Nhóm giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

4. Phạm vi nghiên cứu:

3.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

a. Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân

- Hình thành các vùng thụ tinh nhân tạo bò tại các xã nêu trên, đồng thời thực hiện đưa đực lai vào nhảy trực tiếp để cải tạo đàn cái nền.

- Nhập, chọn lọc bổ sung đực giống lai Sind 50% máu ngoại trở lên với số lượng 80 con và 500 con bò cái lai để thay thế và tăng đàn đến 2025.

- Tiến hành thiến bò đực cóc; Triển khai thụ tinh nhân tạo với 1.600 liều tinh giai đoạn 2020-2025.

- Đến năm 2025: Đào tạo 06 dẫn tinh viên bò và 2 lớp về kỹ thuật trồng cỏ cho 4 cán bộ kỹ thuật. Sau đó tiến hành tập huấn nâng cao năng lực hàng năm đến năm 2030.

b. Quy hoạch chăn nuôi trang trại tập trung

Từ nay đến 2025, quy hoạch địa điểm và diện tích đất để hình thành, phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Các xã, thị trấn cần kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của địa phương mình và xác định những vùng có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi đất nhằm phát triển trang trại chăn nuôi tập trung.

Việc tiến hành giao đất, cho thuê đất lập trang trại chăn nuôi phải có hợp đồng sử dụng đất chặt chẽ với chủ trang trại. Thời gian cấp đất hoặc cho thuê đất để sử dụng phải lâu dài, tối thiểu là từ 30-50 năm, để đảm bảo đủ thời gian đầu tư và thu hồi vốn cho người chăn nuôi. Các địa phương hỗ trợ một phần kinh phí về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, điện nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường… cho các vùng chăn nuôi tập trung.

c. Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ

Chăn nuôi gia trại được hiểu là chăn nuôi có số lượng và quy mô đàn đối với bò từ 10 con trở lên.

Chăn nuôi theo hình thức gia trại và nông hộ được tổ chức trên cơ sở đảm bảo dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Theo đó việc nuôi gia súc gia cầm trong nông hộ không được thả rông; Phải có chuồng nhốt, có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm cách ly, cách biệt với vật nuôi khác và nơi ở, nhất là trong chăn nuôi gia cầm.

d. Quy hoạch diện tích đất trồng cỏ

Quy hoạch trồng cỏ cần phải đi theo 2 hướng: một mặt là phát triển các đồng cỏ tập trung như vừa trồng mới các giống cỏ cho năng suất, vừa cải tạo đồng cỏ tự nhiên có sự quản lý trong chăn thả, thu hoạch cỏ; Mặt khác phát triển rộng khắp mô hình trồng cỏ phân tán (là chủ yếu) theo từng hộ chăn nuôi để chủ động nguồn cỏ giống phục vụ cho việc trồng cỏ làm thức ăn cho trâu bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)