Nhóm giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 84)

4. Phạm vi nghiên cứu:

3.3.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

a. Giải pháp về giống vật nuôi

a) Giải pháp hỗ trợđầu tưđể hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân:

- Đối với giống trâu bò: Để đảm bảo phát triển về số lượng theo kế hoạch, hàng năm cần đẩy mạnh công tác quản lý giống, chọn lọc, lai tạo bằng 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp để tăng số lượng và chất lượng đàn.

- Tập huấn, tham quan các mô hình về chăn nuôi trâu bò như kỹ thuật chăn

nuôi trâu bò, thụ tinh nhân tạo bò, trồng cỏ,... cho nông dân.

b) Giải pháp chọn lọc, lưu giữ, cải tạo, lai tạo con giống:

- Đối với công tác cải tạo đàn bò: Được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Chọn lọc và loại thải: Chọn những con bò cái trưởng thành địa phương có ngoại hình và thể chất đạt tiêu chuẩn và đặc điểm giống. Cho bò đực lai Sind nhảy trực tiếp để cải tạo tầm vóc của đàn bò cái nền thế hệ sau. Đồng thời, vận động người dân tiến hành thiến hoặc bán thịt dần đàn bò đực địa phương có tầm vóc nhỏ và loại thải những bò cái không đạt tiêu chuẩn về giống.

Bước 2: Dùng tinh bò đực giống ngoại thuần phối giống (thụ tinh nhân tạo) với đàn bò cái nền đạt 250kg trở lên để nâng cao tầm vóc đàn bò thương phẩm.

Việc tiến hành bằng 2 bước trên chỉ mang tính tương đối về thời gian và không gian, trong quá trình thực hiện có thể cùng tiến hành song song với nhau.

Hàng năm, tổ chức triển khai công tác giám định và bình tuyển đàn bò giống, chọn lọc những con giống tốt tạo thành đàn giống hạt nhân, đồng thời có chính sách để giữ đàn giống đã bình tuyển và triển khai nhân giống tăng đàn.

c. Giải pháp về chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo một số nguyên tắc: xây dựng hệ thống chuồng trại phải cách biệt với nơi sinh hoạt, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh thú y, phù hợp với lứa tuổi, tính năng sản xuất và giai đoạn phát triển của từng loại vật nuôi, thuận tiện cho việc vệ sinh tiêu độc, có hệ thống xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trạm Khuyến nông lâm ngư phối hợp với các địa phương để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng các mô hình mẫu chuồng trại đúng qui cách, hợp vệ sinh, phù hợp từng loại, từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.

d. Giải pháp về thức ăn chăn nuôi

Hướng dẫn cho nông dân biết cách bảo quản các loại thức ăn (phơi khô, dự trữ, ủ chua,…) và sử dụng tất cả những thức ăn có thể sử dụng cho chăn nuôi bò, nhưng hiện nay chưa được sử dụng hoặc mức độ sử dụng còn thấp.

Qua điều tra cho thấy số hộ ở địa phương biết chế biến thức ăn hoặc bổ sung thêm thức ăn cho bò là rất ít. Vì vậy, cần hướng dẫn cho nông dân biết các biện pháp kỹ thuật xử lý, chế biến thức ăn (ủ rơm, kiềm hóa rơm rạ,…) là rất cần thiết. Vận động họ cho ăn thêm thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng đàn bò có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Tăng cường quản lý thức ăn công nghiệp từ các nhà sản xuất, cung ứng và dịch vụ tiêu thụ có trên thị trường. Kiên quyết xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; Đồng thời tạo điều kiện tốt cho các cơ sở sản xuất dịch vụ thức ăn có uy tín và đảm bảo chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ về nhu cầu thức ăn cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Hàng năm, các địa phương bố trí lại cơ cấu cây trồng nhằm chủ động một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khắc phục dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ nơi khác.

Có kế hoạch sản xuất và dự trữ thức ăn tinh, thức ăn xanh, xơ thô để bổ sung cho trâu bò trong mùa thiếu cỏ (mưa rét). Tận dụng tối đa các nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, khoai lang, thân cây ngô, thân cây chuối... áp dụng các phương pháp xử lý, chế biến để tạo ra nguồn thức ăn có giá trị trong chăn nuôi. Thực

hiện các giải pháp nhằm chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi, đặc biệt là nguồn thức ăn cho trâu bò kết hợp với việc chăn nuôi trâu bò có quản lý sẽ góp phần giải quyết mâu thuẩn giữa phát triển chăn nuôi với trồng trọt.

e. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền

Thông tin tuyên truyền: Bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp

với các cơ quan chức năng, các đoàn thể để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận đồng nhằm chuyển biến sâu sắc nhận thức tập quán của người chăn nuôi bò, thay đổi dần tập quán chăn nuôi lạc hậu sang phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Phổ biến, tuyên truyền những kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả của một số địa phương, chủ trang trại, hộ chăn nuôi về tổ chức sản xuất và phòng chống dịch bệnh.

Công tác khuyến nông:

Hệ thống khuyến nông xã đã được thành lập, nhưng do trình độ của cán bộ khuyến nông còn hạn chế (xã chưa có một cán bộ khuyến nông được đào tạo chính quy), cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu. vì vậy, các hoạt động chuyển giao kỹ thuật chưa phù hợp với địa phương. Các hoạt động cho giải pháp này là:

- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về khuyến nông và phát triển nông thôn cho các khuyến nông viên cơ sở, đồng thời cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật cho các khuyến nông viên có thể hoạt động tốt.

- Xây dựng hệ thống dịch vụ chăn nuôi rộng khắp để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ và kỹ thuật.

- Tổ chức xây dựng thành công các mô hình trình diễn chăn nuôi bò có thể chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân.

- Có thể xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông nuôi bò, thông qua sinh hoạt câu lạc bộ các hộ viên có điều kiện cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau đưa ra những khó khăn trong sản xuất chăn nuôi và thảo luận, đưa ra các giải pháp để phát triển quy mô chăn nuôi bò.

Cơ quan khuyến nông là lực lượng chủ lực và trực tiếp chuyển tải các thông tin khoa học kỹ thuật mới từ các đơn vị khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công đến người chăn nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy, để người

nông dân nhận thức, áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò, xóa dần các thói quen sản xuất nhỏ và lạc hậu, chính quyền các cấp cần phải coi trọng công tác khuyến nông. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ngành nông nghiệp huyện Ba Chẽ cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn bò, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất.. Coi trong việc đào tạo về quản lý trang trại, doanh nghiệp cho nhân dân.

- Phát triển các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích về sản xuất chăn nuôi bò đẻ hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất chăn nuôi, hình thành mô hình “nông dân học từ nông dân”.

- Tổ chức các buổi tham quan, học tập mở các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở địa phương (hợp tác xã, xã...) về thực hiện các mô hình có hiệu quả trong chăn nuôi, thị trường tiêu thụ... trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường đầu tư kinh phí khuyến nông có trọng điểm, đặc biệt trong là việc hình thành các mô hình khuyến nông, dịch vụ khuyến nông có hiệu quả, từ đó thông qua các kênh thông tin tuyên truyền để nâng cao năng lực thực hành cho nông dân, hướng dẫn về kỹ thuật, tư vấn thị trường, nguồn vốn... để nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi bò.

f, Giải pháp về thú y

Thực hiện điều tra cho thấy, công tác thú y còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những hạn chế về chuyên môn của các cán bộ thú y mà còn về cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy các hoạt động chuyển giao là chưa phù hợp. Các giải pháp:

- Hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các quy trình vệ sinh phòng bệnh, tổ chức tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ.

- Tiến hành thường xuyên các buổi tập huấn về thú y để nông hộ có thể chủ động phát hiện và điều trị được một số bệnh thông thường cho bò.

Tiếp tục thực hiện đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y huyện Ba Chẽ giai đoạn 2012 - 2025 (đã được phê duyệt).

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới thú y cơ sở .

- Đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát điều kiện chăn nuôi, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại, gia trại

- Cung ứng kịp thời, đầy đủ về số lượng và chủng loại vắc xin, thuốc thú y, hoá chất, vật tư, dụng cụ để phòng chống các loại dịch bệnh mới ở các loài, giống gia súc gia cầm mới đang phát triển tại các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 84)