Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 65)

4. Phạm vi nghiên cứu:

3.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

3.3.1.2. Về nguồn nhân lực

Bảng 3.7. Thông tin cơ bản của các hộ chăn nuôi Bò

TT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ

chung 1 Tổng số hộđiều tra Hộ 30 30 30 30 2 Chủ hộ

- Trình độ VH của chủ hộ Tổng: % + Không đi học % 19,45 17,9 15 17,45 + Cấp I % 23 24 26 24,33 + Cấp II % 33 37 36 35,33 + Cấp III % 24,55 21,1 23 22,88 3 Một số chỉ tiêu BQ

- BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu 4,63 4,33 4,07 4,34 - BQ lao động/ hộ LĐ 3,03 2,52 2,37 2,64 - BQ đất NN/ hộ m2 121,3 217,4 334,86 224,52

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng 3.3 ta thấy: Bình quân nhân khẩu/hộ của các hộ điều tra ở 3 xã là 4,34%. Từ thực tế điều tra, đa số các hộ là hộ trẻ hoặc trung bình và rất ít người già. Nhiều gia đình có điều kiện thường tách hộ cho con cái ra ở riêng, do vậy đa số các hộ điều tra chỉ có hai thế hệ là bố mẹ và con cái sinh sống. Hơn nữa, với khoa học và nhận thức của người dân được nâng cao nên hầu hết người dân đều áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình làm giảm bớt tỷ lệ sinh. Chính vì vậy mà bình quân nhân khẩu/hộ không cao. Có thể thấy bình quân lao động /hộ cũng tương đối là ít (2,64%) , một số hộ chỉ có người già và trẻ em sống với nhau, những người trong độ tuổi lao động họ đi làm công ty, đi xuất khẩu lao động nước ngoài.

3.3.1.2. Tình hình tiêu thụ Bò của các hộđiều tra

Bảng 3.8. Giá bán Bò tại huyện Ba Chẽ giai đoạn năm 2017-2019

ĐVT: 1000 đồng

TT Chỉ tiêu N2017 ăm N2018 ăm N2019 ăm Bình quân

1 Bò thịt (nghìn đồng/kg) 95 107 115 105,67 2 Bò giống 14200 15100 15800 15033,33

3 Bò con 7500 7800 8300 7866,67

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Giá bò giống trên thị trường khá biến động, tùy theo từng thời điểm và tùy thuộc vào giống bò, trong khoảng từ 14 triệu đồng – 16 triệu đồng/con.

Giá thịt bò hơi ở Ba Chẽ hiện nay trong khoảng từ 95.000đ – 115.000đ/kg tùy từng xã. Giá thịt bò hơi thời gian qua khá biến động do thịt bò ngoại được nhập khẩu với số lượng lớn.

Trong khi đó, giá thịt bò trên thị trường vẫn giữ ở mức cao. Giá thịt bò loại 1 (bò philê) bán lẻ có giá từ 250.000đ – 270.000đ/kg, bò bắp có giá từ 150.000đ – 170.000đ/kg, thịt bê có da giá 180.000đ/kg, bê bắp không da giá 200.000đ/kg, thịt bê philê giá từ 250.000đ – 270.000đ/kg…

3.3.1.3. Khó khăn của các hộ theo kết quảđiều tra

Tài nguyên thiên nhiên của Ba Chẽ rất phong phú và đa dạng, đây chính là những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, huyện miền núi Ba Chẽ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, phát triển chăn nuôi bò vì vậy cần phải có những nghiên cứu và đầu tư đúng hướng để tận dụng được những lợi thế sẵn có.

Bảng 3.9. Những khó khăn và ảnh hưởng của những khó khăn đó trong chăn nuôi Bò của các nông hộ năm 2019

Đơn vị tính: %

TT CHỈ TIÊU QUY MÔ NHỎ QUY MÔ VỪA QUY MÔ LỚN

Hộ % Hộ % Hộ %

I Những khó khăn

1 Thiếu vốn sản xuất 8 26,00 13 42,00 6 20,00 2 Diện tích đất hạn chế 12 40,00 15 50,00 28 94,00 3 Thiếu lao động sản xuất 22 74,00 19 62,00 10 32,00 4 Chất lượng con giống

không ổn định 8 26,00 5 16,00 1 4,00 5 Thức chất lượng ăn không đảm bảo 19 62,00 7 22,00 2 6,00 6 Tư thương mua ép cấp, ép giá 30 100,00 13 42,00 4 12,00 7 Thiếu thông tin thị trường 28 92,00 11 36,00 4 14,00 8 Lợi nhuận thấp 25 82,00 10 32,00 0 0,00

II Ảnh hưởng của những khó khăn trên

1 Không mở rộng được quy mô chăn nuôi 30 100,00 7 24,00 2 6,00 2 Tăng trọng chậm (chậm lớn) 25 82,00 14 46,00 4 12,00 3 Không yên tâm sản xuất 19 62,00 11 38,00 0 0,00 4 Không bán được giá đúng thời điểm 13 42,00 5 16,00 0 0,00 5 Thu nhập giảm 10 32,00 1 4,00 0 0,00

Diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp tuy nhiên diện tích một số loại cây trồng như lúa, ngô, khoai lang, sắn, lạc,.. có diện tích trồng tương đối ổn định, năng suất ngày càng cao sẽ là nguồn cung cấp khối lượng lớn thức ăn cho chăn nuôi bò kể cả thức ăn tinh và thức ăn thô. Do đó, phát triển chăn nuôi bò thịt trên cơ sở chế biến sử dụng một cách hợp lý nguồn thức ăn từ các phế phụ phẩm sẵn có là giải pháp cần được ưu tiên xem xét để duy trì số lượng và phát triển đàn bò thịt của huyện.

Công tác thú y còn nhiều hạn chế, chất lượng cán bộ thú y còn thấp nên gặp khó khăn trong phòng trừ dịch bệnh và trong chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc. Các chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển chăn nuôi còn quá ít, chỉ đầu tư một số ít cho xây dựng mô hình mà chưa chú trọng để nhân rộng. Vì vậy chưa tạo được động lực kích thích người dân phát triển chăn nuôi.

3.3.1.4. Một số hoạt động tập huấn chăn nuôi

Thực hiện mục tiêu nhân rộng đàn bò giai đoạn (2018-2020) trên địa bàn huyện. Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Ba Chẽ phối hợp với Trung tâm Gia súc lớn Trung ương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi bò tại các xã trên địa bàn huyện.

Tại các lớp tập huấn, các học viên là cán bộ khuyến nông; cán bộ thú y; trưởng thôn, khu phố và các hộ chăn nuôi trâu bò tại các xã trong huyện được các chuyên viên thuộc Trung tâm gia súc lớn Trung ương trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn các quy trình công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi và phối giống nhân tạo đối với đàn bò gồm: Quy trình thụ tinh nhân tạo; quy trình chăm sóc sinh sản; quy trình vỗ béo; quy trình phòng trị bệnh; quy trình tạo thức ăn và quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Bảng 3.10. Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Bò của các hộđiều tra TT Nội dung tập huấn Số hộ tham gia (hộ) Số hộ áp dụng kỹ thuật thực hiện vào trong chăn nuôi

(hộ)

QMN QMV QML QMN QMV QML

1 Xây dựng chuồng trại

trong chăn nuôi 18 27 22 7 26 25

2 Vệ sinh chuồng trại trong

chăn nuôi Bò 30 30 30 12 24 29

3 Quy trình chăn nuôi bò 30 30 30 12 24 29 4 Kỹ thuật chọn bò giống

tốt 30 30 30 14 22 28

5 Phòng trừ dịch bệnh cho

bò 30 30 30 30 30 30

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy các hộ đi tập huấn khá đầy đủ, tuy nhiên số hộ áp dụng kỹ thuật thực hiện vào trong chăn nuôi bò lại không đồng đều. Số hộ quy mô lớn đã áp dụng kỹ thuật được tập huấn rất cao, các hộ quy mô nhỏ còn chưa chú trọng áp dụng kỹ thuật thực hiện vào trong chăn nuôi bò của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 65)