Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 137 - 139)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất

đất đai có tính đến yếu tố thích ứng với BĐKH trong công tác quản lý đất đai

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hợp nhất vấn đề BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch lồng ghép thích ứng, giảm thiểu, tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.

Đổi mới phương thức thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất phù hợp hơn với thực tế hiện nay: Cần chú trọng và nâng cao vai trò lấy ý kiến chuyên gia, các ý kiến phản biện, đóng góp của cộng đồng liên quan. Xây dựng, bổ sung khung mô hình lồng ghép, bộ tiêu chí về quy hoạch lồng ghép bền vững và các giải pháp có khả năng chống chịu thiên tai phù hợp với điều kiện KT - XH trong thực tiễn.

Nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH, nâng cao năng lực trong công tác quy hoạch phù hợp với yêu cầu mới. Đổi mới với cách tiếp cận đa ngành, đa chiều, lấy con người là trung tâm. Quy hoạch phải tạo ra sân chơi chung để các bên chia sẻ lợi ích, giải quyết mâu thuẫn. Cần tạo điều kiện tối đa để các bên liên quan, các ngành cùng tham gia vào quá trình hoạch định.

Lồng ghép nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng BĐKH: Nâng cao nhận thức và năng lực phòng chống bão, phòng ngừa ngập lụt, bảo vệ, khai thác rừng, khai thác nguồn nước hợp lý. Tăng cường truyền thông xây dựng nhà ở tại khu vực có khả năng xói lở. Nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ rừng phòng hộ, xây dựng nhà ở phù hợp trong vùng cát di chuyển ngầm. Lồng ghép vấn đề thích ứng (bão, ngập lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, bờ đầm, xâm nhập mặn, cát di chuyển) vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH.

Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dễ bị tổn thương do BĐKH: Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững cho cộng đồng sống ven đầm Thị Nại. Nâng cao năng lực khai thác, chế biến thủy sản quy mô hộ và nhóm hộ vùng ven biển thích ứng BĐKH. Nghiên cứu, hướng dẫn chuyển đổi giống/cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Hỗ trợ tái định cư, ổn định cuộc sống của người dân.

Khu vực đồng bằng thấp trũng, ven biển: Bảo tồn vùng đồng bằng ngập nước: bảo vệ các khu đất phẳng dọc sông để dùng cho chứa nước lũ. Xây dựng nhà ở, công trình theo mô hình phòng chống bão, nhà tránh trú bão cộng đồng; kiên cố hóa nhà ở, công trình chịu gió bão, ngập lụt; Xây dựng đồng bộ và kiên cố hóa đường ven biển, ven đê, ven sông và hệ thống đê biển phù hợp; Xây dựng quy hoạch khai thác, quản lý và sử dụng nước mặt và nước dưới đất, khai thác cát, titan một cách hợp lý. Phục hồi các tuyến thoát lũ.

Tự nhiên hóa sông ngòi và kênh rạch là trả con sông trở lại trạng thái ban đầu của nó, từ đó khuyến khích quá trình thẩm thấu, tăng khả năng trữ nước và không gian cho nước lũ, giảm xói lở bờ kè và nâng cao môi trường tự nhiên hoang dã dọc theo con sông. Tự nhiên hóa sông ngòi và kênh rạch.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 137 - 139)