Hiện trạng dịch vụ và du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.7. Hiện trạng dịch vụ và du lịch

3.1.7.1. Dịch vụ thương mại

Hệ thống chợ và các trung tâm thương mại quy mô nhỏ được phân bố đều trong các khu vực và điểm dân cư, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Những trung tâm thương mại có quy mô lớn, hiện đại, phạm vi phục vụ rộng hơn được bố trí tại thành phố Quy Nhơn.

Trung tâm Thương mại Quy Nhơn có diện tích 13.485 m2, gồm trên 160 vị trí kinh doanh, hiện nay các đối tác đã thuê lấp kín mặt bằng, Công ty TNHH Sài gòn Coop Bình Định (Coop Mart Quy Nhơn) là đối tác lớn của TTTM – Quy Nhơn với diện tích kinh doanh 3.574 m2, Trung tâm thương mại Chợ lớn là chợ là đầu mối giao thương hàng hóa với các chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và khu vực. Trung tâm thương mại Chợ lớn mới được xây dựng lại, khang trang, đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu kinh tế của nhân dân trong thành phố, tỉnh và khu vực.

Thành phố Quy Nhơn trong đã đầu tư xây dựng mới, cùng với các chợ truyền thống trong khu dân cư hiện nay đã đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân tuy nhiên cùng với việc phát triển đô thị cần được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và di chuyển theo quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2025.

3.1.7.2. Du lịch

Quy Nhơn là một trong ba trung tâm du lịch quan trọng của miền Trung với nhiều danh lam thắng cảnh, có bãi biển đẹp, có truyền thống văn hoá. Khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm. Tổng số khách du lịch đến tỉnh Bình Định năm 2012 đạt 1,46 triệu lượt khách, tăng 22,7% với năm 2010, năm 2013 lượng khách du lịch đạt 1.771.583 người, tăng 21,1% so với năm 2012. Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2013 đạt 623,4 tỷ đồng tăng 31,0% so với năm 2012.

Hiện nay thành phố Quy Nhơn và vùng mở rộng đang khai thác bãi biển Quy Nhơn, khu vực sinh thái đầm Thị Nại, khu du lịch Ghềnh Ráng... Cùng với chương trình phát triển du lịch của tỉnh, thành phố đã phối hợp cùng với các sở, ngành tỉnh tăng cường quảng bá du lịch, mời gọi các nhà đầu tư triển khai đầu tư xây dựng công trình hạ tầng phục vụ du lịch .

Đánh giá chung: Thành phố Quy Nhơn và mở rộng đã hình thành mạng lưới công trình thương mại, dịch vụ du lịch cấp vùng, cơ sở hạ tầng du lịch (như: cơ sở lưu trú, khu du lịch, điểm vui chơi giải trí, hệ thống giao thông…). Tuy nhiên quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch.

Thành phố Quy Nhơn và mở rộng chưa phát huy hết lợi thế về du lịch sinh thái nhân văn, một trong những yếu tố nổi trội của thành phố Quy Nhơn. Khai thác không gian du lịch ven biển còn hạn chế đặc biệt là khu vực ven biển Quy Nhơn.

Hình 3.10. Sơ đồ hiện trạng hệ thống du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)