PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp để thu thập, phân tích và xử lý số liệu, dữ kiện thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Đây là bước tiền đề rất quan trọng của đề tài, làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề đặt ra.

Tài liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu được thu thập từ Niên giám thông kê của Chi cục thống kê quận Sơn Trà, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận Sơn Trà, các báo cáo thuyết minh công tác kiểm kê, thống kê đất

đai của quận qua các năm để có được tình hình phát triển kinh tế, xã hội, diễn biến của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa rên địa bàn quận.

Thu thập từ những cơ quan nhà nước về các chủ trương, chính sách gồm các Nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến đề tài.

Thu thập những sách lý luận, các công trình nghiên cứu đã được công bố các báo cáo, các tổng kết hội thảo, tài liệu từ Internet để có được các tài liệu liên quan đến đề tài.

Tài liệu sơ cấp: Khảo sát thực địa tại địa bàn quận Sơn Trà, tiến hành chụp hình, quay phim các khu đô thị và khu công nghiệp.

2.3.2. Các phương pháp chuyên môn

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để phân tích đánh giá các kết quả

nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng phương pháp thống kê phân tổ, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để tính toán, hệ thống hóa tài liệu điều tra theo nhiều tiêu thức khác nhau như tình hình sử dụng đất, cơ cấu các loại đất, các đặc tình về lượng và chất của đất đai.

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu thống kê trong quá trình điều tra các số liệu có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các nhà quản lý, các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu nhằm có được những luận cứ có sức thuyết phục về mặt khoa học và thực tiễn để từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương và mang tính khả thi. Tham khảo ý kiến đóng góp chuyên môn của các cán bộ đầu nghành, các cán bộ quản lý ở khu vực nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ, sơ đồ, hình ảnh

Phương pháp bản đồ được sử dụng để xem xét quá trình quy hoạch sử dụng đất theo thời gian và sự biến động đất da theo thời gian. Đây là phương pháp mô hình hóa đặc thù trong phân tích sự biến động đất đai.

2.3.4. Phương pháp dự báo

Mục tiêu của dự báo là xem xét quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa xảy ra trong tương lai như thế nào. Đây là cơ sở để xác định các giải pháp cho quá trình quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trong tương lai. Dự báo sự biến động đất đai, tình hình phát triển dân số, mật dộ dân số, tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

2.3.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦA QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

3.1.1.1. Vị trí địa lý của quận Sơn Trà

Hình 3.1. Vị trí, ranh giới hành chính quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: [22])

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên, Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện Điện Bàn, Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, Huế.

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ 16004’51’’ đến 16009’13’’ vĩ độ Bắc, 108015’34’’ đến 108018’42’’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Vũng Thùng (vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn; phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.

Quận Sơn Trà có 7 phường gồm An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang. Quận Sơn Trà vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, có đường nội quận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên - Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh. Có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.

3.1.1.2. Địa hình của quận Sơn Trà

Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển có tác động của hiện tượng bồi tích cát biển, trừ hòn Sơn Trà cao 696m nằm ở phía Bắc, còn lại có độ cao trung bình từ 1,5m đến 2m so với mực nước biển. Có thể chia làm ba loại địa hình: - Loại địa hình cao, tương đối bằng phẳng, dốc dần từ đường Ngô Quyền và chân bán đảo Sơn Trà (độ cao trung bình 6m) ra biển (độ cao trung bình 3m). Loại này chiếm diện tích chủ yếu (90%) kéo dài suốt dọc khu đất quy hoạch.

- Loại địa hình thấp, là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. Độ cao trung bình 0,5 – 1m, có chu kỳ ngập lụt khoảng 1 đến 2%. Loại này chiếm diện tích khoảng 7 – 8%.

- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời. Loại này diện tích rất ít (khoảng 1 – 2% ), tập trung phí Tây đường Ngô Quyền, độ cao trung bình từ 9 – 12 m[22]

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết của quận Sơn Trà

Quận Sơn Trà mang những đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng gió mùa duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C, trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C, trung bình tháng thấp nhất là 190C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.066 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Thời gian này tổng lượng mưa chiếm 76% lượng mưa cả năm. Tháng 10 là tháng có lượng mưa cao nhất (1.329 mm, bằng 56,1 % lượng mưa trung bình cả năm).

* Hướng gió

Hướng gió chính là gió mùa Đông – Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. hướng gió chính là Đông – Nam với tốc độ

trung bình khoảng 15 – 20 m/s.

* Giờ nắng

Số giờ nắng chiếu hàng năm là 2.168 giờ, tháng 5 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12. Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông – Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau. Trung bình hàng năm có khoảng 14 – 16 đợt gió mùa Đông – Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng – Sơn Trà. Gió mùa Tây – Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6 –8. Trung bình hàng năm có từ 50 – 60 ngày có gió mùa Tây – Nam. Cùng với điều kiện địa hình ven biển, khí hậu thủy văn là điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào cảng, phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là phát triển thủy sản và các ngành kinh tế biển khác. Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác [22]

3.1.1.4. Chế độ thủy triều, thủy văn

Thủy triều: Quận Sơn Trà giáp biển Đông có chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống hai lần, biên độ triều dao động từ 0,69 – 0,85m, biên độ lớn nhất 1,3m về mùa khô mực nước ngầm xuống thấp, nước biển xâm nhập sau vào đất liền gây nhiễm mặn nguồn nước mặt và nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của cư dân[22] .

Thủy văn của quận Sơn Trà có đặc điểm sau: Sông Hàn có cửa sông tiếp giáp với biển nên chịu tác động mạnh của thủy triều, lòng sông tích tụ cát vừa, cát thô.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên của quận Sơn Trà a. Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2015, tổng diện tích quận Sơn Trà là 6,245,9317 ha, chi tiết được thể hiện ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn quận Sơn Trà [20]

Kết quả nghiên cứu và số liệu ở biểu đồ 3.1 cho thấy:

Đất nông nghiệp: tổng diện tích đất nông nghiệp toàn quận là: 3.770,04124 ha chiếm 60,36% tổng diện tích đất tự nhiên ( năm 2015), hầu hết là đất lâm nghiệp với diện tích 3.753,4034 ha chiếm 99,56% tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 60,09% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phường Thọ Quang.

Đất phi nông nghiệp: diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn quận chiếm 2428,7975 ha chiếm 38,89 % tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2015), trong đó đất thương mại dịch vụ là 381,7873 ha chiếm tỉ lệ 6,11% so với tổng diện tích tự nhiên, đất phát triển hạ tầng là 574,6610 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 9,20% tổng diện tích đất tự nhiên, đất ở 568,6300 ha chiếm 23,41% tổng diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 9,10% tổng diện tích đất tự nhiên

Đất chưa sử dụng: đất chưa sử dụng có diện tích 47,0903 ha chiếm 0,75 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Có thể nói, cơ cấu sử dụng đất của quận Sơn Trà tương đối hợp lý, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b. Tài nguyên biển

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km, vịnh nước sâu Đà Nẵng với các cửa ra biển như Sơn Trà, Tiên Sa là tiền đề để xây dựng các cảng nước sâu. Có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125km, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị được nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm với các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, có ý nghĩa cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Theo số liệu điều tra sơ bộ,

vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 60 – 70 nghìn tấn. Nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, bao gồm nhiều loài cá nổi, cá đáy có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, cá ngừ, cá nục, cá trích, cá hồng, cá phèn, cá mú… và nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm, cua, hải sâm,… Điểm đặc biệt của vùng biển Đà Nẵng là ngư trường không bó hẹp trong phạm vi của quận, của thành phố, mà được mở rộng ra các tỉnh lân cận, kéo dài đến vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Bộ. Tài nguyên biển và ven biển của Đà Nẵng sẽ là những tài nguyên tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của Sơn Trà.

c. Tài nguyên du lịch

Hiện nay, bán đảo Sơn Trà đang được khai thác để phục vụ du lịch biển và du lịch sinh thái, trong tương lai khu vực này sẽ là một lợi thế của quận để đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch. Thiên nhiên đã dành cho Sơn Trà nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng như suối Đá, bãi Bụt, bãi Nam, bãi Bắc, dải cát ven biển từ Thọ Quang đến Mỹ Khê. Nằm ở phía Bắc Sơn Trà là một khối đá Granit, sườn núi đá có độ dốc lớn, được chia cắt mạnh bởi nhiều hệ thống suối với nhiều mỏm đá nhấp nhô. Ven biển có nhiều bãi cát đẹp, nhiều vũng nước sâu. Sơn Trà có các làng cá truyền thống lâu đời, đang còn lưu trữ một nền văn hóa dân gian mang đầy bản sắc dân tộc, độc đáo của vùng ven biển miền Trung. Đó là những lễ hội Nghinh ông, Cầu Ngư với các hoạt động thể thao đầy thú vị, hấp dẫn, mang dáng vẻ riêng biệt của ngư dân như đua ghe, lắc thúng. Sự kết hợp hài hòa giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là tiềm năng du lịch của quận, điều kiện để Sơn Trà thành một điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của Đà Nẵng nói riêng và cả dải miền Trung nói chung.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của quận Sơn Trà a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số quận đến 31/12/2015 là 148.943 người. Trong đó: nam có 73.381 người (chiếm 49,27%), nữ có 75.562 người (chiếm 50,73%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,93%.

Dân số quận phân bố không đồng đều giữa các phường. Mật độ dân số cao nhất là phường An Hải Đông 21.998 người/km2, thấp nhất là phường Thọ Quang 636 người/km2. Với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay thì trong tương lai dân số cơ học sẽ tăng lên rất nhiều kéo theo mật độ dân số tăng cao.

Bảng 3.1. Phân bố dân cư quận năm 2015

Đơn vị hành chính Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2

)

Phường Thọ Quang 29.641 636

Phường Nại Hiên Đông 21.278 5.298

Phường Mân Thái 16.752 15.337

Phường An Hải Bắc 28.219 9.359

Phường Phước Mỹ 17.467 8.257

Phường An Hải Tây 12.972 8.301

Phường An Hải Đông 22.614 21.998

(Nguồn: Niên giám Thống kê quận năm 2015)

Dự báo quy mô dân số toàn quận sẽ tăng nhanh trong những năm tới, đến hết năm 2016 dân số quận sẽ đạt 152.397 người. Tốc độ tăng dân số quận bình quân trong 5 năm (2011 – 2015 ) là 2,77%/năm.

b. Lao động việc làm

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về lao động quận Sơn Trà giai đoạn 2005 - 2015

Chỉ tiêu Năm

2005 2015

Dân số trung bình 117.247 148.943

Nguồn lao động 77.089 102.814

- Dân số trong độ tuổi có khả năng lao động 75.344 97.219 + Dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế 52.234 89.402

+ Học sinh, sinh viên 1.577 1.649

+ Nội trợ 4.710 4.315

+ Khác 2.630 1.853

- Dân số ngoài độ tuổi có tham gia lao động 1.745 5.595

Lực lượng lao động 53.979 67.814

+ Đang làm việc 51.205 61.313

+ Thất nghiệp 2.774 6.501

Lực lượng lao động toàn quận năm 2015 là 67.814 người, chiếm 45,53% tổng dân số, trong đó số lao động có việc làm là 61.313 người, chiếm 90,41% lực lượng lao động. Số lao động không có việc làm là 6.501 người, chiếm 9,59% lực lượng lao động. Đây là một áp lực lớn mà các ngành các cấp của quận phải quan tâm nhằm giải quyết việc làm ổn định xã hội trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)