Cơ cấu thu nhập và tình hình thu nhập từ chăn nuôi bò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 68)

4. Phạm vi nghiên cứu:

3.3.3. Cơ cấu thu nhập và tình hình thu nhập từ chăn nuôi bò

Để đánh giá kết quả sản xuất chung và kết quả chăn nuôi bò của hộ thông qua chỉ tiêu thu nhập, tác giả đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau

Bảng 3.12. Thu nhập của các nông hộ chăn nuôi Bò năm 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN BQ

1 Thu nhập từ trồng trọt 1.000đ 20.148 23.168 25.784 23.033 2 Thu nhập từ chăn nuôi khác 1.000đ 27.647 29.487 10.102 22.412 3 Thu nhập từ chăn nuôi bò 1.000đ 134.800 84.214 80.749 99.921 4 Làm công ăn lương (công chức xã) 1.000đ 3.000 3.000 3.000 3.000 5 Ngành nghề, dịch vụ 1.000đ 12.148 5.412 1.246 6.269 6 Nguồn thu khác 1.000đ

Tổng giá trị thu

nhập 1.000đ 197.743 145.281 120.881 154.635

Tỷ trọng thu nhập chăn nuôi Bò so với

tổng thu nhập % 68,17 57,97 66,80 64,31

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Kết quả cho thấy, nguồn thu nhập bình quân từ chăn nuôi bò của các hộ trong huyện là 64,31% so với tổng thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, trong đó các hộ quy mô lớn có tỷ lệ cao nhất là 68,17%.

Kết quả này cũng phù hợp với quy mô chăn nuôi bò của các nhóm hộ như đã phân tích ở trên, có lẽ do điều kiện kinh tế khá hơn, lượng thức ăn gia súc dồi dào dẫn đến việc đầu tư tốt hơn cho chăn nuôi bò, vì vậy thu nhập từ chăn nuôi bò bình quân của các hộ quy mô lớn cao hơn so với các hộ khác.

Nếu so sánh thu nhập từ chăn nuôi bò so với tổng thu từ chăn nuôi ta cũng có kết quả tương tự, điểu đó khẳng định chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ, các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sản xuất thuận lợi của từng vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 68)