Điều kiện kinh tế, xã hội của quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 41 - 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của quận Sơn Trà a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số quận đến 31/12/2015 là 148.943 người. Trong đó: nam có 73.381 người (chiếm 49,27%), nữ có 75.562 người (chiếm 50,73%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,93%.

Dân số quận phân bố không đồng đều giữa các phường. Mật độ dân số cao nhất là phường An Hải Đông 21.998 người/km2, thấp nhất là phường Thọ Quang 636 người/km2. Với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay thì trong tương lai dân số cơ học sẽ tăng lên rất nhiều kéo theo mật độ dân số tăng cao.

Bảng 3.1. Phân bố dân cư quận năm 2015

Đơn vị hành chính Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2

)

Phường Thọ Quang 29.641 636

Phường Nại Hiên Đông 21.278 5.298

Phường Mân Thái 16.752 15.337

Phường An Hải Bắc 28.219 9.359

Phường Phước Mỹ 17.467 8.257

Phường An Hải Tây 12.972 8.301

Phường An Hải Đông 22.614 21.998

(Nguồn: Niên giám Thống kê quận năm 2015)

Dự báo quy mô dân số toàn quận sẽ tăng nhanh trong những năm tới, đến hết năm 2016 dân số quận sẽ đạt 152.397 người. Tốc độ tăng dân số quận bình quân trong 5 năm (2011 – 2015 ) là 2,77%/năm.

b. Lao động việc làm

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về lao động quận Sơn Trà giai đoạn 2005 - 2015

Chỉ tiêu Năm

2005 2015

Dân số trung bình 117.247 148.943

Nguồn lao động 77.089 102.814

- Dân số trong độ tuổi có khả năng lao động 75.344 97.219 + Dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế 52.234 89.402

+ Học sinh, sinh viên 1.577 1.649

+ Nội trợ 4.710 4.315

+ Khác 2.630 1.853

- Dân số ngoài độ tuổi có tham gia lao động 1.745 5.595

Lực lượng lao động 53.979 67.814

+ Đang làm việc 51.205 61.313

+ Thất nghiệp 2.774 6.501

Lực lượng lao động toàn quận năm 2015 là 67.814 người, chiếm 45,53% tổng dân số, trong đó số lao động có việc làm là 61.313 người, chiếm 90,41% lực lượng lao động. Số lao động không có việc làm là 6.501 người, chiếm 9,59% lực lượng lao động. Đây là một áp lực lớn mà các ngành các cấp của quận phải quan tâm nhằm giải quyết việc làm ổn định xã hội trong quá trình phát triển.

Trong 5 năm qua, UBND quận đã giải quyết cho vay 648 dự án vay với tổng số tiền 9.699 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận; số lao động được giải quyết việc làm là 29.300 lao động, đạt 110,15% kế hoạch.

c. Thu nhập và đời sống dân cư

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, GDP bình quân đầu người tăng từ 33,01 triệu đồng/người/năm 2011 lên 46,37 triệu đồng/người/năm 2015 và dự kiến mức thu nhập này sẽ đạt 58,89 triệu đồng/người/năm 2016.

Điều kiện sống của người dân quận ngày càng được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao, hình ảnh “nhà chồ” trên địa bàn quận đã không còn, 100% hộ dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch.

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, phát triển các ngành kinh tế của quận Sơn Trà

a. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế quận Sơn Trà trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực và đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể, đáp ứng nhu cầu cơ bản trước mắt và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Kết quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quận giai đoạn 2011-2015 đều đạt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 2011-2015 là 12,39%, trong đó: Dịch vụ tăng 14,23%, Công nghiệp-xây dựng tăng 10,53%, Nông nghiệp tăng 4,34%. Dự báo GDP bình quân/người theo giá hiện hành đạt 2.804 USD vào năm 2015, tăng gấp 1,78 lần so với năm 2011.

Bảng 3.3. GDP và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng b/q 2011- 2015 (%) 1. Dân số TB Người 136.992 140.741 144.735 148.353 152.397 2,77 2. GDP (giá 2010) - Thủy sản, NL -Công nghiệp, XD - Dịch vụ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ 3.923.424 300.247 1.324.451 2.298.726 4.153.030 318.877 1.358.621 2.475.532 4.522.527 311.187 1.468.441 2.742.899 5.542.066 336.883 1.680.454 3.524.729 6.447.286 340.654 1.953.240 4.153.392 12,39 4,34 10,53 14,23 3. GDP/người - Theo giá HH - Quy ra USD Tr/ng usd/ng 33,01 1.572 36,31 1.729 38,48 1.832 47,31 2.253 58,89 2.804

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2011-2015, cơ cấu kinh tế quận theo GDP có bước chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp trong GDP tăng phù hợp với định hướng và yêu cầu của thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của quận là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp".

Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế quận giai đoạn 2011-2015

ĐVT: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số - Thủy sản, NL - Công nghiệp, XD - Dịch vụ 100 7,91 33,55 58,54 100 8,35 31.63 60,02 100 7,69 32,36 59,95 100 6,62 29,99 63,39 100 5,40 30,67 63,93

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà

Qua số liệu trên ta thấy:

- Ngành Nông lâm - Thủy sản: Giảm đều tỷ trọng trong cơ cấu GDP quận từ 7,91% năm 2011 xuống còn 5,40% vào năm 2015.

- Ngành Công nghiệp - xây dựng: tuy tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp- xây dựng giai đoạn 2011-2015 tăng tương đối khá 10,53%/năm nhưng tỷ trọng ngành này trong cơ cấu kinh tế quận cũng có suy giảm qua các năm, từ 33,55% năm 2011 xuống còn 30,67% vào năm 2015.

- Ngành Dịch vụ: ngành Dịch vụ trong những năm gần đây phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế quận, từ 58,54% năm 2011 lên 63,93% vào năm 2015.

c. Phát triển các ngành kinh tế của quận Sơn Trà ** Nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp

Giá trị sản xuất Nông lâm - Thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 6,21%/năm và có xu hướng chuyển dịch giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP của quận, từ 7,91% năm 2011 xuống còn 5,40% vào năm 2015; điều này phù hợp với định hướng của quận là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp quận cũng chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển của Thành phố là phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường, tăng tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng lâm nghiệp và nông nghiệp.

Biểu đồ 3.3. Giá trị sản xuất Nông lâm - Thủy sản giai đoạn 2011-2015 * Nông nghiệp

Đất nông nghiệp 3.677,1804 ha chiếm 61,98% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2012), hầu hết là đất lâm nghiệp với diện tích 3.648,4877 ha chiếm 99,2% tổng diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở phường Thọ Quang. Do quá trình đô thị hóa, diện tích đất trồng trọt không còn nhiều, chủ yếu nông hộ tận dụng đất vườn, đất quy hoạch chưa xây dựng công trình để tăng cường sản xuất như rau, hoa phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ để cải thiện đời sống gia đình người dân.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà là 28,69 ha, gồm đất trồng cây hàng năm 13,42 ha và đất trồng cây lâu năm 15,27 ha, được phân bố xen kẽ trong các khu dân cư, chủ yếu là diện tích vườn tạp nằm trong khuôn viên của các hộ gia đình, sử dụng vào mục đích trồng các loại rau và cây cảnh để phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn quận và thành phố, tuy nhiên hiệu quả khai thác đất này không cao.

* Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp là 3.648,48 ha chiếm 99,2% diện tích đất nông nghiệp, 61,5% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận. Diện tích đất lâm nghiệp chính là diện tích đất rừng đặc dụng, đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đây chính là những khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, tập trung nhiều ở phường Thọ Quang.

* Thủy sản

Trong những năm qua, khai thác thủy sản quận Sơn Trà đã có những bước phát triển rõ rệt, ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng, hoạt động khai thác không chỉ dừng lại ở vùng ven bờ và cận khơi Trung Bộ. Nhiều tàu thuyền công suất lớn đã vươn ra vùng biển quốc tế, hoạt động khai thác ở bên ngoài quần đảo Hoàng Sa. Mặc

thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến giá nguyên nhiên liệu đầu vào làm phát sinh chi phí sản xuất của ngư dân, tuy nhiên, ngư dân vẫn tập trung đóng mới tàu vươn khơi, số lượng tàu có công suất lớn tăng nhanh trong cơ cấu. Trong 5 năm 2011-2015, số tàu công suất trên 90cv gấp 3,03 lần so với giai đoạn 2006-2010; nâng tổng công suất từ 11.399 cv (năm 2010) lên 91.080 cv (năm 2015), gấp 8 lần và nâng công suất bình quân từ 150cv (năm 2010) lên 396cv (năm 2015). Sản lượng khai thác thủy sản trong 5 năm 2011-2015 tăng bình quân 4,74%/năm.

Biểu đồ 3.4. Sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2011-2015 ** Công nghiệp - xây dựng

* Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 12,90%/năm. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng bình quân 5 năm là 10,08%/năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương quản lý tăng do việc đóng góp của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đà Nẵng và khu công nghiệp thuỷ sản Đà Nẵng, trong đó một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được chuyển về quận quản lý. Các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động ổn định, phần lớn có quy mô đầu tư vừa và nhỏ nhưng đã góp phần không nhỏ giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận, tập trung chủ yếu là chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, hàng thủ công mỹ nghệ.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà có nhiều biến đổi cụ thể: - Thành phần kinh tế Nhà nước giai đoạn 2005 – 2008 có tốc độ giảm bình quân hàng năm 28%. Giai đoạn 2009 – 2012 có tốc độ tăng bình quân hàng năm 38%. Giai đoạn 2012-2015 có tốc độ tăng bình quân hàng năm 45%

quân hàng năm là 86%. Giai đoạn 2009 – 2012 có tốc độ tăng bình quân hàng năm 18%. Giai đoạn 2012-2015 có tốc độ tăng bình quân hang năm 21%

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2005 – 2015 tốc độ tăng bình quân hàng năm vẫn 2%.

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Thành phần kinh tế

Năm Tốc độ tăng bình quân

(%) 2005 2008 2009 2012 2015 2005 - 2008 2009 - 2012 2012 - 2015 2005- 2015 Nhà nước 391.384 149.110 16.840 32.028 46.440 -28 38 45 -29 Ngoài nhà nước 105.197 680.808 815.204 1.143.346 1.383.448 86 18 21 47 Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 531.318 561.954 355.365 370.362 377.769 2 2 2 -8 Tổng số 1.027.899 1.391.872 1.187.409 1.545.736 1.807.657 11 14 12 9

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận có phát triển nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp là 1.807.657 triệu đồng tăng 779.758 triệu đồng so với năm 2005 (1.027.899 triệu đồng). Qua 10 năm, từ 2005 – 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của một số thành phần kinh tế có sự chuyển dịch, thay đổi. Trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước có giá trị sản xuất giảm dần từ 391.384 (năm 2005) xuống 46.440 triệu đồng (năm 2015). Trong khi thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm thì ngược lại giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước lại tăng mạnh trong suốt giai đoạn 2005 – 2015 , từ 105.197 triệu đồng (2005) lên đến 1.383.448 triệu đồng (2015) tăng 1.278.251 triệu đồng. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn quận Sơn Trà không nhiều, tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp mà các doanh nghiệp này tạo ra là khá lớn. Năm 2005, giá trị sản xuất là 531.318 triệu đồng và giảm xuống còn 377.769 triệu đồng (năm 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân do kinh tế thế giới có sự khủng hoảng đã ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư và khả năng tiêu thụ của thị trường chung.

* Xây dựng cơ bản

Tình hình xây dựng trên địa bàn quận Sơn Trà đang được xúc tiến mạnh mẽ, với nhiều công trình, dự án có nguồn vốn đầu tư khá mạnh. Nhiều công trình phục vụ nhiều nhu cầu trong xã hội, trong đó chủ yếu các công trình về giáo dục như xây dựng mới, nâng cấp các trường học từ ngân sách thành phố. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn tập trung ngân sách quận, người dân đóng góp để xây dựng các công trình công cộng như đường giao thông, điện chiếu sáng, chợ, mương thoát nước, nhà xe phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

** Dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển nhanh chóng, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ngày càng nhiều, nhất là dịch vụ lưu trú, ăn uống phát triển mạnh. Các chợ trên địa bàn quận được quan tâm đầu tư, sửa chữa, xây dựng mới như chợ Phước Mỹ, Nại Hiên Đông, An Hải Đông. Ngoài ra UBND quận cũng đã củng cố lại Ban quản lý chợ quận, nâng các chợ loại III do phường quản lý thành chợ loại II do Ban quản lý chợ quận quản lý (chợ Hà Thân, An Hải Bắc, Mân Thái) đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm tại chỗ của người dân. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, các khu du lịch, các bãi tắm, các điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, khách sạn hình thành thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ và tham quan Bán Đảo Sơn Trà phát triển nhanh chóng đa dạng theo hướng đi vào khai thác lợi thế du lịch biển. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá so sánh 2010) tăng bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 14,72%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 7,46%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 23,47%/năm.

Có thể nói, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ qua các giai đoạn là không đồng đều. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nguyên nhân của sự tăng trưởng không đồng đều là do việc chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tăng mạnh, các tuyến đường giao thông được mở rộng, trung tâm mua sắm, chợ được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, khu du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều góp phần cho các hoạt động mua sắm, nghỉ dưỡng, đi lại của người dân thuận tiện hơn nên giá trị sản xuất dịch vụ tăng lên không ngừng. Trong tương lai, ngành dịch vụ của quận Sơn Trà sẽ có sự đột phá, phát triển mạnh mẽ hơn, với nhiều cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng xong như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý – Nguyễn Văn Trỗi, các khu du lịch, nghỉ dưỡng bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Cát Tiên Sa, chùa Linh Ứng, khu Furuma… cùng với nhiều dự án resort đang được triển khai xây dựng trên địa bàn quận sẽ thu hút một lượng lớn sự đầu tư, khách du lịch.

nguồn đóng góp chính trong dịch vụ vận tải của thành phố Đà nẵng, hàng năm lượng hàng vận chuyển trên địa bàn quận khoảng 3 - 4 triệu tấn, tạo điều kiện cho các dịch vụ kho bãi, dịch vụ xếp dỡ phát triển trên địa bàn quận. Tuy nhiên, chi phí các loại dịch vụ vận tải trên địa bàn còn cao, chưa khuyến khích dịch vụ vận tải phát triển mạnh.

* Bưu chính - viễn thông

Trên địa bàn quận, hiện có bưu điện Đà Nẵng 3 là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam chiếm thị phần lớn về cung cấp các dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận sơn trà, thành phố đà nẵng, giai đoạn 2005 2015 (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)