Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 25)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.3. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

1.2.3.1. Khái quát tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời Trung Đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển cư dân thành thị thấp.

Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hóa ở Việt Nam. Đặc biệt sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997), nguồn vốn đầu tư trong nước và ngồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể các kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hóa đã lan tỏa, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Năm 1990 cả nước mới chỉ có 500 đô thị (tỉ lệ đô thị hóa vào khoảng 17 - 18%), năm 2000 con số này là 694 đô thị và tính đến năm 2010 có 755 đô thị.

(ĐVT: ha)

Hình 1.2. Biểu đồ thống kê tổng số đô thị từ năm 1990 - 2010 (Nguồn: [6])

Năm 2000, tỉ lệ dân cư đô thị toàn quốc là 22,3% thì đến năm 2010 là 34%. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 con số này sẽ là 80%.[23]

Về đất đô thị, diện tích toàn đô thị nước ta tăng mạnh qua các giai đoạn phát triển. Năm 1998 chỉ có 63.300 ha đến năm 2006 đã tăng lên 1.153.549 ha, đến năm 2008 là 4.896.500 ha, chiếm 14,78% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; trong đó đất nội thị là 1.410.400 ha, chiếm 4,26% diện tích đất tự nhiên và đất ngoại thị là 3.486.100 ha, chiếm 10,52% tổng diện tích đất tự nhiên.

Qua hình 1.3, tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bổ trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án trong và ngoài nước, thu hút 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.

Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm dân cư đô thị, tăng 40% so với năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng tỏa rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn.

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng ở nông thôn xưa nay vốn yếu kém đã có sự cải thiện đáng kể. Các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần làm sôi động quá trình đô thị hóa ở nông thôn. Làn sóng đô thị hóa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.

Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa được thực hiện từ những năm 1960, kể từ sau đổi mới, nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra càng nhanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 7 năm 2007 số dân đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc với khoảng 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ; cả nước đã có 150 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32,3 ngàn ha. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và có tác động rõ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn như: tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các thành tựu trong công tác chọn giống, kỹ thuật canh tác,...hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.[13]

Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội nghành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng.

Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng đất đai, tạo những nghành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ. Đô thị hóa kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện, đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hóa.

Nhìn từ bình diện văn hóa làn sóng đô thị hóa cùng với sự phát triển hạ tầng văn hóa - xã hội, mở rộng mạng lới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn

bán giữa các vùng miền đã làm cho diện mạo nông thôn, đời sống và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở nông thôn đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đô thị mới mẽ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hóa, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của nông dân các vùng đô thị hóa, nhìn trên tổng thể đã được nâng lên.

Đó là xu hướng chủ đạo của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. Thực tiễn đã chứng minh tính hợp quy luật và những tác động tích cực của đô thị hóa với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, do những khó khăn của bản thân nền kinh tế đất nước đang trong quá trình chuyển đổi và những hạn chế chủ quan trong quản lý, điều hành, đô thị hóa ở Việt Nam còn nhiều mặt bất cập, đang phát sinh những vấn đề bức xúc liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết hiệu quả.

Đô thị hóa là động lực thúc đẩy phát triển tăng trưởng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đối với Việt Nam cũng vậy – đó là vấn đề hết sức hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23-1-1998, trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng. Ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định 1519/QĐ- TTg lấy ngày 8/11 hằng năm là ngày Đô thị Việt Nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị, các nhà quy hoạch, kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tổ chức xã hội tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị.

Bên cạnh đó các đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục mở mang, nâng cấp, là sự xuất hiện của các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng tỏa rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn. Hiện nay, mạng lưới được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm 5 thành phố trung tâm cấp quốc gia như: Thủ đô Hà Nội, các thành phố Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; 14 thành phố trung tâm cấp vùng như: các thành phố Mỹ Tho, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Huế, Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên; các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn.

1.2.3.2. Tình hình chuyển đổi đất đai ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

Những năm qua, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn chiếm hơn 40%; trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước vẫn còn tới 20%; nhiều vùng chủ yếu vẫn còn sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp, nghành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng lâm nghiệp còn thấp; chăn nuôi, thủy sản phát triển thiếu ổn định. Nhìn tương quan khu vực và thế giới, tỷ trọng GDP nông nghiệp của Việt Nam còn cao, và nếu so với chuẩn một nước hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tỷ trọng GDP nông nghiệp khoảng 4 - 8% tổng GDP), thì chặng đường phấn đấu vượt lên còn rất gian nan.

Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tác động trực tiếp và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Doanh nghiệp nông thôn số lượng ít, quy mô nhỏ; số doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm, thủy sản không nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch và hạn chế chất lượng cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Phần lớn nông sản, kể cả nông sản xuất khẩu, có giá trị gia tăng thấp, chỉ số cạnh tranh chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình so với thế giới; giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác bình quân mới đạt xấp xỉ 30 triệu đồng/ha năm.

Theo quy hoạch sử dung đất đến năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793,78 nghìn ha (năm 2000) lên 9.363,06 ha (năm 2010). Tuy nhiên tốc độ tăng dân số trong khoảng thời gian này cũng từ 77,7 triệu lên đến 86,5 triệu người. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước có xu thế giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010), trong khi mức trung bình chung của thế giới hiện là 0,23 ha.

Bình quân hằng năm, tính từ 2001 đến 2007, gần 100 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi và chuyển đổi mục đích để phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư...; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có 80% diện tích thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm.[14]

Trong khi đó đất đô thị tăng từ 63.300 ha năm 1998, đến 1.153.550 ha năm 2006, đến năm 2008 diện tích đất đô thị là 4.896.500 ha.[7]

Như vậy, chúng ta đã dùng hết quỹ đất đô thị được Chính phủ phê duyệt trong định hướng phát triển đô thị đến năm 2020. Mặt khác, hiện nay đang có sự thiếu đồng

bộ trong quản lý tài nguyên đất. Hệ thống pháp luật và xây dựng nhà ở, đầu tư, bất động sản, thuế, đất đai không liên thông nên việc áp dụng trong thực tế gặp nhiều khó khăn.

Trong xu hướng phát triển đô thị của nước ta, đất đai đồng thời cũng là nguồn vốn quan trọng và chúng hầu như đều được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang. Nhưng rõ ràng, với những vấn đề đặt ra trong chuyện đền bù giá đất, sử dụng đất vào mục đích gì, ở nhiều trường hợp chúng đã chuyển vai trò từ nguồn lực để phát triển trở thành gánh nặng cho phát triển.[16]

Đô thị hóa là một quá trình phát triển tất yếu của bất kì quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài và gây lãng phí lớn, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu đảm bảo cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người - xã hội thông qua việc lựa chọn mô hình định cư tiên tiến, phù hợp với đặc thù của Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh, đô thị sinh thái… thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiện nay của chúng ta.

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người.

Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên Trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.

Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể, đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành

trồng trọt, đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.

Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của Trái Đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)