Giải pháp về sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 87 - 89)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.3. Giải pháp về sử dụng đất đai

1) Giải pháp đối với đất đai

Theo các kết quả về nghiên cứu, đánh giá về tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho thấy dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa giai đoạn 2005 - 2015 khiến cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh, trong khi đó hiện trạng sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún, phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích chủ yếu là đất nông nghiệp và đất nông nghiệp ven đường. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động theo chiều hướng từ loại hình lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ và công nghiệp, không chỉ là do nguyên nhân thu nhập sản xuất nông nghiệp thấp hơn so với thu nhập từ các lĩnh vực nghề nghiệp khác, mà đây còn là xu hướng biến đổi của cơ cấu lao động vùng nông dân phù hợp với xu thế phát triển của địa phương và cả nước trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Do đó, cần thực hiện triệt để giải pháp “dồn điền đổi thửa” cho các hộ nông dân để có các phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhất, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền nông nghiệp địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, thu hút lực lượng đông đảo lao động nông nghiệp, tránh trình trạng đất hoang bị bỏ phí một cách lãnh phí. Để công tác này được triển khai một cách nhanh chóng và thuận lợi, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các hộ nông dân, tuyên truyền, cổ động, vận động người nông dân thấy được lợi ích kinh tế của việc “dồn điền đổi thửa”.

Mặc khác, trong cơ cấu diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng đất tính đến năm 2015, diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn 297.5 ha, tiềm năng sử dụng của quỹ đất này rất lớn. Trong thời gian tới, cần đưa diện tích đất này sử dụng vào các mục đích hiệu quả thông qua các biện pháp cải tạo, xử lý nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận như: xây dựng các công trình công cộng, giao thông, thực hiện các dự án xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp theo định hướng phát triển của quận.

Xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai. Đồng thời, hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp, để người dân an tâm đầu tư vào sản xuất một cách có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.

2) Giải pháp về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Theo các kết quả điều tra cho thấy vấn đề quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận là phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của quận. Tuy nhiên, chính quyền quận cần phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nhằm thúc đẩy nhanh hơn tiến độ giải phóng mặt bằng và công tác xây dựng,

quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư. Trong đó, việc di chuyển, xây dựng và mở rộng các tuyến đường trọng điểm của quận để sớm đưa vào sử dụng.

3) Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường

Theo các kết quả điều tra cho thây trên địa bàn quận Sơn Trà đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước, các chỉ tiêu đo lường đã vượt so với tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề hiện nay hết sức cấp bách, vì một khi môi trường đã ô nhiễm thì việc xử lý hết sức phức tạp, khó khăn, tốn kém, mất nhiều năm và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với con người mà không thể đo lường hết được. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp... kiểm soát chặt chẽ việc xả nước thải chưa qua xử lý của các sơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp và đặt biệt là khu công nghiệp Sơn Trà, các cơ sở thu gom phế thải, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm, chăn nuôi tập trung...Ngoài ra, việc tuần tra, kiểm soát các xe ô tô vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng các khu dự án trên địa bàn quận, đưa vào sử dụng các trạm xử lý nước thải công nghiệp một cách hiệu quả, nâng cấp trung tâm xử lý rác.

4) Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất phi nông nghiệp tiết kiệm, hợp lý, giữ một quỹ đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. Tận dụng sử dụng các công trình phục vụ sản xuất phi nông nghiệp đã xuống cấp, không còn khả năng sử dụng lâu dài trong việc thực hiện các dự án mới hay đất chưa sử dụng mà không có khả năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nếu bắt buộc phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì ưu tiên chọn diện tích đất nông nghiệp chất lượng kém, không có khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất bạc màu, bị xói mòn...

Trước khi dự định thực hiện một dự án mà cần phải giải phóng mặt bằng thì các cấp chính quyền cần có một phương án quy hoạch chi tiết và được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng lãng phí đất như tình trạng quy hoạch treo và đặc biệt phải sử dụng đất đúng theo quy hoạch.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng; sản xuất nông sản hàng hóa giá trị kinh tế cao. Thực hiện tốt chính sách về vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kiện toàn tổ chức hệ thống đất đai, tăng cường công tác thống kê, kiểm kê, thanh tra đất đai và kiểm soát để đưa công tác ruộng đất vào nề nếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)