Hiện trạng phát triển đô thị nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 71 - 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.10.Hiện trạng phát triển đô thị nông thôn

3.1.10.1. Hiện trạng đô thị

Phần lớn diện tích toàn khu vực trung tâm Thành phố chủ yếu dành cho chức năng ở. Các chức năng như du lịch, thương mại phát triển còn hạn chế. Các chức năng kho tàng, công nghiệp, quốc phòng chiếm 1 phần không nhỏ quỹ đất trong khu vực trung tâm. Các khu vực này có vị trí xen lẫn với các khu ở, khu du lịch tạo nên những áp lưc đối với thành phố, đặc biệt là vấn đề về quỹ đất và môi trường.

Hình 3.3. Sơ đồ hiện trạng khu vực trung tâm thành phố

Hệ thống trung tâm được quy hoạch phân tán, đảm bảo bán kính phục vụ trong khu trung tâm Thành phố. Hiện trạng một số trung tâm như giáo dục, y tế, quốc phòng.. bố trí không còn phù hợp với tiềm năng phát triển của Thành phố. Hệ thống trung tâm thương mại, du lịch dịch vụ, công viên cây xanh...chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chưa tương xứng với đô thị loại I.

Trong ranh giới thành phố Quy Nhơn và mở rộng có 3 khu vực đô thị: Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I có 16 phường nội thành, thị trấn Diêu Trì và thị trấn Tuy Phước là đô thị loại V. Diện tích khoảng 28.552,85 ha; dân số 284.951 người. Trong đó, 16 phường nội thành: 259.569 người. Không gian phát triển đô thị thành phố Quy Nhơn theo QHC 2004 bị hạn chế do đặc điểm vị trí địa lí và địa hình chia cắt. Phía Nam là các dãy núi cao, phía Đông là biển, phía Bắc là đầm Thị Nại và vùng đồng

bằng chịu ảnh hưởng lũ lụt hàng năm của hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn; nên chỉ tập trung khai thác quỹ đất ở phía Tây nhưng quỹ đất không lớn. Cấu trúc đô thị Quy Nhơn buộc phải phân tán theo từng tiểu khu vực. Trên thực tế, việc chọn đất xây dựng, phát triển đô thị theo QHC 2004 đang bị hạn chế nhiều mặt; tình hình BĐKH tạo nên những khó khăn khi quyết định xây dựng các dự án phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật do đa số nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi ngập, lũ.

Hình 3.4. Sơ đồ hiện trạng phân bố hệ thống trung tâm

Trung tâm hiện hữu thành phố Quy Nhơn là nơi hội tụ của biển, đầm phá, núi và vùng sinh thái nông nghiệp phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Nơi đây có nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch cao cấp, như: khu vực dọc bãi biển Quy Nhơn, Gềnh Ráng, Vũng Chua. Đây cũng là trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, du lịch, dịch vụ cảng của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định. Hiện nay, khu vực có mật độ xây dựng tương đối cao, quỹ đất hạn chế xây dựng các chức năng mới phục vụ du lịch và dịch vụ. Phần lớn diện tích khu trung tâm là nhà ở, trụ sở làm của các cơ quan hành chính, trường đại học, bệnh viện. Một số chức năng về công nghiệp, kho tàng, đất quốc phòng có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng.

Thực trạng hiện nay, khu vực Nhơn Bình - Nhơn Phú chịu ảnh hưởng lớn từ lũ sông Hà Thanh, tuyến đường Trần Hưng Đạo đã quá tải; cần phải rà soát lại quy hoạch phù hợp để không ngăn cản dòng chảy của lũ nhưng vẫn tạo nên các kết nối thuận lợi giữa cảng Quy Nhơn với Diêu Trì và KKT Nhơn Hội.

Ga Diêu Trì Sông Hà Thanh

Hình 3.5. Sơ đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp hạ tầng cơ sở vùng ngập lũ

Có vị trí quan trọng là đầu mối kết nối thuận tiện với trung tâm hiện hữu Quy Nhơn, KCN Phú Tài, cảng Quy Nhơn và trung tâm hiện hữu Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị trấn Tuy Phước. Có QL1A, đường sắt Bắc Nam và ga đường sắt Quốc gia. Diêu Trì giáp với xã Phước An nên có quỹ đất rộng lớn không bị ảnh hưởng ngập lụt.

Hiện nay, thị trấn phát triển tương đối ổn định theo Quy hoạch được duyệt. Dự án mở rộng nâng cấp quốc lộ 1A qua Diêu Trì vẫn giữ nguyên mặt cắt như hiện nay, sẽ nên những trở ngại lớn trong phát triển đô thị.

- Thị trấn Tuy Phước: đô thị loại V là thị trấn huyện lỵ huyện Tuy Phước. Diện tích 636,76ha, dân số năm 2013 là 13.305 người.

Nằm trên tuyến QL19 và QL19 mới, thuận lợi kết nối với KKT Nhơn Hội và cảng Quy Nhơn. Tuy nhiên, thị trấn Tuy Phước nằm trong vùng ngập lũ hạ lưu sông Kôn và sông Hà Thanh nên quy mô đô thị cần phải tính toán hợp lý để không ảnh hưởng đến thoát nước vào mùa lũ..

3.1.10.2. Hiện trạng nông thôn

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, Chương trình xây dựng NTM tại khu vực Quy Nhơn và mở rộng đã làm thay đổi bộ mặt các xã và nâng cao chất lượng sống của người dân khu vực nông thôn. CSHT nông thôn từng bước được cải thiện, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế... được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Tuy nhiên, đến nay tiêu chí “ Môi trường " là vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết đặc biệt ở nhiều xã ở huyện Tuy Phước do xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm để nước thải xả trực tiếp ra sông hoặc ruộng lúa. Tuyến kênh mương N2 đoạn từ

Phước); kênh Lục Lễ chảy qua 3 thôn Trình Giang, Luật Lễ và Xuân Mỹ (xã Phước Hiệp),... đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 71 - 74)