều dài 842 m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT với tần suất bình thường, tàu có trọng tải 50.000DWT giảm tải.

Bảng 3.7. Tổng hợp hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 9 tháng 2013 Tổng (tấn) 3.310.799 3.855.679 4.501.555 5.492.997 5.615.789 5.278.111 Nhập khẩu 834.688 835.611 761.571 744.261 771.977 621.674 Xuất khẩu 1.524.644 2.016.017 2.638.674 3.331.268 3.482.238 3.604.784 Nội địa 951.467 1.004.051 1.101.310 1.417.468 1.361.574 1.051.653 Container (Teus) 72.276 54.649 72.224 62.549 63.427 40.915 Số chuyến tàu 1.296 1.510 1.599 1.660 1.769 1.272 Luồng, tuyến ra vào cảng: chiều dài luồng khoảng 6,3 km. Độ sâu: - 11,0 m. Vũng quay tàu được giới hạn bởi vòng tròn có bán kính 150m. Mớn nước cao nhất tàu ra vào: -13,8 m.

 Cảng cá Thị Nại: Công suất thiết kế chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, nên cảng cá Quy Nhơn hiện đang không đáp ứng được yêu cầu về bến bãi tập kết, kho bảo quản, khu chế biến, dịch vụ… Cần dành quỹ đất mở rộng để tăng năng xuất, phù hợp với cảng cá loại 1 cấp vùng. Diện tích mặt bằng cảng cá đang khai thác là 3,5 ha, tổng chiều dài cầu cảng gần 600m. Theo định hướng quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (QĐ 346/QĐ-TTg) xác định cảng cá Quy

Nhơn đạt công suất 40.000 tấn/năm nhưng hiện nay sản lượng thực tế đã đạt 57.000 tấn năm.

+ Hệ thống đường thủy nội địa: Hoạt động chủ yếu trên vùng đầm ven biển là đầm Thị Nại và hạ lưu 4 con sông lớn chảy ra đầm và biển. Hiện nay chảy qua địa phận của thành phố Quy Nhơn có hai con sông là sông Hà Thanh và sông Kôn. Do lòng sông hẹp, độ sâu không đồng đều, nước lớn về mùa lũ còn lại các mùa hầu như cạn hoặc nước rất nông nên trên 2 con sông này hiện không khai thác để vẩn chuyển hàng hóa và hành khách được. Đến nay chỉ có 01 tuyến là Quy Nhơn – Nhơn Châu dài 25 km.

Nhận xét: Cảng biển Quy Nhơn là một cảng lớn và đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trong điểm Miền Trung, hiện nay cảng đã phát triển vượt xa dự báo ban đầu khi xây dựng cảng. Do đó, tình trạng quá tải trong việc bốc xếp và thiếu kho bãi đang là rất cấp thiết. Vì vậy, cần sớm nâng cấp mở rộng mặt bằng cảng, xây mới các cầu tàu để sớm đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa cho Quy Nhơn nói riêng và cho các vùng mở rộng nói chung.

d) Giao thông đường sắt

Đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận Bình Định với tổng chiều dài 148 km từ đèo Bình Đê (ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi ) đến Mục Thịnh (ranh giới với tỉnh Phú Yên) với 11 ga trong đó ga lớn là Diêu Trì.

Ga Diêu Trì là ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và hai tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai và Kon Tum, chiều dài ga 600m, chiều rộng 60 m.

Tuyến nhánh Diêu Trì-Quy Nhơn dài 12 km, ga Quy Nhơn là ga cụt. Do khối lượng hàng hoá và hành khách trên tuyến này quá nhỏ bé mỗi ngày chỉ có 1 chuyến tàu từ Quy Nhơn đi TPHCM và ngược lại, nên khai thác không hiệu quả. Ngoài các chuyến tàu thống nhất Bắc- Nam còn có các chuyến tàu nhanh từ Quy Nhơn đến các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh.

Nhận xét: tuyến đường sắt thống nhất qua khu vực nghiên cứu đối với hiện trạng chưa gây ra nhiều ảnh hưởng đến ATGT xong với tần xuất các chuyến tàu Bắc – Nam khá lớn thì việc thành phố mở rộng về phía Tây sẽ là cản trở rất lớn, đặc biệt là mất ATGT đường sắt trong tương lai. Do đó, cần phải xây dựng hành lang bảo vệ dọc hai bên tuyến đường sắt này.

Tuyến nhánh vào ga Diêu Trì một mặt không hiệu quả về kinh tế, một mặt tạo ra nhiều giao cắt với hệ thống giao thông đô thị đã và đang gây mất an toàn giao thông. Vì vậy, trong quy hoạch xét thấy không cần khai thác vận tải tuyến đường sắt này nữa.

đ) Giao thông đô thị

Khu kinh tế Nhơn Hội: (số liệu theo Ban QLDA khu kinh tế Nhơn Hội) Hạ tầng giao thông nói riêng của khu kinh tế Nhơn Hội với trục chính Bắc Nam lộ giới 80m. Tuyến đường ngang chính đã đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường từ Hội Thành đến Nhơn Lý dài khoảng 5 km kết nối xã Nhơn Lý với bên ngoài và một số tuyến đường khu vực cũng đã được xây dựng. Cụ thể khu A:

Khu vực thành phố Quy Nhơn cũ: Hệ thống giao thông tại khu vực trung tâm hiện hữu thành phố Quy Nhơn cũ đã ổn định, các tuyến đường chính đô thị có mặt cắt từ 19-30 m, còn lại là các tuyến đường khu vực và nội bộ có mặt cắt từ 6-18 m, trong đó đường bê tông nhựa khoảng 128 km,

- Bến xe: hiện nay thành phố Quy Nhơn có một bến xe khách phục vụ hành khách liên tỉnh và nội tỉnh của tỉnh Bình Định. Diện tích 4.3 ha.

- Hệ thống giao thông công cộng: để phục vụ nhu cầu giao thông công cộng cho thành phố, hiện nay chỉ có xe buýt đảm nhiệm vai trò chính. Tổng cộng có khoảng 80 xe khai thác trên 13 tuyến xe buýt với 4 tuyến phục vụ nội thành và 8 tuyến nội tỉnh và vùng lân cận.

e) Giao thông nông thôn

Các khu vực nông thôn phần lớn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình lũ lụt, do

đó hệ thống đường giao thông rất nhanh xuống cấp. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân các xã vùng nông thôn là các tuyến tỉnh lộ có bề mặt trung bình 5 m, được trải nhựa cơ bản là đồng bộ. Các tuyến giao thông nội đồng khác được trải bê tông hoặc cấp phối có bề rộng từ 3-5 m, rất khó khăn cho việc đi lại vào các mùa mưa bão.

Hình 3.6. Sơ đồ hiện trạng giao thông khu vực

QL 19

TL 640

ĐI TÂY NGUYÊN

QL 1A QL 1D TL 639 TL 638 TL 636A TL 635 TL 639 ĐI ĐÀ NẴNG ĐI HUYỆN PHÙ CÁT ĐI PHÚ YÊN ĐI TP HCM QUỐC LỘ TỈNH LỘ ĐƯỜNG SẮT TN CẢNG TỔNG HỢP CẢNG CÁ

HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG

QL 19 QL 19 TL 640 TL 640

ĐI TÂY NGUYÊN

QL 1A QL 1A QL 1D QL 1D TL 639 TL 639 TL 638 TL 638 TL 636A TL 636A TL 635 TL 635 TL 639 TL 639 ĐI ĐÀ NẴNG ĐI HUYỆN PHÙ CÁT ĐI PHÚ YÊN ĐI TP HCM QUỐC LỘ TỈNH LỘ ĐƯỜNG SẮT TN CẢNG TỔNG HỢP CẢNG CÁ

Bảng 3.8. Các dự án phát triển giao thông

TT Tên dự án Hình thức triển khai Ghi chú Cải Tạo Xây Mới

I Đường bộ

1 Cao tốc Bắc - Nam

Xây mới toàn tuyến 2 QL 1A Cải tạo, nâng cấp lên tiêu

chuẩn đường đô thị 3 QL 1D Cải tạo, nâng cấp lên tiêu

chuẩn đường đô thị

4 QL 19 Cải tạo, nâng cấp cải tạo các đoạn hiện hữu lên cấp I

Xây mới đoạn tránh

thành phố 5 QL 19B Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 635,

639 lên cấp III

II Tỉnh Lộ

1 636 Cải tạo, nâng cấp lên cấp III 2 639 Cải tạo, nâng cấp lên cấp III 3 640 Cải tạo, nâng cấp lên cấp IV

III Đường sắt 1 Đường sắt cao tốc Bắc - Nam Chưa có chủ trương IV Cảng Đạt 25-30 trT/năm vào 2030 1 Cảng Quy Nhơn Cải tạo, nâng cấp

2 Cảng Quy Nhơn

mở rộng Xây mới Đạt 20-25 trT/năm

vào 2030 3 Cảng cá Cải tạo, nâng cấp

3.1.11.2. Hiện trạng các công trình thủy lợi a) Hệ thống hồ đập:

Hiện nay trên lưu vực sông Hà Thanh đã xây dựng được 40 công trình gồm: 14 hồ chứa, 5 đập dâng và 21 trạm bơm, trong đó có 3 công trình đã xây dựng nhưng quy mô nhỏ là Hồ Long Mỹ, lưu vực 6,8 km2 tưới 420ha, hồ Quang Hiển, lưu vực 11 km2 tưới 420ha, hồ Bà Thiền, lưu vực 4 km2

tưới 150 ha, ngoài ra hồ Bầu Lác, hồ Phú Hòa chủ yếu nuôi trồng thủy sản và đóng vai trò chậm lũ chứ không cắt được lũ, còn lại là loại công trình nhỏ.

+ Hồ Định Bình: Diện tích lưu vực 1.040 km2, Mực nước dâng bình thường( MNDBT): 91,93 m, Mực nước chết(MNC): 65,0 m, mực nước trước lũ(từ1/9-10/11): 65,0 m, dung tích toàn bộ( Wtb): 226,13 x 106

m3, Dung tích chết (Wc): 16,28x106

m3, Dung tích phòng lũ (Wpl): 209,85x 106 m3, Chế độ làm việc của hồ: Điều tiết năm, Cao trình đỉnh đập(Zđ): 95,30 m, tràn xả lũ có 6 cửa (BxH): 6x(6x5) m, Cao trình ngưỡng (Z ngưỡng): 58 m, Cống lấy nước bờ phải 1 cửa đường kính: 1 m, Cao trình ngưỡng (Z ngưỡng): 63 m, Cống lấy nước bờ trái 1 cửa đường kính: 2,8 m, Cao trình ngưỡng (Z ngưỡng): 59 m. Đây là công trình lợi dụng tổng hợp: Gồm hỗ trợ hệ thống thủy nông Tân An Đập Đá tưới: 15.515 ha, cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn với tần suất 10% đồng thời hạn chế tác hại của lũ chính vụ với tần suất 10% cho hạ du và cải thiện môi trường sinh thái cho vùng Nam Bình Định.

+ Hồ Núi Một: Với Flv = 110 km2, Whd = 90.106 m3, nhiệm vụ thiết kế: 5.000ha, hồ luôn đạt dung tích thiết kế, năm 1988, nâng cao tràn xả lũ lên 2,0m bằng hình thức vỏ khổ. Dung tích hồ tăng từ 90 x106 m3 lên 110 x 106 m3. Hiện nay đã giải quyết tưới 2vụ là: 2.673 ha, thuộc Huyện An Nhơn, lượng nước còn lại được bổ sung cho hệ thống Tân An - Đập Đá.

+ Hồ Thuận Ninh: Với Flv = 78 km2 có Whd = 34.106 m3 nhiệm vụ thiết kế : 2.700 ha cho hai Huyện Tây sơn và Phù Cát. Hiện nay mới hoàn thành xong hệ thống kênh N2 với diện tích tưới vụ Đông Xuân là 458,5 ha, vụ hè thu 530,3 ha và vụ mùa 560,4 ha.

Nhận xét: Như vậy, hiện tại toàn bộ vùng hạ lưu sông Kôn và sông Hà Thanh

quy chuẩn xây dựng đô thị loại I thì cần phải chống lũ ứng với tần suất P = 1% nên phải xem xét, nghiên cứu những biện pháp cải tạo, nạo vét và mở rộng lòng sông làm tăng khả năng thoát lũ nhanh ở vùng hạ lưu sông.

b) Hệ thống đê điều:

- Đê ngăn mặn ven đầm thị Nại: Đê ngăn mặn ven đầm thị Nại còn gọi là đê Đông được tiến hành xây dựng từ năm 1975 đến nay với tổng chiều dài qua 2 phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 86)