3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.5.2. Giải pháp về quản lý
Dân số của quận Sơn Trà ngày càng tăng, nhưng nguồn tài nguyên đất thì không tăng, vì vậy phải quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả. Phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ tài nguyên đất. Trước hết, phải rà soát lại tổng thể từ cấp phường về diện tích đất nông nghiệp trong đó phân loại diện tích đất nông nghiệp nằm trong các khu dân cư, nằm kẹt giữa các khu công nghiệp, những vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, hệ thống thủy lợi bị phá vỡ và các vùng đất nông nghiệp chuyên canh, chuyên sản xuất hàng hóa. Từ đó để có các phương án quản lý nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Và cũng từ thực tiễn quản lý để đưa các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả quy hoạch thành đất khác. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, kiên quyết xử lý thu hồi và khắc phục hậu quả các trường hợp vi phạm qui hoạch sử dụng đất.
Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho cán bộ cấp quận, phường, hoàn thiện định mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất, xây dựng khung giá đất cho thuê hợp lý theo vị trí và mục đích sử dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các KCN, cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Các cấp chính quyền, đoàn thể cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trình độ dân trí trong việc thực hiện các quy định về đô thị, trật tự đô thị, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn và bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó, cần có chính sách và tăng cường quản lý tốt hơn nữa đối với dân nhập cư nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định, cân bằng và trật tự xã hội.