Về Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 35)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Về Biến đổi khí hậu

1.2.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Việt Nam được coi là một trong các nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng BĐKH, vì có đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt đới, bão, lượng mưa lớn và hay thay đổi. BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng gây ảnh hưởng nặng nề tới các hệ thống tự nhiên, đến sản xuất, đời sống, môi trường, kết cấu hạ tầng cơ sở, sức khỏe cộng đồng và đe dọa thành quả xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, sự phát triển bền vững, cũng như việc thực hiện các mục tiêu Thiên

niờn kỷ của Việt Nam [6]. BĐKH cú thể thấy rừ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bỡnh tăng 0.50C và mực nước biển tăng cao hơn 20cm so với 50 năm trước. Các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như mưa to, hạn hán và ngập lụt trở nên thường xuyên hơn và bão nhiệt đới với cường độ mạnh giờ đã xảy ra ở Việt Nam. BĐKH ở Việt Nam được dự đoán bao gồm các hiện tương như gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, thay đổi trong tần suất và cường độ của các dòng khí lạnh, nhiều hiện tuợng khí hậu xảy ra, và mực nước biển ngày càng dâng.

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải gánh chịu các tác động tiêu cực nhất từ BĐKH và không nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vùng ven biển. Cũng như những vùng biển khác trên thế giới, ngay cả khi không phải đối mặt với BĐKH, vùng ven biển Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều áp lực hiện tại liên quan đến sự phát triển KT - XH và những thách thức về quản lí bền vững vùng ven biển. BĐKH được dự đoán sẽ làm gia tăng các áp lực lên vùng ven biển Việt Nam trong thời gian tới như: Nước biển dân; Tình trạng xâm nhập mặn; Các hiện tượng thời tiết cực đoan… Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở Việt Nam đã tăng từ 23,40C trong giai đoạn 1900- 1930 đến 24.60C trong giai đoạn 1990-2009, khu vực miền Bắc nhiệt độ nóng lên nhanh hơn so với khu vực miền Nam. Dự báo nhiệt độ nóng lên khoảng từ 1,50C đến 2,90C vào năm 2100 – Miền Bắc vẫn nóng dữ dội hơn so với miền Nam. Số liệu về lượng mưa hàng năm cho thấy chưa cú xu hướng thay đổi rừ ràng, mặc dự lượng mưa trung bình hàng tháng trên phạm vi toàn quốc là 150mm trong giai đoạn 1990 đến 2009. Dự báo tùy theo từng vùng, lượng mưa trung bình hàng tháng sẽ vượt quá 165mm vào năm 2100. Do thời tiết khắc nghiệt nên tỉ lệ lượng mưa sẽ tăng lên đến 14% vào những năm 2090, đặc biệt vào mùa mưa, lượng mưa sẽ bù đắp được một phần lượng mưa giảm trong mùa khô. Trong hơn 50 năm qua, mực nước biển tại trạm hải dương học Hòn Dấu đã tăng khoảng 0,2 m. Theo dự báo của IPCC thì mực nước biển dâng tăng lên 0.52m vào năm 2090 so với 0,21 m trong giai đoạn 1980- 1999[9][62].

Đối với tỉnh Bình Định, Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã có những kết luận ban đầu. BĐKH làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn và diễn biến phức tạp, bất thường. Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Phùng thuộc Phân viện KTTV-MT phía Nam, nhiệt độ trung bình năm ở Bình Định từ năm 1979 đến 2010 có xu thế tăng, với mức tăng trung bình 0,70C/năm. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình tối cao tuyệt đối giai đoạn 1979-2010 có xu hướng giảm chậm, nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây (2000-2010) thì lại có xu thế tăng. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở Bình Định cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Đồng thời, lượng mưa năm ở Bình Định cũng cú xu hướng tăng dần, thể hiện rừ nột nhất là trong 2 thập niờn gần đõy.

1.2.1.2. Phát thải khí nhà kính – nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu

Phát thải Khí nhà kính (KNK) là một trong các nguyên nhân chính gây nên BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên, những hoạt động của con BĐKH do đào thải nhiều khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Trên phạm vi toàn cầu, thành phần KNK ước tính bao gồm CO2 50%; CFC 20%; CH4 16%; O3 8%; N2O 6%. Các nguồn phát thải đóng góp vào sự nóng lên của Trái đất tính chung theo toàn cầu (theo IPCC): các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng…46%, phá rừng nhiệt đới 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, người là yếu tố quan trọng gây còn lại (3%) từ các hoạt động khác.

Bảng 1.1. Thống kê khí nhà kính theo ngành năm 1994 và 2000

Đơn vị: 1000 tấn CO2

Năm 1994 2000

Ngành Lượng

phát thải

Phần trăm

Lượng phát thải

Phần trăm

Năng lượng 25637.09 24.7 42773.46 35.0

Nông nghiệp 3801.19 3.7 10005.72 6.6

Hoạt động công nghiệp 52450.00 50.5 650990.65 43.1

LULUCF* 19380.00 18.6 15104.72 10.0

Rác thải 2565.02 2.5 7925.18 5.3

Tổng 103839.30 100 150899.73 100

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010

(*): LULUCF: Sử Dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất và rừng.

Theo Thông báo thứ 2 của Việt Nam vào tháng 12 năm 2003 với Công ước khung Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC) thì kết quả kiểm kê KNK của Việt Nam năm 2000 là khoảng 143 triệu tấn CO2 tương đương/năm. Trong đó Nông nghiệp chiếm 45%, năng lượng chiếm 35% tổng phát thải KNK của Việt Nam. Vì Việt Nam là một đất nước có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp cao nên lượng phát thải KNK chiếm đến 45%. Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì ngành Nông nghiệp họ chiếm tỷ trọng khá nhỏ, vì vậy phát thải KNK của các nước phát triển đối với ngành Nông nghiệp chỉ chiếm 8% tổng phát thải KNK. Trong khi phát thải KNK từ hoạt động sản suất năng lượng của các nước phát triển chiếm đến 36%, hoạt động giao thông chiếm 23% tổng phát thải KNK.

Bảng 1.2. Các loại khí nhà kính chính

Tên khí

Nồng độ thời kì tiền công nghiệp

(ppmv*)

Nồng độ vào năm 1998

(ppmv)

Vòng đời

(năm) Nguồn gốc GWP

**

Hơi nước 1 đến 3 1 đến 3 1 vài ngày - -

Khí cacbonic

(CO2 280 365 Tùy thuộc

Nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, sự thay đổi sử dụng đất

1

Khí metan

(NH4) 0.7 1.75 12

Nhiên liệu hóa thạch, đồng lúa, chất thải chăn nuôi

21 Khí nitơ ôxit

(N2O) 0.27 0.31 114 Phân bón, sự đốt cháy, quá trình công nghiệp 310 Khí HFC 23

(CHF3) 0 0.000014 250 Điện tử, chất làm lạnh 12 000 HFC 134a

(CF3CH2F) 0 0.0000075 13.8 Chất làm lạnh 1 300

HFC 152a

(CH3CHF2) 0 0,0000005 1.4 Quá trình công nghiệp 120 Perfluoromet

hane (CF4) 0.0004 0.00008 >50 000 Sản xuất nhôm 5 700 Perfluoroetha

ne (C2F6) 0 0.000003 10 000 Sản xuất nhôm 11 900 Sulphur

hexafluoride (SF6)

0 0.0000042 3 200 Chất lỏng điện môi 22 200 Nguồn: Kirby, A. (2008) Climate in Peril, UNEP/GRID-Arendal and

SMI Books, trang 19.

1.2.1.3. Kịch bản BĐKH chi tiết cho tỉnh Bình Định [6][29]

1) Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ trung bình:

Theo kết quả tính toán kịch bản nhiệt độ không khí bề mặt trung bình theo các kịch bản phát thải khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình tỉnh Bình Định trong thế kỷ 21 có xu hướng tăng dần theo thời gian, với mức tăng trong mùa tháng III – V cao hơn so với các mùa khác trong năm, thấp nhất là mùa tháng VI – VIII. Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản phát thải cao, trung bình và thấp có khả năng tăng khoảng 1,30C, 1,20C và 1,10C. Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của

Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải thấp (B1)

Thập kỷ

Các thời kỳ trong năm

XII - II III – V VI – VIII IX - XI Năm

2020 0,4 0,4 0,3 0,4 0,4

2030 0,6 0,6 0,5 0,5 0,6

2040 0,8 0,8 0,7 0,8 0,8

2050 1,1 1,1 0,9 1,0 1,1

2060 1,3 1,3 1,1 1,2 1,3

2070 1,4 1,4 1,2 1,3 1,4

2080 1,5 1,5 1,3 1,4 1,5

2090 1,5 1,5 1,3 1,4 1,5

2100 1,5 1,5 1,3 1,4 1,5

Bảng 1.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Thập kỷ Các thời kỳ trong năm

XII - II III – V VI – VIII IX - XI Năm

2020 0,5 0,5 0,4 0,4 0,4

2030 0,7 0,8 0,6 0,6 0,7

2040 0,9 1,1 0,8 0,9 0,9

2050 1,2 1,4 1,0 1,1 1,2

2060 1,5 1,8 1,3 1,4 1,5

2070 1,7 2,1 1,5 1,6 1,7

2080 1,9 2,3 1,7 1,8 1,9

2090 2,1 2,6 1,8 2,0 2,1

2100 2,3 2,8 2,0 2,2 2,3

Bảng 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải cao (A2)

Thập kỷ

Các thời kỳ trong năm

XII - II III – V VI – VIII IX - XI Năm

2020 0,6 0,7 0,5 0,6 0,6

2030 0,8 0,9 0,7 0,7 0,8

2040 1,0 1,2 0,9 0,9 1,0

2050 1,3 1,5 1,1 1,2 1,3

2060 1,5 1,8 1,3 1,5 1,5

2070 1,8 2,2 1,6 1,7 1,8

2080 2,2 2,6 1,8 2,0 2,2

2090 2,5 3,0 2,2 2,4 2,5

2100 2,9 3,5 2,5 2,7 2,9

Nhiệt độ trung bình năm của Bình Định vào giữa thế kỷ 21có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Trên đa phần diện tích tỉnh có mức tăng trong khoảng từ 1,2 đến 1,30C. Tuy Phước, TP. Quy Nhơn, một phần diện tích Phù Cát và An Nhơn có mức tăng nhiệt độ khoảng từ 2,3 đến 2,40C.

Hình 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

2) Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ cực trị:

Tương tự như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao trung bình và tối thấp trung bình cũng có xu hướng tăng dần theo thời gian với mức tăng cao nhất vào mùa hè (tháng VI – VIII), tăng thấp nhất vào mùa đông (tháng XII – II). Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình và tối thấp trung bình đều tăng khoảng 1,70C và đến cuối thế kỷ đều tăng khoảng 2,70C.

3) Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa:

Nhìn chung, lượng mưa qua các thập kỷ trong mùa khô có xu hướng giảm, mùa mưa có xu hướng tăng, trong đó tốc độ tăng ở mùa mưa nhanh hơn so với mức giảm vào mùa khô. Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm theo kịch bản phát thải cao là 3,8%, kịch bản phát thải trung bình là 3,6 và kịch bản thấp là 3,4%. Đến cuối thế kỷ, mức tăng lượng mưa theo các kịch bản này là 8,9%, 7,0% và 4,6%.

Lượng mưa năm của Bình Định có xu hướng giảm dần từ Đông sang Tây. Vào giữa thế kỷ 21, ở phía Đông các huyện An Lão, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và Thành phố Quy Nhơn có mức tăng lượng mưa từ 3,5 đến 4%.

Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 cũng có xu hướng tương tự với lượng mưa vào giữa thế kỷ, với mức tăng ở phía Đông tỉnh cao hơn so với phía Tây tỉnh.

Bảng 1.6. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải thấp (B1)

Thập kỷ

Các thời kỳ trong năm Mùa khô

(I – VIII)

Mùa mưa

(IX – XII) Năm

2020 -0.7 1.8 1.2

2030 -1.1 2.8 1.9

2040 -1.6 4.0 2.7

2050 -2.0 5.0 3.4

2060 -2.3 5.8 4.0

2070 -2.5 6.3 4.2

2080 -2.7 6.6 4.5

2090 -2.7 6.7 4.6

2100 -2.7 6.8 4.6

Bảng 1.7. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Thập kỷ

Các thời kỳ trong năm Mùa khô

(I – VIII)

Mùa mưa

(IX – XII) Năm

2020 -0.8 2.0 1.4

2030 -1.2 3.0 2.0

2040 -1.7 4.2 2.8

2050 -2.2 5.4 3.6

2060 -2.6 6.5 4.4

2070 -3.1 7.6 5.2

2080 -3.5 8.6 5.9

2090 -3.8 9.5 6.4

2100 -4.2 10.3 7.0

Bảng 1.8. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 -1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải cao (A2)

Thập kỷ

Các thời kỳ trong năm Mùa khô

(I – VIII)

Mùa mưa

(IX – XII) Năm

2020 -0.9 2.2 1.5

2030 -1.3 3.1 2.1

2040 -1.8 4.3 2.9

2050 -2.3 5.6 3.8

2060 -2.8 6.9 4.7

2070 -3.2 8.1 5.5

2080 -3.9 9.6 6.5

2090 -4.6 11.3 7.7

2100 -5.3 13.1 8.9

Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất năm ở hầu khắp diện tích Bình Định tăng từ 75 đến 100%; một phần nhỏ diện tích huyện An Lão, Tây Bắc huyện Vĩnh Thạnh, TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và một phần nhỏ diện tích phía Đông huyện Vân Canh có mức tăng từ 100 – 125% . Đến cuối thế kỷ 21, trên hầu hết diện

tích tỉnh có lượng mưa ngày lớn nhất năm tăng từ 75 đến100%, ở phía Nam thuộc các huyện như Vân Canh, Tuy Phước và Tp. Quy Nhơn có mức tăng cao hơn, trên 100%.

Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm ở đại bộ phận diện tích tỉnh có mức tăng từ 75 đến 150%, một phần diện tích huyện Tây Sơn và Vân Canh có mức tăng trên 150%. Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của lượng mưa ngày lớn nhất năm dao động từ 50 đến 100%.

Hình 1.3. Mức thay đổi lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

4) Kịch bản nước biển dâng cho khu vực ven biển tỉnh Bình Định:

Kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho khu vực tỉnh Bình Định ứng với ba kịch bản A1FI (kịch bản cao), B2 (kịch bản trung bình), B1 (kịch bản thấp).

Kịch bản nước biển dâng đưa ra một khoảng dao động có thể xảy ra của mực nước biển dâng. Theo kết quả tính toán, mực nước biển dâng do BĐKH cao nhất vào năm 2100 cho khu vực Bình Định khoảng 83- 97cm đối với kịch bản cao và 52- 65 cm đối với kịch bản thấp, đối với kịch bản trung bình, mực nước dâng 61-74 cm. Trong 50 năm đầu của thế kỉ, mực nước biển dâng với tốc độ chậm hơn (chỉ khoảng 15-20 cm/50 năm) so với 50 năm sau của thế kỷ.

Bảng 1.9. Kịch bản nước biển dâng do BĐKH cho khu vực ven biển tỉnh Bình Định

Năm Kịch bản

Cao (A1FI) Trung bình (B2) Thấp (B1)

2020 8-9 8-9 8-9

2020 8-9 8-9 8-9

2030 13-14 12-14 11-13

2040 19-21 17-20 17-19

2050 26-30 23-27 22-26

2060 35-41 30-35 28-34

2070 45-53 37-44 34-42

2080 56-68 44-54 40-50

2090 68-83 51-64 46-59

2100 79-99 59-75 51-66

Theo các kịch bản mực nước biển tại Bình Định tăng qua các giai đoạn. Giai đoạn từ 2020 đến 2030 mực nước biển dâng khá đều cho cả 3 kịch bản, tuy nhiên từ năm 2050 đến 2100 kịch bản phát thải cao cho kết quả cao nhất theo đó đến năm 2100 mực nước biển có thể dâng cao 87 (cm) theo A1FI, 68.8 (cm) theo B2 và 62.4 (cm) theo B1.

Kết luận: Như vậy, trong vài thập kỷ gần đây biểu hiện của BĐKH tương đối rừ rệt ở Bỡnh Định núi chung và tại thành phố Quy Nhơn núi riờng: Nhiệt độ tăng nhanh kỷ lục, mùa khô nóng hơn và hạn hán kéo dài xuất hiện thường xuyên hơn, mùa mưa nhiệt độ thấp hơn hoặc mưa trái mùa, lượng mưa gia tăng, xuất hiện nhiều cơn bão mạnh và trái quy luật gây nhiều hậu quả và không chủ động được trong thích ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)