dịch vụ tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
1.2.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam- Eximbank
Thống kê của NHNN cho biết, đến 30/11/2019, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính còn khoảng 2,46%. Ngay cả Eximbank - 1 trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao sau báo cáo quý II (5,3%) song đáng mừng là trong 6 tháng cuối năm đã có 1.726 tỷ đồng nợ xấu được tái cơ cấu khiến tổng số nợ xấu của Eximbank đến cuối năm chỉ còn 2.558 tỷ đồng, chiếm 2,94% tổng dư nợ. Thực tế các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đều tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của ngân hàng mình và tính đến một cách cặn kẽ điều kiện tự nhiên, địa lý, các nguồn lực tự nhiên cũng như các phong tục tập quán, tâm lý của các hộ sản xuất nông nghiệp từng vùng miền.
- Eximbank hiện nay đã có chính sách quản trị điều hành đúng đắn, có chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Eximbanktriển khai các chương trình khuyến mại hấp dẫn cho các hộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt về cơ chế chăm sóc HSXNN rất tốt, các chủ thẻ được hưởng chương trình ưu đãi giảm giá tại nhiều điểm bán lẻ trên toàn quốc với điều kiện chỉ cần thanh toán thẻ tín dụng tại những điểm bán lẻ này. Bên cạnh đó các hộ sản xuất nông nghiệp còn được ưu đãi giảm giá đặc biệt khi mua sắm, ăn uống, giải trí hay du lịch hoặc mua sắm tại các shop thời trang, thanh toán quẹt thẻ khi đi taxi hãng Mai Linh…
- Eximbank cũng đã đầu tư hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho công tác tín dụng được thực hiện một cách thuận lợi, có hiệu quả.
- Đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tín dụng có trình độ, năng lực, có đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất cho HSXNN.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng khoa học phù hợp với thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ quá trình cấp tín dụng, vừa thuận tiện với HSXNN, vừa đảm bảo tín dụng cho ngân hàng.
Với việc chất lượng tín dụng được nâng cao, Eximbank đã dần tạo được uy tín, hình ảnh của mình trong nền kinh tế, có mối quan hệ tốt đẹp với các HSXNN nói chung và các hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV)
Với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành, thành phố, đứng thứ 3 trên toàn hệ thống (sau Agribank và Vietinbank). BIDV Việt Nam bao gồm 1 sở giao dịch, 112 chi nhánh, 346 phòng giao dịch, 130 quỹ tiết kiệm, 1095 máy ATM, 1700 POS (Theo số liệu cục Thống kê năm 2019). Năm 1983 theo chủ trương chuyển dịch cơ chế ngân hàng sang cơ chế thương mại, Ngân hàng chuyển từ Bộ Tài chính sang thuộc quản lý của NHNN Việt Nam, cũng bắt đầu từ đó Ngân hàng chính thức hoạt động như một Ngân hàng thương mại. Hiện nay BIDV Việt Nam là một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam được coi là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, là một ngân hàng chủ lực thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng HSXNN, các giải pháp mà BIDV đã áp dụng là:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin:
Xác định trình độ công nghệ thông tin cùng năng lực tài chính và nguồn nhân lực là 3 trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển ngân hàng, trong nhiều năm qua, BIDV Việt Nam đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ thông tin. BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng dịch vụ (SOA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM. Đến nay, BIDV đã phát triển được một hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại làm nền tảng cho việc triển khai các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, làm cơ sở và tạo đà cung ứng các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao cho nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
- Phát triển và mở rộng mạng lưới kênh phân phối hiện đại
Phát triển và mở rộng mạng lưới kênh phân phối hiện đại, BIDV tăng số lượng ATM lên con số gần 1.000 máy và 1.000 điểm POS, đứng thứ 4 trong hệ thống ngân hàng thương mại về hệ thống kênh phân phối hiện đại, là một trong hai ngân hàng thương mại có mạng lưới kênh phân phối phủ khắp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố. Riêng trong năm 2019, BIDV sẽ tiếp tục triển khai lắp đặt thêm 300 máy. Bên cạnh đó, BIDV cũng đã không ngừng phát triển các sản phẩm mới ứng dụng trên ATM như: Thanh toán tiền hoá đơn điện thoại, hoá đơn điện, hoá đơn nước…
Ngoài ra, BIDV đã triển khai kênh giao dịch ngân hàng trực tuyến. BIDV huy động các nguồn lực công nghệ, triển khai Dự án SMS Banking, Home Banking, PhoneBanking, Internet Banking và Mobile Banking. Hệ thống
Internet Banking và Mobile Banking sẽ là kênh phân phối hiện đại, hiệu quả vì được đảm bảo an toàn nhờ áp dụng các biện pháp mã hoá bảo vệ dữ liệu giao dịch và tăng cường bảo mật bằng xác thực 2 yếu tố. Kênh giao dịch trực tuyến mới này sẽ cung cấp cho khách hàng các tiện ích và dịch vụ tiện lợi như: Vấn tin các loại tài khoản, thực hiện các giao dịch chuyển khoản, chuyển tiền, thanh toán khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán hoá đơn… Đăng ký trực tuyến sử dụng các dịch vụ đa dạng (thanh toán séc, mở thư tín dụng, tăng hạn mức tín dụng, giải ngân tiền vay….) tra cứu và tham khảo trực tuyến các thông tin như: Tỷ giá, lãi suất, sản phẩm, dịch vụ… các HSXNN có thể sử dụng tất cả các dịch vụ trên một cách nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm, thông qua mạng Internet và thiết bị truy cập như máy tính hoặc máy điện thoại di động.
- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dịch vụ tín dụng trong BIDV
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ tín dụng trước hết phải có và nâng cao chất lượng người cung cấp dịch vụ tín dụng. Nhận thức được nguyên lý đó, BIDV luôn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dịch vụ tín dụng
để phục vụ các HSXNN một cách tốt nhất. Là bộ phận trực tiếp giao dịch với HSXNN, nhân viên quan hệ khách hàng của BIDV luôn được trang bị đầy đủ về kiến thức chuyên môn, có thái độ phục vụ tốt, lịch sự, chuyên nghiệp, nhiệt tình đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thành lập trung tâm Chăm sóc khách hàng - BIDV Contact Center Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cung cấp cho khách hàng, mang đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, từ tháng 6/2016, BIDV chính thức ra mắt và đưa vào vận hành Trung tâm chăm sóc khách hàng (BIDV Contact Center). Trung tâm chăm sóc khách hàng BIDV sẽ ghi nhận, lắng nghe và giải đáp mọi thông tin phản ánh, ý kiến đóng góp của khách hàng trong quá trình tham khảo và sử dụng sản phẩm dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tín dụng các HSXNN của BIDV.
Bên cạnh việc tiếp nhận và giải quyết mọi vướng mắc, khiếu nại của HSXNN, Trung tâm chăm sóc khách hàng của BIDV còn hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ HSXNN dễ dàng tìm kiếm thông tin, tự do lựa chọn sản phẩm dịch vụ tín dụng theo nhu cầu; Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, chính sách ưu đãi mới nhất; Giao dịch mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch và đảm bảo tình bảo mật thông tin của khách hàng.