3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.2. Những thách thức do quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất
Việc xây dựng kế hoạch ở một số cơ sở phường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn có tư tưởng, quan niệm hình thức, không sát thực dẫn đến việc khi triển khai dự án mới lo bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gây khó khăn phức tạp
Các tổ chức kinh tế, khi có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn chưa thực sự nghiêm túc thực hiện việc đăng ký theo kế hoạch, chỉ tiêu, hướng dẫn của ngành dọc cấp trên, nên quận không nắm được nhu cầu sử dụng đất, khi triển khai dự án lại phải bổ sung kế hoạch.
Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án chưa làm tốt, nhất là việc tuyên truyền, vận động cho cán bộ, đảng viên từ trong Chi bộ cơ sở, dẫn đến việc làm chậm tiến độ triển khai xây dựng các công trình.
Tình trạng một số doanh nghiệp, khi được thuê đất đã chậm triển khai xây dựng công trình đã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của nhân dân địa phương vào việc chủ trương đầu tư của doanh nghiệp.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã lấy đi một số diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng lúa của nhân dân, nhưng chưa có chính sách đầy đủ nhằm thu hút và sử dụng hợp lý lực lượng lao động này, dẫn đến tình trạng vừa dư thừa và vừa thiếu hụt lao động ở một số ngành, các hộ gia đình nông dân bị mất đất chưa có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó, chất thải của một số nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN: Diện tích đất của quận Sơn Trà có sự thay đổi tương đối lớn trong 10 năm từ 2005-2015 theo hướng giảm đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp do trên địa bàn quận tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Việc này đã tạo ra những thách thức cho quận trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân, cũng như giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường.