Hiện trạng nông lâm thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 68 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.8.Hiện trạng nông lâm thủy sản

Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh Bình Định trong những năm qua đó phát triển tương đối toàn diện. Sản xuất nông nghiệp tương đối toàn diện. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản thời kỳ 2010 – 2014 tăng bình quân 5,7% năm. Tỷ trọng GDP năm 2013 chiếm 36,9% so với tổng giá trị GDP toàn tỉnh. Sản xuất lương thực đã đáp ứng được mục tiêu an toàn lương thực cho tỉnh. Giá trị sản phẩm và kim ngạnh xuất khẩu, sản lượng lương thực liên tục gia tăng đã tạo cho Bình Định có một vị trí quan trọng trong khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành kinh tế này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, nhất là trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố Quy Nhơn và vùng mở rộng là:41.983ha chiếm 0,62% tổng diện tích toàn khu vực. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu tập trung tại huyện Tuy Phước – đây là vụ lúa của tỉnh Bình Định. Bên

Khu du lịch Hải Giang

Khu du lịch Ghềnh Ráng Khu du lịch Vĩnh Hội – bán đảo

cạnh đó, ngoài việc phát triển cây lúa trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 140 ha rau xanh các loại thuộc phường nhơn Phú, cung cấp rau xanh cho địa bàn thành phố và các khu vực lân cận.

Lâm nghiệp: Diện tích rừng phân bố khá lớn như một vành đai xung quanh thành phố Quy Nhơn và mở rộng, đóng vai trò quan trọng cải thiện môi trường sinh thái của Thành phố. Đất rừng chiếm 34%, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng cảnh quan... Trong đó, rừng ngập mặn ven đầm Thị Nại đã bị suy giảm trong nhiều năm nay do việc nuôi trồng thủy sản. Việc phục hồi rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng, góp phần tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH cho thành phố, như: chắn gió bão, sóng biển, triều cường; là nơi trú ẩn cho tàu thuyền; cung cấp đa dạng sinh học; duy trì nguồn lợi thủy sản; phát triển du lịch và tạo sinh kế cho người dân ven biển.

Thủy sản: Là ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định. Nguồn thủy sản được nuôi trồng, khai thác chủ yếu từ biển và khu vực đầm Thị Nại. Trong đó, đầm Thị Nại là một trong những thủy vực có hoạt động nuôi trông thủy sản trên quy mô lớn của tỉnh Bình Định. Theo thống kê, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng dần từ năm 1990 và đến nay đã lên đến 1.400 ha. Có thể coi nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của các địa phương xung quanh đầm, đặc biệt là thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước. Các khu vực nuôi trồng thủy sản tại huyện Tuy Phước bao gồm : xã Phước Thắng, xã Phước Hòa, xã Phước Sơn, xã Phước Thuận và các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, Nhơn Hội thuộc thành phố Quy Nhơn. Bên cạnh đó, trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh việc đầu tư đóng mới tàu thuyền công suất lớn, tạo hiệu quả cao cho việc khai thác đánh bắt xa bờ.

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 68 - 70)