Phân vùng định hướng sử dụng đất tính đến ảnh hưởng của ngập lũ và nước biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 133 - 137)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1.Phân vùng định hướng sử dụng đất tính đến ảnh hưởng của ngập lũ và nước biển

dụng đất:

- Ngập lụt tại cửa sông Kôn-Hà Thanh tại các vị trí: Nhơn Bình, Nhơn Phú, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thuận, Phước Thắng, Trong đó phường Nhơn Bình, Nhơn Phú bị ảnh hưởng nặng.

- Xói lở bờ biển các vị trí: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Hải Cảng, Ghềnh Ráng. Trong đó phường Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu bị ảnh hưởng nặng.

- Nhiễm mặn tại các vị trí: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Nhơn Hội Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thuận, Phước Thắng. Nhìn chung ảnh hưởng không đáng kể.

Tổng hợp kết quả được thể hiện (chi tiết xem thêm tại Bảng Phụ lục, Phụ lục

Bảng số: Bảng 3.30)

3.4. Phương án Quy hoạch sử dụng đất có tính đến ngập lụt và triều cường do BĐKH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn mở rộng BĐKH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn mở rộng

3.4.1. Phân vùng định hướng sử dụng đất tính đến ảnh hưởng của ngập lũ và nước biển dâng biển dâng

Trên cơ sở tổng hợp cao độ nền địa hình, Kịch bản BĐKH (Kịch bản đối với lượng mưa của Bình Định) và nước biển dâng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)) kết hợp kết quả tính toán mô phỏng ngập lũ nghiên cứu. Căn cứ vào các yếu tố về

điều kiện tự nhiên của khu vực lập quy hoạch, chủ yếu là địa hình, chế độ thủy văn. Sơ bộ kết quả cao độ hiện trạng nền xây dựng và phân loại đất xây dựng theo cao độ xây dựng định hướng quy hoạch thành phố Quy Nhơn mở rộng thành các loại đất như sau:

- Khu vực thành phố cũ: Hầu hết các phường nội thị cũ đã xây dựng với mật độ

dày. Cao độ xây dựng từ 3,5 m ÷ 5,0 m. Phía Nam thành phố có 03 ngọn núi cao là Núi Vũng Chua cao 339,2 m, núi Bà Hỏa cao 279,8 m và Núi Hòn Cha cao 364,2 m. Phía Tây Nam và phía Đông phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nhơn Phú, Nhơn Bình và Đống Đa, cao độ nền biến đổi 1,2 m ÷ 4,5m, cao độ xây dựng hiện trạng ≥ 2,3 m. Hướng dốc nền chủ yếu từ Tây sang Đông.

- Khu kinh tế Nhơn Hội :Gồm một phần xã Cát Tiến, xã Nhơn Lý, xã Nhơn Hội

và xã Nhơn Hải). Hiện một số khu vực đang được đầu tư xây dựng, cao độ xây dựng cơ bản tuân thủ theo QHC xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Cao độ xây dựng Hxd ≥ 3,0 m. Khu vực dự kiến xây dựng cao độ nền dao động từ -0,3 m÷ 358,1 m. Khu vực thấp nhất thuộc khu ruộng nuôi tôm ở ven đầm Thị Nại, khu vực cao nhất là đỉnh núi Đen. Các khu vực đã xây dựng thuộc khu dân cư tại các xã Cát Tiến, Nhơn Lý và Nhơn Hải, cao độ xây đựng Hxd ≥ 2,5 m, các khu vực xây dựng cao độ < 2,5 m thường bị ngập lụt. Hướng dốc nền về hai phía (phía Đông dốc ra biển, phía Tây dốc về đầm Thị Nại).

- Huyện Tuy Phước: Gồm thị trấn Diêu trì, thị trấn Tuy Phước và các xã Phước An, Phước Thành, Phước Hiệp, Phước Nghĩa, Phước Sơn, Phước Quang.

+ Phía Tây và Tây Nam là dãy núi Hòn Cha, Sơn Triều, cao 432,8 m, bao bọc toàn bộ phía Tây 03 xã Phước Thành, Phước An và Phướng Lộc, cao độ xây dựng biến đổi từ 4,5 m ÷ 13,8 m. Hướng dốc từ Tây sang Đông.

+ Phía Bắc là khu vực núi thấp xen kẽ đồng bằng gồm các xã Phước Hiệp, Phước Nghĩa, thị trấn Tuy Phước và Diêu Trì, cao độ xây dựng Hxd ≥ 4,5 m.

+ Phía Đông là khu vực đồng bằng ven đầm Thị Nại: Phần lớn nằm trong ranh giới hành chính gồm xã Phước Sơn, các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú và Đống Đa, cao độ xây dựng Hxd ≥ 2,0 m. Hướng dốc từ Tây sang Đông.

- Huyện Phù Cát: Gồm 3 xã Cát Hải, Cát Thắng và Cát Tiến, cao độ xây dựng làng xóm từ 2,6 m đến 4,5 m. Cao độ đồng ruộng cao trình từ 1,0 m ÷3,9 m, khu vực thấp nhất 1,0 m ven đầm Thị Nại, cao nhất 3,0 m tại xã Cát Thắng.

- Huyện Vân Canh: Gồm 2 xã Canh Vinh và Canh Hiển. Cao độ xây dựng làng xóm từ 12,9 m ÷ 25,9 m và cao độ đồng ruộng khu vực thấp nhất 11,3 m tại thôn Cảnh An, còn lại là núi cao.

3.4.2. Phân cấp mức độ thích hợp sử dụng đất tính đến ảnh hưởng của ngập lũ và nước biển dâng

- Đất xây dựng thuận lợi: Tổng diện tích 19245,7 ha, chiếm 28,39% tổng diện tích nghiên cứu. Trong đó, đất đã xây dựng là 8328,2 ha, chiếm 12,29%; Đất CSD 10917,5 ha, chiếm 16,11%. Là các khu vực đạt chỉ tiêu sau: Cao độ nền khu vực thành phố cũ và Cao độ nền khu vực mở rộng, phát triển xây dựng: H>+3,0 m, không bị ngập úng. Độ dốc nền: 0,004<i<0,1, đảm bảo thoát nước tự chảy và ít phải đầu tư cải tạo độ dốc nền. Khi xây dựng không cần tôn tạo nền, hoặc chiều cao đắp nền h≤0,5 m.

- Đất xây dựng ít thuận lợi: Tổng diện tích: 9670,0 ha, chiếm 14,27% tổng diện tích nghiên cứu, bao gồm hai loại với các tiêu chí sau: Đất xây dựng ít thuận lợi do độ dốc nền; thường độ đốc (10% i 20%), diện tích 3050 ha, chiếm 4,5% tổng diện tích đất nghiên cứu và đất xây dựng ít thuận lợi do bị ngập úng với diện tích là 9670,7 ha, chiếm 14,27%. Loại đất này được chia nhỏ làm 2 mức theo tiêu chí như sau; Đất xây dựng ít thuận lợi do ngập mức 1: là khu vực thường chỉ bị ngập vào mùa mưa lũ kéo dài với cường độ mưa lớn, mức ngập sâu thường từ 0,5÷1,0 m. Khi xây dựng cần tôn nền với chiều cao đắp nền 0,5 m ≤ h ≤ 1,0 m và đất xây dựng ít thuận lợi do ngập mức 2: là khu vực bị ngập vào mùa mưa lũ kéo dài với cường độ mưa lớn, mức ngập sâu thường từ 1,0÷2,0 m. Khi xây dựng cần tôn nền với chiều cao đắp nền 1,0 m ≤ h ≤ 2,0 m.

-Đất xây dựng không thuận lợi: Tổng diện tích: 29654,6 ha chiếm 43,75% tổng diện tích đất nghiên cứu, bao gồm hai loại: Đất xây dựng không thuận lợi do độ dốc nền: i >20%, khi xây dựng cần cải tạo độ dốc nền, diện tích 22081,0 ha chiếm 32,57% tổng diện tích tự nhiên. Đất xây dựng không thuận lợi do ngập úng thường là đất ruộng trũng, có cường độ chịu tải yếu: R< 1kg/cm2 có tổng diện tích 7573,6 ha, chiếm 11,17%. Loại đất này được chia nhỏ làm 2 mức theo tiêu chí như sau: Đất xây dựng không thuận lợi do ngập mức 3: là khu vực thường bị ngập khi có mưa, vào mùa mưa lũ kéo dài với cường độ mưa lớn, mức ngập sâu thường từ 2,0÷3,0 m. Khu vực cảnh báo nên hạn chế xây dựng, kinh phí đầu tư vào nền sẽ tốn kém, nếu bắt buộc cần xây dựng thì khi xây dựng cần tôn nền với chiều cao đắp nền 2,0 m ≤ h ≤ 3,0 m và đất xây dựng không thuận lợi do ngập mức 4: là khu vực thường bị ngập khi có mưa, vào mùa mưa lũ kéo dài với cường độ mưa lớn, mức ngập sâu rất lớn >3,0 m. Khu vực cảnh báo không khuyến khích xây dựng do yếu tố nền yếu và bị ngập sâu.

- Đất hạn chế và cấm xây dựng: Là khu vực đất không được phép xây dựng đô thị bao gồm: đất an ninh quốc

phòng, đất thuộc di tích lịch sử, đất giành cho tôn giáo, có diện tích 1885,5ha, chiếm 2,78% tổng diện tích nghiên cứu.

- Diện tích mặt nước: Ao, hồ, sông, suối, đầm Thị Nại hiện có bao gồm 7332,2 ha, chiếm 10,82% tổng diện tích nghiên cứu. Với diện tích mặt nước hiện có cần khai thác sử dụng hợp lý, sẽ tôn tạo được cảnh quan sinh thái, tăng cường được chế độ tiêu tự chảy và là điều kiện khá thuận lợi để điều tiết nước mưa giữa mùa mưa và mùa khô nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng hoặc khô hạn cho thành phố trong cả hai mùa trước bối cảnh BĐKH toàn cầu.

Kết luận: Nhìn chung thành phố Quy Nhơn khi mở rộng quỹ đất xây dựng rất hạn chế;

phần lớn đất nằm trong vùng ngập lũ hạ lưu Kôn, sông Hà Thanh và nhiều khu vực núi cao, diện tích đất xây dựng không thuận lợi và đất mặt nước chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 54,57%). Quỹ đất xây dựng ít thuận lợi phần lớn thuộc đất nông nghiệp đạt năng suất cao. Nên khi quy hoạch sử dụng đất và xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch chung cần xem xét lồng ghép kết quả tính toán ảnh hưởng của vấn đề mưa lũ,nước biển dâng do BĐKH gây nên. Qua nghiên cứu đề tài, tổng hợp đề xuất cao trình cho một số vùng trọng yếu trong phân khu chức năng như sau:

- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Cao độ xây dựng của các dự án thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội cơ bản tuân thủ theo cao độ khống chế của đồ án quy hoạch chung. Trong đó lựa chọn: Cao độ xây dựng khu công nghiệp Hxd ≥ 4,5 m. Cao độ xây dựng khu dân cư ven đầm, khu cảng Hxd ≥ 5,0m. Cao độ xây dựng khu di lịch sinh thái ven biển, ven đầm H ≥ 3,5 m. Hướng thoát nước theo 2 hướng chính: phía Tây khu kinh tế thoát trực tiếp ra Đầm Thị Nại; phía Đông khu kinh tế thoát trực tiếp ra biển.

- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Diêu Trì - huyện Tuy Phước. Cao độ xây dựng tuân theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Diêu Trì – huyện Tuy Phước: Cao độ xây dựng khu dân dụng Hxd ≥ 5 m. Cao độ xây dựng khu công viên, cây xanh Hcx ≥ 4,5 m. Hướng thoát nước: thoát trực tiếp ra sông Hà Thanh.

- Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tuy Phước: Cao độ xây dựng dân dụng Hxd ≥ 4,5 m. Cao độ xây dựng khu công viên, cây xanh Hcx ≥ 4,3 m. Hướng thoát nước ra sông Trường Úc và sông Gành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 133 - 137)