Hiện trạng về nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.9.Hiện trạng về nhà ở

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển nhà ở của thành phố Quy Nhơn và các khu vực mở rộng đã co nhiều chuyển biến tích cực, với quy mô và chất lượng ngày càng tốt hơn. Nhiều khu dân cư mới hình thành góp phần thay đổi diện mạo của cả đô thị và nông thôn. Nhà ở trong khu vực chủ yếu là nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chưa có nhiều nhà ở cao tầng tại trung tâm thành phố Quy Nhơn phù hợp với yêu cầu của một đô thị văn minh hiện đại.

Tỉnh Bình Định đã có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ, kiên cố hóa nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, đối tượng người nghèo, đối

tượng chính sách, đối tượng vùng bị ngập lụt. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, sản xuất công nghiệp, giáo dục đào tạo phát triển, tăng dân số cơ học của thành phố Quy Nhơn, cộng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, thường xuyên xảy ra mưa bão lũ lụt nên hàng năm nhà cửa trong khu vực bị hư hỏng và xuống cấp nhiều...Vì vậy, hiện nay vẫn còn một bộ phận dân cư nghèo có nhà ở bán kiên cố thiếu kiên cố ngay giữa thành phố Quy Nhơn như khu làng chài ven đầm thị Nại, các cụm dân cư ven núi Bà Hỏa thuộc phường Đống Đa. Bên cạnh đó, còn nhiều hộ dân sống ở vùng dễ bị sạt lở do mưa lũ và triều cường. Mặc khác, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp lớn (Phú Tài, Long Mỹ), xây dựng mới các trường đại học cao đẳng (Đại học Quang Trung) trong thành phố Quy Nhơn đòi hỏi nhu cầu nhà ở cho các đối tượng sinh viên, công nhân vẫn còn cao.

Công tác quản lý và phát triển nhà ở còn tồn tại một số vấn đề như: thiếu quỹ đất sạch để xây dựng nhà ở, một số dự án nhà ở triển khai còn chậm. Tình trạng xây, cất nhà trái phép, lấn chiếm đất trong đô thị và vùng ven làm ảnh hưởng đến công tác phát triển đô thị, cảnh quan kiến trúc và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, hiện tượng xây dựng nhà ở thiếu sự kiểm soát hai bên sông Hà Thanh, sông Kôn...đang làm thu hẹp diện tích lòng sông, cản trở hướng dòng chảy, gây nguy cơ ngập úng lớn cho đô thị trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 71)