Thách thức đối với biến động đất đai ở quận Sơn Trà trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 83 - 85)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.4. Thách thức đối với biến động đất đai ở quận Sơn Trà trong thời gian tới

- Đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp là một chiều và không thể tái tạo lại được, chất lượng đất nông nghiệp giảm sút do tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa làm chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

- Đô thị hóa và công nghiệp hóa làm tăng xu hướng sử dụng đất phi nông nghiệp nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là không tránh khỏi và có xu hướng ngày càng nhiều.

- Một số dự án được thực hiện hoặc có chủ trương thực hiện trên địa bàn quận nhưng triển khai chậm hoặc có khả năng không triển khai thực hiện được trong khi đất đã thu hồi, điều này làm giảm hệ số sự dụng đất.

- Sự điều chỉnh một số dự án của thành phố tại địa bàn làm cho cơ cấu đất bị thay đổi đột ngột.

- Môi trường sản xuất và sinh hoạt bị ô nhiễm khi việc đầu tư phát triển hạ tầng công cộng, khí thải từ xí nghiệp, nhà máy trong sản xuất tại các khu công nghiệp, quy hoạch mới các khu dân cư.

- Một số lao động lớn tuổi có thể lao động được trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng không thể lao động trong các lĩnh vực khác, dẫn đến khi bị mất đất họ có cảm giác trở thành gánh nặng cho gia đình.

Như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và vấn đề biến động giảm đất sản xuất nông nghiệp luôn tồn tại thuận lợi và khó khăn, ngay cả yếu tố nội tại bên trong của một đơn vị quản lý sử dụng đất lẫn những tác động của các yếu tố bên ngoài, mà đơn cử rỏ nhất là sự tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa, bản thân đô thị hóa và công nghiệp hóa là quá trình diễn ra dưới sự thúc đẩy của nhiều yếu tố bởi tác động của con người. Đô thị hóa và công nghiệp hóa làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất và kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất bao gồm cả những mặt tích cực và kèm theo bao giờ cũng có những yếu tố hạn chế cần được giải quyết để mang lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.

Đô thị hóa và công nghiệp hóa đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, tạo tiền đề về cơ sở vật chất, hạ tầng để quận Sơn Trà phát triển nhanh trong những năm qua và làm thay đổi diện mạo của một đô thị đang phát triển. Qua đó làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp có sự biến động. Việc tăng lên của đất phi nông nghiệp để đáp ứng các mục đích như để bố trí các công trình kinh tế đầu mối, các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ y tế, công trình công cộng...Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả vì các diện tích đã được sử dụng vào có hiệu quả theo đúng mục tiêu đề ra của địa phương, người dân có sự hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp qua các công trình, dự án được đầu tư. Mặc khác cũng tạo cơ hội để nâng cao những giá trị của những diện tích đất còn lại.

Tuy nhiên, đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hiện nay do sự phát triển của xã hội và các vấn đề đô thị hóa, nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nếu không có biện pháp quản lý một cách thích hợp, thì trong tương lai không xa đất nông nghiệp sẽ chẳng còn bao nhiêu. Và nguy cơ quỹ đất nông nghiệp của chúng ta sẽ không còn là chuyện nay mai. Sự phát triển quá nhanh hoặc mất cân đối rất dễ tạo nên sự mất cân bằng sinh thái, vấn nạn ô nhiễm môi trường là một trong những ưu tiên cần giải quyết đi kèm với sự phát triển để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, trong đó ô nhiễm môi trường đất sản xuất nông nghiệp rất dễ xảy ra vì thông qua nước thải từ các khu công nghiệp, chất thải sinh hoạt sẽ dần tác động đến nguồn nước cho sản xuất, dẫn đến gây hủy hoại đất.

KẾT LUẬN: Biến động đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà là phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương, qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Sau khi thay đổi cơ cấu sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được nâng cao hơn. Thành phố cũng đầu tư mở rộng không gian đô thị tại quận, mở rộng phát triển các khu công nghiệp trọng điểm tại địa phương. Tuy nhiên, chất lượng của công tác lập và quản lí quy hoạch sử dụng đất tại địa phương chưa được cao, xảy ra tình trạng dự án treo còn nhiều. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng kéo theo

nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường sản xuất và sinh hoạt xung quanh khu công nghiệp cũng như giải quyết việc làm cho những lao động lớn tuổi bị thu hồi đất.

3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2015-2020 TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)