3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Hiện trạng kinh tế xã hội
Theo Chỉ số đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013, tỉnh Bình Định là một trong những địa phương trong cả nước có môi trường kinh doanh thuận lợi hàng đầu. Thực tế những năm qua thành phố Quy Nhơn và mở rộng đã thu hút đầu tư và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, giữ mức độ ổn định.
Đặc điểm kinh tế được thể hiện theo các phân vùng, sau: trung tâm hiện hữu thành phố Quy Nhơnlà khu vực đô thịđộng lực kinh tế toàn vùng; KKT Nhơn Hội hướng tới phát triển kinh tế biển tổng hợp; Khu vực Diêu Trì - Phú Tài – Long Mỹ phát triển dịch vụ và công nghiệp đa ngành; khu vực đầm Thị Nại và các xã dọc đê Đông phát triển kinh tếđầm phá;
các xã dọc QL19, QL1A thuộc huyện Tuy Phước phát triển kinh tế nông nghiệp - làng nghề truyền thống và 2 xã thuộc huyện Vân Canh phát triển kinh tế trung du bán sơn địa. Trong đó:
Thành phố Quy Nhơn: Giai đoạn năm 2010-2014, Tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 11,4%/năm.Mức tăng trưởng năm 2013 đạt 10,4%; Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp – XDCB đạt 46,4% (năm 2012) và năm 2013 là 47,39%; Thương mại & dịch vụ đạt 47,4% (năm 2012) và năm 2013 là 46,73%; Nông-Lâm-Thuỷ sản 6,2% (năm 2012) và năm 2013 là 5,88%. GDP bình quân đầu người đến năm 2012 là 2.491USD (tương đương 52,3 triệu đồng) và GDP bình quân đầu người năm 2013 là 2.794USD (tương đương 58,7 triệu đồng)[14][41].
Hình 3.6. Sơ đồ hiện trạng phân vùng kinh tế Các tiềm năng nổi bật theo phân vùng: 1) Đô thị động lực kinh tế toàn vùng; 2) Khu kinh tế biển tổng hợp;
3) Khu công nghiệp;
4) Kinh tế du lịch cảnh quan; 5) Kinh tế đầm;
6) Kinh tế nông nghiệp và làng nghề truyền thống;
Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tê TP Quy Nhơn
qua các năm Đồ thị 3.2. Nhơn qua các năm Tăng trường kinh tế TP Quy Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Quy Nhơn năm 2014