Điểm mạnh của việc biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 81)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1. Điểm mạnh của việc biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công

nghiệp hóa trên địa bàn quận Sơn Trà thời gian qua

- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đáp ứng kịp thời việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và mở rộng các khu công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn hiện nay tại địa phương.

- Quỹ đất chưa sử dụng của địa phương vẫn còn nên việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đã khai thác được một lượng lớn diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp, làm giảm bớt áp lực của việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

- Cơ cấu sử dụng đất thay đổi tại quận Sơn Trà đã nhận được sự đồng thuận của đa số người dân, bởi vì mặc dù một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển đổi sang các mục đích khác nhưng phần lớn các diện tích đó đã được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho sản xuất và đời sống của người dân, cụ thể sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp phần lớn phục vụ cho đầu tư và phát triển hạ tầng, mở rộng các khu công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp nhưng đã mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng được nâng lên, nên đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 81)