PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41)

4. Những điểm mới của đề tài

2.4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các loại hình trồng trọt cây hàng năm vùng đồng bằng thuần nông huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Về thời gian: Nguồn số liệu được thu thập trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trên 02 xã đại diện vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển.

2.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống cây trồng hàng năm và các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Quảng Trạch.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quảng Trạch nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, trên tọa độ địa lý: 17o42”→ 17o59” Vĩ độ Bắc; 106o15”→ 106o59” Kinh độ Đông. Dân số 104.985 ngàn người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 212 người/km2. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang; phía Nam giáp Thị xã Ba Đồn; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp giáp huyện Tuyên Hoá. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 45.070,22 havới 18 đơn vị hành chính, cấp xã. Nằm trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A chạy qua, có khu kinh tế Hòn La, tiếp giáp biển... đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trạch mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị và phát triển kinh tế.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, 2015. Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch

Xã Quảng Châu

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất:

* Địa hình

Quảng Trạch là huyện có đồi núi, đồng bằng và ven biển, bị chia cắt bởi những đụn cát khu vực ven biển và sông ngòi; xen kẽ khu vực đồi núi là khu vực đồng bằng nhỏ, hẹp. Địa hình của huyện chia thành các dạng sau:

+ Địa hình núi thấp: Kiểu địa hình này chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện, có độ cao dưới 900m. Khu vực này bị chia cắt mạnh, sông suối có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú và đất đai có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc.

* Địa chất

+ Đá mẹ và mẫu chất: Đá mẹ, mẫu chất hình thành đất ở Quảng Trạch phân bố thành vùng tương đối rõ. Vùng phía Bắc - Tây Bắc đồi núi cao thuộc xã Quảng Hợp, Quảng Đông, Quảng Kim chủ yếu là đá macma axit, vùng đồi núi thấp phía Tây thuộc các xã Quảng Thạch, Quảng Liên, Quảng Trường, Quảng Phương, Quảng Lưu, Quảng Châu, chủ yếu là các đá trầm tích. Núi đá vôi có diện tích nhỏ chủ yếu ở các xã Quảng Tiến và Cảnh Hoá.

+ Sản phẩm bồi tụ phù sa: Sản phẩm bồi tụ phù sa cổ, phù sa cũ và phù sa mới được hình thành và phân bố chủ yếu ở ven và hạ lưu các con sông lớn trong huyện. Vật liệu của phù sa cổ có màu nâu vàng ở các tầng dưới, lên tầng mặt vì có sản phẩm hữu cơ nên đất có màu xám. Ở đất phù sa cũ, sản phẩm phù sa biến đổi hình thành tầng loang lổ đỏ vàng, tầng glây, không còn đặc tính phân lớp của phù sa mới.

+ Trầm tích đầm lầy biển: Đơn vị này bị ngập mặn với mạng lưới lạch triều khá dày. Phần lớn diện tích ngập triều ở mức trung bình và có một số nơi nhô ra khỏi mặt nước lúc triều thấp. Đặc trưng của trầm tích này là sự có mặt của sulfidic, hình thành bởi điều kiện yếm khí, sự ngập lụt đều đặn theo chu kỳ của nước mặn lợ.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết:

Quảng Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào,... là những yếu tố thuận lợi cơ bản cho phát triển đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên, Quảng Trạch được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt: Từ tháng 4 đến tháng 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây

Nam khô nóng thổi mạnh thường gây nên hạn hán; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa lớn nên thường xảy ra lũ lụt.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24- 25 0C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 18 0C (tháng 12 và tháng 1), có khi xuống tới 8 - 9 0C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao (trung bình 28 - 300C), tháng nóng nhất là tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 - 420C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C.

- Chế độ mưa: Quảng Trạch có lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 1.900 - 2.100 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm). Từ tháng 3 đến tháng 8 lượng mưa chỉ chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....

- Độ ẩm: Quảng Trạch có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 - 84%. Mùa khô kéo dài 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8) với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực đại vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 90%.

- Nắng: Quảng Trạch có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 - 6 giờ/ngày. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ và tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 - 80 giờ/tháng). Số giờ nắng trung bình khoảng 2600 giờ/năm.

- Gió: Quảng Trạch chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), đặc biệt là gió Tây Nam khô nóng, trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày.

- Bão và lũ lụt: Quảng Trạch nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng11 (đặc biệt tập trung các tháng 8 - 10). Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.

3.1.4. Đặc điểm thuỷ văn, thủy triều.

Quảng Trạch có hai con sông chính là sông Roòn, sông Gianh và các sông, suối nhỏ với diện tích lưu vực là: 3.067 ha. Các sông, suối ở Quảng Trạch có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt thường gây ra lũ lụt trong mùa mưa. Các con sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Vì vậy các vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông đều bị nhiễm mặn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Chế độ thuỷ triều của biển Quảng Trạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, hầu hết các ngày trong tháng đều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống cách khoảng trên dưới 6 giờ. Chênh lệch độ cao giữa 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng khá rõ rệt. Trong thời kỳ nước cường, độ lớn triều có thể đạt trên 0,4m.

3.1.5. Đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu

Tình hình đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.1. sau:

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu

Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Huyện Quảng Trạch Quảng Tùng Quảng Châu Tổng Diện tích tự nhiên 47.070,22 1.087,71 4.140,49 1. Tổng DT đất nông nghiệp 35.279,2 666,61 3.193,26

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 7.297,94 420,31 732,05

- Đất trồng cây hàng năm 6.363,12 420,31 732,05

+ Đất trồng lúa 3.736,99 273 327

+ Đất trồng cây hàng năm khác 2.626,13 113,69 312,6 - Đất trồng cây lâu năm 934,22 0 0

Chỉ tiêu Huyện Quảng Trạch Quảng Tùng Quảng Châu 1.2. Đất lâm nghiệp 27.747,52 231,9 2.445,06 - Đất rừng sản xuất 15.324,96 223,7 1.670,1 - Đất rừng phòng hộ 12.423,46 8,83 774,96 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 139,85 18,5 16,15

2. Đất phi nông nghiệp 7.108,28 321,55 795,9

3. Đất chưa sử dụng 2.682,74 99,55 151,33

- Đất bằng chưa sử dụng 1.948,44 48,14 111,89

- Đất đồi núi chưa sử dụng 723,18 51,41 39,44

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện và Báo cáo tình hình sử dụng đất các xã, 2013

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, trong 2 xã thì Quảng Châu có tổng diện tích đất tự nhiên lớn hơn với 3.193,26 ha.

Đối với đất nông nghiệp, xã Quảng Tùng tổng quỹ đất nông nghiệp khá thấp với 666,61 ha (chiếm 1,90% so với tổng quỹ đất nông nghiệp của huyện), chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 420,31 ha và đất phi nông nghiệp 321,55 ha. Với quỹ đất nông nghiệp thấp, việc chuyển đổi cơ cấu cấy trồng ngắn ngày làm tăng quá trình sử dụng trên 1 đơn vị diện tích cây trồng để tạo thu nhập cho hộ nông dân. Tại xã Quảng Tùng, diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích khá lớn so với đất sản xuất nông nghiệp với 99,55 ha và tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, địa hình khó khăn đi lại phục vụ cho việc canh tác.

Tại xã Quảng Châu, tổng diện tích đất nông nghiệp 3.193,26 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng lúa và cây trồng hằng năm chỉ chiếm 22,92%. Diện tích đất chủ yếu tập trung vào đất sản xuất lâm nghiệp chiếm 76,56%. So với diện tích đất chưa sử dụng của xã Quảng Tùng thì diện tích xã Quảng Châu có diện tích nhiều hơn so. Qua đó cho thấy 2 xã chưa khai thác triệt để diện tích đất tự nhiên.

Số liệu ở Bảng 3.1 cũng cho thấy, diện tích đất phi nông nghiệp của xã Quảng Châu lớn hơn nhiều so với xã Quảng Tùng. Tuy nhiên so với tổng diện tích đất nông nghiệp thì xã Quảng Châu chiếm tỉ lệ ít hơn, chỉ chiếm 24,92%, trong khi đó xã Quảng Tùng chiếm tỉ lệ cao 48,23% trong tổng diện tích đất nông nghiệp.

Tài nguyên đất Quảng Trạch có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng, v.v... Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng giữ nước.

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nhân lực 3.2.1. Nhân lực

Huyện Quảng Trạch hiện có lực lượng lao động 59.638 người, chiếm 56,81% dân số. Nguồn nhân lực phân bố trong các ngành kinh tế như sau: lao động trong ngành Nông nghiệp chiếm 55%, lâm nghiệp chiếm 3,6%, lao động trong ngành thuỷ sản chiếm 6,2%, lao động trong ngành công nghiệp chiếm 16,7%, lao động các ngành dịch vụ chiếm 8,6%, lao động khác chiếm 10,3%. Đặc điểm nguồn nhân lực của Quảng Trạch là cần cù, chịu khó, sáng tạo tích cực để phát triển các ngành nghề, ổn định sản xuất, vươn lên xoá đói giảm nghèo. Quảng Trạch hiện có hai lĩnh vực ngành nghề chủ yếu: Về nghề truyền thống có: nghề mộc, đan mây, chế biến nông sản, sản xuất muối và phát triển thêm các nghề mới như: sản xuất vật liệu xây dựng, làm hàng mây xuất khẩu. Đặc biệt sắp tới sẽ có một số làng nghề mới được hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đưa các nghề mới vào trong cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm tập trung sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường du lịch trong tỉnh cho Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và xuất khẩu, chế biến một số mặt hàng nông sản và hải sản.

3.2.2. Đặc điểm về kinh tế

Dựa vào số liệu bảng 3.2 cho thấy, huyện Quảng Trạch có số nhân khẩu 104.985 người, 26.246 hộ và 57.896 lao động. Nhìn chung, huyện Quảng Trạch có dân số khá đông, nguồn lao động dồi dào đảm bảo cho quá trình sản xuất đủ nhân lực. Số lao động tập trung chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp với 29.415 người, chiếm 50,8%; số lao động tập trung nhiều thứ 2 là lao động dịch vụ với 19,9% trong tổng số lao động. Số lao động còn lại rơi vào các ngành lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lần lượt là 12,3%, 9,1%, 4,1%, 3,6% trong tổng số lao động trên toàn huyện.

Xã Quảng Tùng dân số trung bình năm 2013 có 1.932 hộ với 7.726 nhân khẩu, 2.123 lao động. Số lao động này chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, có 1.394 lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 65,66 % lao động ở địa phương.

Xã Quảng Châu dân số trung bình năm 2013 có 2.400 hộ với 9.600 nhân khẩu. Tổng số lao động trong toàn xã 2.368 người, phần lớn lao động tập trung làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 1.927 người, chiếm 73,04% tổng số lao động làm việc tại địa phương.

Dựa vào bảng 3.2 cũng cho thấy, mật độ dân số người/km2 của 2 xã Quảng Tùng và xã Quảng Châu chênh lệch khá lớn. Xã Quảng Tùng có dân số ít hơn nhưng mật độ dân số lên đến 631 người/km2, trong khi đó xã Quảng Châu chỉ 232 người/km2. Điều này cho thấy việc phân bố dân cư xã Quảng Châu thưa thớt hơn do diện tích đồi núi nhiều dẫn đến tổng diện tích đất tự nhiên của xã cao.

Qua đó cho thấy, xã Quảng Tùng và xã Quảng Châu là hai xã có dân số tương đối đông, nguồn lao động chủ yếu sản xuất nông nghiệp vì vậy nông nghiệp được xác định là ngành phát triển kinh tế chính của hai xã.

Bảng 3.2. Nhân khẩu, lao động và phân loại hộ ở địa bàn nghiên cứu Chỉ tiêu ĐVT Huyện Quảng Trạch Quảng Tùng Quảng Châu Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

Nhân khẩu Người 104.985 100 7.726 100 9.600 100 Hộ gia đình Hộ 26.246 100 1.932 100 2.400 100 - Số hộ giàu Hộ 5.485 20,9 404 20,9 502 20,9 - Số hộ trung bình Hộ 16.533 62,9 1253 64,9 1.603 66,8 - Số hộ nghèo Hộ 4.228 16,1 275 14,2 295 12,3 Tổng số LĐ Người 57.896 100 2.123 100 2.638 100 Lao động N.nghiệp Người 29.415 50,8 1.102 51,9 1.274 48,3 Lao động L.Nghiệp Người 7.176 12,3 155 7,3 472 17,8 Lao động Thủy sản Người 5.249 9,1 137 6,5 181 6,8 Lao động Công Nghiệp Người 2.368 4,1 165 7,8 124 4,6 Lao động xây dựng Người 2.118 3,6 99 4,6 157 5,9 Lao động dịch vụ Người 11.570 19,9 465 21,9 430 16,3 Mật độ DS/đất C.tác Ng/km2 233 631 232

3.3. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ NGHIÊN CỨU

Kết quả điều tra, phỏng vấn đặc điểm nông hộ tại hai xã nghiên cứu được thể hiện cụ thể tại Bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Đặc điểm nông hộ vùng nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Quảng Tùng Quảng Châu Toàn mẫu

1 Số nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,93 4,33 4,13 2 Số lao động/hộ Người/hộ 2,33 2,23 2,28 3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp % số hộ 61,6 66,8 64,2 4 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 1 % số hộ 16,67 10,00 13,33 5 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 2 % số hộ 60,00 56,67 58,33 6 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 % số hộ 33,33 23,33 28,33 7 Chủ hộ có trình độ chuyên môn

kỷ thuật % số hộ 16,67 13,33 15,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)