Chuyển đổi giống các cây trồng chủ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 65)

4. Những điểm mới của đề tài

3.5.4. Chuyển đổi giống các cây trồng chủ lực

* Thay giống lúa dài ngày sang trung và ngắn ngày:

Ở hai xã nghiên cứu, việc bố trí cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng chân đất, Vụ Đông Xuân giống chủ lực là: X21, Xi23, NX30, P6, 94-11, IR353-66; Vụ Hè Thu chủ lực là HT1, IR504-04, KD18, DV108, XT28,… Nhờ có chính sách kịp thời, phù hợp nên lượng giống kỹ thuật, thời gian sinh trưởng ngắn và trung bình đưa vào sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, thể hiện sự chuyển biến tích cực trong việc nhận thức của người dân về công tác giống cây trồng, thích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi bất thường thời gian gần đây.

Trong thực tế sản xuất ở các xã, những năm gần đây đầu vụ Đông Xuân thường có mưa lớn, rét đậm kéo dài, nhiều diện tích lúa gieo trà đầu (trong khoảng từ 15-30/12) bị hư hỏng, phải gieo lại nhiều lần. Ở cả hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu vụ Đông xuân 2013-2014 có hơn 50% diện tích giống dài ngày phải gieo lại. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ dài ngày sang trung, ngắn ngày phù hợp với chân đất và xu thế đó đã diễn ra đồng loạt tại các xã trong nhiều năm qua.

Bảng 3.8. Quá trình chuyển đổi giống lúa ở các xã nghiên cứu

Nhóm giống lúa

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

D.tích (ha) Tỷ lệ(%) D.tích (ha) Tỷ lệ(%) D.tích (ha) Tỷ lệ(%) Quảng Tùng Dài ngày 204 73,8 159 58,2 140 51,8 Trung, ngắn ngày 72 26,2 115 41,8 131 48,2 Quảng Châu Dài ngày 224 70 163 51,4 116 37,1 Trung, ngắn ngày 96 30 154 48,6 196 62,9

Nhóm giống lúa dài ngày gồm có: X21, Xi23, NX30, IR353-66, VN20,... Thời gian sinh trưởng trên dưới 140 ngày.

Nhóm giống lúa trung ngày: P6, HT6, XT28, TBR1, Nhị ưu 838,... có thời gian sinh trưởng từ 120 đến dưới 140 ngày.

Nhóm giống lúa ngắn ngày: HT1, G251, QR1, IR505-04, P6 đột biến,... Thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày.

Từ kết quả ở Bảng 3.8. cho thấy: Việc chuyển đổi cơ cấu bộ giống lúa được thực hiện nhanh ở các xã, ở xã Quảng Châu cơ cấu giống dài ngày đã giảm mạnh, từ 70% năm 2011 xuống còn 37,1% năm 2013; xã Quảng Tùng đã giảm từ 73,8% năm 2011 xuống còn 51,8% năm 2013. Các xã Quảng Tùng, Quảng Châu tốc độ chuyển dịch cơ cấu giống tương đương bình quân của cả huyện.

* Thay đổi cơ cấu giống các loại cây khác:

- Thay thế giống lạc địa phương sang lạc L14, L23 *:

Từ năm 2010, trên địa bàn các xã đã thử nghiệm thành công giống lạc mới năng suất cao, chất lượng tốt LO8, L14, L23. Giống lạc này có đặc điểm trội hơn giống lạc củ địa phương là thân cao, quả to, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với các chân đất đồi như ở Quảng Châu năng suất cao hơn giống lạc địa phương 4 tạ/ha.

Tính hiệu quả của mô hình trồng lạc LO8, L14, L23 cao hơn trồng lạc địa phương (đối chứng) 4,5 triệu đồng/ha. Cao hơn trồng lúa 5 triệu đồng/ha, chủ yếu do sử dụng công lao động sẳn có của gia đình, ít thuê các loại máy móc trong kỳ sản xuất. Hiện nay các giống lạc trên đã được nông dân các xã Quảng Tùng, Quảng Châu đưa vào sản xuất, diện tích chiếm trên 80% để thay thế các giống cũ ở địa phương.

- Thay thế giống Ngô nếp địa phương bằng các giống các giống ngô lai**: Việc thử nghiệm các giống LVN10, ngô lai CP888, CP989, DK9901 đã được thực hiện từ nhiều năm nay, các giống ngô mới đưa vào có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất khá cao, phù hợp với các nông hộ thuộc vùng miền núi để làm lương thực, phục vụ cho phát triển chăn nuôi.

Tuy nhiên về chất lượng giống này không ngon bằng giồng ngô nếp địa phương, bà con trồng ngô nếp bán tươi thu được giá cao hơn nhiều so với ngô hạt khô sạch. Vì vậy, ngoài việc chuyển đổi sang các giống ngô lai hiện nay bà con cũng chuyển đổi sang các giống Ngô nếp TBKT có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Thay giống khoai củ bằng giống mới KLC3, KLC5, KTB1, KTB2*** Khoai lang là cây trồng quen thuộc của nông dân ở đây, hiện nay sản phẩm trồng khoai phục vụ nhiều mục đích như củ làm khoai kẹo, chăn nuôi, đặc biệt bán khoai củ tươi ra thị trường Thị xã Ba Đồn, ở các chợ có giá thành rất cao (5.000 đến 6.000đồng/kg, tương đương giá lúa), thân lá khoai con làm thực phẩm rau xanh trong bữa ăn hằng ngày.

Vì vậy, từ năm 2011, ở xã Quảng Châu đã đưa vào thử nghiệm 0,5 ha hai giống khoai KLC3, KTB1; các giống khoai này có bộ lá khỏe, chống chịu khá, chất lượng thơm ngon. Hiện nay giống khoai này đã thay thế hàng chục ha giống khoai cũ ở địa phương và ngoài xã. Quá trình chuyển đổi cơ cấu giống được thể hiện tại Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng khác:

Loại

giống Tên xã Nhóm giống

Năm 2011 Năm 2013 D.tích (ha) Tỷ lệ (%) D.tích (ha) Tỷ lệ (%) Lạc Quảng Tùng Giống củ 0,5 33,33 - - Giống mới * 1 66,67 2 100

Quảng Châu Giống củ 25 78,13 14 41,18 Giống mới 7 21,88 20 58,82

Ngô

Quảng Tùng Giống củ 9,7 76,38 10 52,63 Giống mới ** 3 23,62 9 47,37

Quảng Châu Giống củ 14,6 100 1,5 30 Giống mới - - 3,5 70 Khoai Quảng Tùng Giống củ - - - - Giống mới*** - - 2 100 Quảng Châu Giống củ 37 71,15 18 37,5 Giống mới 15 28,85 30 62,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 65)