Các yếu tó ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 27)

4. Phạm vi nghiên cứu:

1.1.4. Các yếu tó ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò bền vững

* Nhóm nhân tố vềđiều kiện tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi.Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt. Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém..

Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi.

Nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của bò.Nước cần cho sự sống của bò thịt, trung bình mỗi ngày một con bò cần 30 - 45 lít nước, do đó trong chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nước uống cho bò, cùng với một lượng muối ăn nhất định. Đồng thời nước cũng cần cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ; ngược lại, nước cũng là một trong những môi trường dễ lây truyền bệnh dịch. (Viện kinh tế nông nghiệp, 2005)

- Giống: Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi Bò con giống được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển. Con giống có chất lượng tốt sẽ đảm bảo cho phát triển của bò sau này. Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng;

- Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của bò, thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bò mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của bò. Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên bãi chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận thu để nuôi bò.

- Phương thức nuôi: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến bò phát triển nhanh nhưng tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, bò sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng tỉ lệ nạc nhiều hơn.

* Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất vừ người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt bò có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi Bò hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng thịt và an toàn song còn gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại như biến động giá cả, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế…Vì vậy thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi Bò.

- Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn nuôi, mở rộng quy mô… Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi Bò tương đối thấp song do thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của Bò mà người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư.

- Lao động: Chăn nuôi Bò đã có từ lâu nên người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mặt khác để nuôi Bò không cần dùng kỹ thuật cao nên có thể tận dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngoài độ tuổi.

* Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi Bò đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển.

* Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất

Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn nuôi các nông hộ đã thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt. (Viện kinh tế nông nghiệp, 2005)

1.2. Kinh nghim phát trin chăn nuôi trâu, bò ti mt s vùng trong c nước

- Tỉnh Bến Tre là địa phương có đàn bò lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với trên 170.500 con, tập trung ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Bình Đại. Trước đây, người chăn nuôi hướng vào bò giống, chính vì thế, phong trào Zebu hóa, tức dùng tinh bò Sind, Brhaman cho lai với đàn bò địa phương đã đạt trên 80%. Đây chính là cơ sở để phong trào chăn nuôi bò ở Bến Tre tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng trâu, bò. Phát triển đàn bò đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ chăn nuôi trâu, bò ở địa phương. Để phong trào chăn nuôi bò trong tỉnh mang tính chất bền vững, bảo đảm năng suất, chất lượng thịt tốt nhất phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tỉnh Bến Tre tiếp tục chương trình gieo tinh nhân tạo trên đàn bò nhằm

tiếp tục cải tạo đàn bò, làm thay đổi cơ cấu giống về số lượng, chất lượng, phục vụ cho chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Xã Bình Quý là địa phương có nghề chăn nuôi trâu, bò khá phát triển của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt là kinh nghiệm nuôi trâu, bò nhốt chuồng, trước hết chuồng trại phải kiên cố, nền bê tông xi măng, máng ăn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh; bò phải được xổ sán, tiêm phòng đầy đủ. Đối với dinh dưỡng cho bò, ngoài lượng cỏ cho bò đủ no, bổ sung thêm 1kg bột tổng hợp/con/ngày, trước khi xuất chuồng khoảng 2 tháng, phải vỗ béo bò bằng cách cho mỗi con ăn thêm 3-4kg bột/ngày. Tiền lãi trung bình thu được 2.500.000đ/một con/một năm. Kinh nghiệm và thực tế chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở xã Bình Quý đã từng bước được nhân rộng ở một số địa phương khác ở huyện Thăng Bình, nhất là tại các xã vùng Tây. Đây là hướng đi hiệu quả, giúp nông dân Thăng Bình tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa nghèo vươn lên làm giàu trong những năm tới và là bài học kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi trâu, bò trong cả nước.

- Mô hình chăn nuôi trâu, bò thương phẩm trên địa bàn huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn được triển khai thực hiện trong thời gian 36 tháng (tháng 9/2016 - 9/2019) với quy mô 70 con bò và 12 hộ tham gia, trong đó 10 hộ mỗi hộ nuôi 5 con và 2 hộ mỗi hộ nuôi 10 con. Con giống được chọn để xây dựng mô hình là bê đực lai Zêbu, ít nhất 6 tháng tuổi trở lên, có trọng lượng tối thiểu 100kg, có tỷ lệ máu lai 75% trở lên, đạt các tiêu chuẩn về trâu, bò khoẻ mạnh. Con giống được nuôi theo hình thức nhốt chuồng theo từng nông hộ. Đến nay, mặc dù thời gian chưa kết thúc ở lứa nuôi thứ nhất, do thời gian của việc chuyển giai đoạn và phương thức nuôi, bò đang dần hoàn thiện về tầm vóc và thể trạng, nên tốc độ tăng trưởng của đàn bò vẫn chưa cao (bình quân 7,7 kg/con/tháng) đó là điều dễ hiểu. Nhưng xã Thuận Sơn đã đi vào hoàn chỉnh về quy mô chăn nuôi như kế hoạch, 8/12 hộ đã xây dựng được bể biôga, bà con đã tiếp cận tốt hình thức bán chăn thả quy mô gia đình. Theo tính toán, sau khi trừ đi chi phí tiền mua con giống, tiền cỏ, thuốc thú y, rơm, công chăm sóc có được tổng lãi trên 33 triệu đồng cho 10 tháng chăn. Các hộ nuôi 5 con bò thu lãi được trên 475.000 đồng/ tháng, hộ nuôi 10 con lãi được 950.000 đồng/ tháng. Đây mới chỉ là hiệu quả bước đầu, nhưng triển vọng khi bò đến giai đoạn vỗ béo và xuất bán, lợi nhuận có thể

đạt từ 180.000đ đến 200.000 đ/ tháng/ con.

- Kinh nghiệm từ mô hình cải tạo đàn trâu, bò theo hướng chuyên thịt năm 2017 tại các tỉnh phía Nam. Tính đến hết năm 2017, đã có 5488 bò cái địa phương được phối giống có chửa, đạt 72,8% kế hoạch. Đặc biệt là trong phương pháp cải tạo đàn bò thì việc sử dụng thụ tinh nhân tạo, phương pháp có nhiều ưu việt và thúc đẩy nhanh tiến trình cải tạo đàn trâu, bò chiếm tới 82% số bò đã mang thai. Điều này cho thấy các địa phương và người dân đã nhận thấy vai trò quan trọng của thụ tinh nhân tạo trong việc cải tạo đàn trâu, bò.

Để làm tốt hơn nữa việc thực hiện mô hình này trong các năm tới, một số kinh nghiệm từ kết quả trên phải kể đến, đó là: Cần đào tạo, tổ chức hệ thống dẫn tinh viên thật tốt phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo; cán bộ khuyến nông cần tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống, bò sinh sản cũng như biện pháp phòng trị bệnh cho hộ; chọn mua bò đực giống tốt; chủ động nguồn thức ăn thô cho đàn bò bằng cách trồng cỏ năng suất cao, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp; cần có đủ nhân lực để đáp ứng tốt công tác cải tạo đàn bò về lâu dài. Đây là mô hình có thể lan rộng ra các địa phương khác trong cả nước. (Viện kinh tế nông nghiệp, 2005)

1.3. Một số nghiên cứu có liên quan tới phát triển chăn nuôi trâu, bò

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển chăn nuôi trâu, bò như luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Chung năm 2015, đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn”. Trong đề tài, tác giả đã đi nghiên cứu các nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò của tỉnh Lạng Sơn. Với đề tài này tác giả đi đánh giá sâu về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng nhưng không đi sâu vào phân tích hiệu quả chăn nuôi trâu, bò tại các hộ chăn nuôi.

Ngoài ra, luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Mạnh Quân năm 2000 cũng nghiên cứu về “Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình”, nội dung nghiên cứu của tác giả khá toàn diện nhưng do đối tượng nghiên cứu của tác giả là sản phẩm bò (gồm bò sữa, trâu, bò, bò sinh sản) nên nội dung nghiên cứu mang tính dàn trải.

Đối với huyện Ba Chẽ, năm 2016, nhóm đánh giá nhu cầu chăn nuôi bò của các hộ dân huyện Ba Chẽ do Nguyễn Hồng Tuấn và các cán bộ khuyến nông huyện thực hiện theo dự án ETSP tài trợ. Tiến trình thực hiện của nhóm đánh giá là phỏng vấn trực tiếp các hộ dân để nắm được thực trạng chăn nuôi của hộ và nắm bắt được những mong muốn của họ đối với hoạt động chăn nuôi bò. Do mục đích là “đánh giá nhu cầu chăn nuôi bò của hộ” nên kết quả đánh giá không đi sâu vào phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu, bò và cũng không đi đánh giá hiệu quả của việc chăn nuôi trâu, bò để thấy được lợi ích của người dân khi tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò. Vì vây, việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị chung chung mang tính chất để người dân được nhận sự hỗ trợ của dự án và của Nhà nước. Với nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển chăn nuôi trâu, bò và bổ sung những vấn đề mà các tác giả nghiên cứu trước đó chưa đề cập đến, góp phần đưa ra các giải pháp thiết thực để phát triển ngành chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa tại địa phương.

1.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Qua thực tế và thành quả phát triển nông nghiệp bền vững của một số nước trên thế giới như Đài Loan và Hà Lan nói trên, nhận thấy rằng chúng ta có rất nhiều điều cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm để có thể phát triển bền vững ngành nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi bò. Một số điều chủ yếu rút ra được như sau:

- Cần chú trọng, tập trung đầu tư một số mặt hàng chủ lực, đang và sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam

- Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để khắc phục những hạn chế do điều kiện tự nhiên mang lại và nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đảm bảo chất lương.

- Nắm bắt nhu cầu của thế giới để sản xuất, chế biến những nông sản phù hợp với như cầu đó, làm tăng giá trị xuất khẩu.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km theo đường quốc lộ 18A hướng Hạ Long đi Móng Cái. Huyện Ba Chẽ có toạ độ địa lý và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

Độ vĩ Bắc từ 2107'40" đến 21023'15" Độ kinh Đông từ 106058'5" đến 107022'00" Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Quảng Ninh Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả Phía Đông giáp huyện Tiên Yên

Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành các thung lũng hẹp. Độ cao trung bình từ 300 - 500 m so với mực nước biển. Độ dốc trung bình từ 20 - 250.

2.1.1.3. Khí hậu

Ba Chẽ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh khu vực miền Đông, khí hậu của Huyện có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình giao động từ 12 -160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)