Về nghiên cứu quy hoạch lồng ghép thích ứng BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 35 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Về nghiên cứu quy hoạch lồng ghép thích ứng BĐKH

Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt chú trọng tới lồng ghép thích ứng BĐKH trong quy hoạch, là một giải pháp định hướng không gian trong giảm thiểu tác hại của BĐKH tới sản xuất, CSHT, sinh kế, môi trường,... Năm 2007, Satterthwaite, David đã thực hiện

nghiên cứu dự thảo lồng ghép thích ứng với BĐKH trong công tác ra quyết định ở cấp đô thị, địa phương tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Năm 2010, Kithiia và Dowling đã thực hiện một nghiên cứu quy hoạch đô thị lồng ghép thích ứng BĐKH tại Kenya. Năm 2011, Rwanda đã xây dựng khung hướng dẫn lồng ghép BĐKH vào các lĩnh vực TNMT. Năm 2012, Ko và Chang nghiên cứu phát triển mô hình MOPSD lồng ghép thích ứng BĐKH trong quy hoạch không gian phục vụ ra quyết định phát triển bền vững vùng ven biển. Năm 2013, Celliers và cộng sự đã nghiên cứu lồng ghép thích ứng BĐKH trong kế hoạch quốc gia về phát triển vùng ven biển. Năm 2014, Rivera và Wamsler đã nghiên cứu quy hoạch đô thị lồng ghép giảm thiểu rủi ro do thiên tai phục vụ ra chính sách và điều chỉnh quy hoạch tại Nicaragua [22][23].

Tại Việt Nam, đến nay một số nghiên cứu thí điểm về lồng ghép BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được thực hiện tại một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Nghệ An,... Một số tài liệu xuất bản tại Việt Nam đã đề cập tới quy hoạch lồng ghép: Lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất (Trương Quang Học và cộng sự, 2009); lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển KT - XH cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh An Giang (Trung tâm ứng phó thiên tai Châu Á, 2010); lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lập kế hoạch phát triển KT - XH cấp xã hàng năm tại tỉnh Quảng Trị và Nghệ An (OXFAM Hồng Kông, 2011); lồng ghép BĐKH vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011), các vấn đề khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép (Trường Đại học Thủy lợi), sự cần thiết đưa yếu tố môi trường vào quy trình quy hoạch sử dụng đất đai (Nguyễn Thị Vòng và cộng sự, 2010), đặc trưng của một số yếu tố bảo vệ môi trường trong định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn (Vũ Sỹ Kiên và Nguyễn Thị Vòng, 2012)...

Ngoài ra, một số hướng dẫn về lồng ghép các hành động thích ứng được thực hiện với giải pháp về công nghệ, hành vi, quản lý, chính sách đã được nghiên cứu và được công bố như: Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) ở Việt Nam, tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH; chương trình ứng phó, cảnh báo, lồng ghép vấn đề BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH vùng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, CSHT dựa trên các kịch bản BĐKH... Tuy nhiên, do quy hoạch lồng ghép là một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, nên trong thực tiễn triển khai nghiên cứu vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, thiếu cơ chế phối hợp và tư duy quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 35 - 37)