TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG VÙNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 57)

4. Những điểm mới của đề tài

3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG VÙNG

VÙNG NGHIÊN CỨU

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các loại cây trồng sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh thái của từng vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sử dụng cây trồng có năng suất giá trị cao, tăng vụ trên một năm tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích, đang diễn ra một cách khá mạnh mẽ ở huyện Quảng Trạch. Để theo dõi điều đó một cách cụ thể ta xem qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Biến động diện tích, năng suất một số cây trồng hàng năm

huyện Quảng Trạch giai đoạn 2010 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

2013/2010

±Δ ±%

I. Diện tích

1. Lúa Đông Xuân Ha 2.931 2.989 3.135 3.181 250,0 8,53 2. Lúa Hè Thu Ha 2.716 2.817 2.817 3.035 319,0 11,75 3.Ngô Đông Xuân Ha 367 369 372 380 13,0 3,54 4. Ngô Vụ Đông Ha 68 76 85 64 -4,0 -5,88 5. Khoai Ha 898 809 770 870 -28,0 -3,12 6. Ớt Ha 196 196 191 146 -50,0 -25,51 7. Đậu Xanh Ha 121 122 123 136 15,0 12,40 8. Lạc Ha 662 662 662 668 6,0 0,91 9. Vừng (Mè) Ha 82 88 89 94 12,0 14,63 10. Rau các loại Ha 574 579 588 640 66,0 11,50

II. Năng suất

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

2013/2010

±Δ ±%

2. Lúa Hè Thu Tạ/ha 45,03 50,51 49,49 50,26 5,2 11,61 3.Ngô Đông Xuân Tạ/ha 46,73 44,67 48,91 46,26 -0,5 -1,01 4. Ngô Vụ Đông Tạ/ha 26,2 28 28,6 18,7 -7,5 -28,63 5. Khoai Tạ/ha 79,84 77,69 78,86 78,91 -0,9 -1,16 6. Ớt Tạ/ha 15,2 14,8 17,4 18,1 2,9 19,08 7. Đậu Xanh Tạ/ha 8,2 7,7 7,9 8,8 0,6 7,32 8. Lạc Tạ/ha 18,14 16,19 16,96 18,36 0,2 1,21 9. Vừng (Mè) Tạ/ha 5,12 5,11 5,49 5,77 0,6 12,70 10. Rau các loại Tạ/ha 79,1 79 84,4 93,2 14,1 17,83

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch, 2013.

Qua Bảng số liệu 3.4. ta thấy:

Hầu hết diện tích các loại cây trồng chính hàng năm đều có xu hướng tăng; Diện tích lúa Đông xuân năm 2010 là 2.931 ha, đến năm 2013 là 3.181 ha, tăng 250 ha; Diện tích Lúa Hè thu năm 2013 tăng 11,75% so với năm 2010 và tương đương tăng 319 ha; Các cây trồng khác như Khoai lang, Vừng, Rau các loại diện tích có xu hướng tăng đều qua các năm, việc tăng diện tích các đối tượng cây trồng trên qua các năm một phần là do việc khai hoang mở rộng diện tích vùng gò đồi, một phần do quá trình tự chuyển đổi của các hộ dân từ đất trồng lúa hàng năm mà nhiều là ở vụ Hè thu.

Diện tích trồng ngô tăng dần qua ba năm cụ thể là năm 2010 diện tích ngô là 367 ha sang năm 2013 diện tích trồng ngô tăng 13ha, tăng 3,54% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ba năm trở lại đây giá ngô trên thị trường tăng mặt khác chi phí trồng ngô thấp hơn trồng lúa và khoai lang, hơn nữa trồng ngô có

thể tận dụng được thức ăn cho chăn nuôi... Vì vậy một số hộ đã chuyển từ trồng lúa và khoai lang sang trồng ngô cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Diện tích Ngô vụ Đông và Khoai lang của huyện diện tích biến động không đều trong bốn năm trở lại đây. Cụ thể năm 2010 diện tích Khoai lang là 898 ha, năm 2013 diện tích là 870ha giảm 3,12% so với năm 2010. Nguyên nhân là do khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế không cao cho người nông dân. Mặt khác trong những năm trở lại đây chăn nuôi theo hướng công nghiệp phát triển hơn. Người dân sử dụng thức ăn sẵn, thức ăn công nghiệp là chủ yếu vì thế dây và củ khoai lang ít được sử dụng để phục vụ cho chăn nuôi. Nhân thức được điều này một số hộ đã chuyển từ trồng khoai lang sang trồng ngô, các loại rau hàng năm khác dẫn đến diện tích trồng khoai lang của huyện giảm trong vòng bốn năm qua. Ngô vụ Đông tăng giảm diện tích không đều nguyên nhân chủ yêu là do người dân không dám mạnh dạn đầu tư do e ngại về điều kiện thời tiết, hơn nữa chủ trương chuyển đổi sản xuất cây vụ Đông của tỉnh, huyện và các địa phương mang tính khuyến cáo, không giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể vì vậy năm 2013 giảm 28 ha, tương đương giảm 3,12% so với năm 2010.

Diện tích cây Ớt có xu hướng giảm đều qua các năm, năm 2013 diện tích cây Ớt toàn huyện có 146 ha, giảm 50 ha so với năm 2010, tương đương giảm 25,51%. Có hai nguyên nhân chính sẫn đến lý do giảm DT đó là do cây Ớt là cây trồng có nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, hơn nữa mặc dù cây ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên sản xuất trên diện rộng nhưng thị trường đầu ra gặp khó khăn.

Năng suất của các cây trồng trong nhóm cây lương thực đều tăng qua ba năm. Lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện. Năng suất lúa qua ba năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2010 năng suất là 49,2ha/tạ sang năm 2011 năng suất tăng lên 52,85 tạ/ha, năm 2013 năng suất là 54,2 tạ/ha tăng 10,16% so với năm 2010.

Ngô là cây trồng có năng suất tăng khá cao trong ba năm qua. Năm 2010 năng suất đạt 46,73 tạ/ha, năm 2011 năng suất giảm xuống 4,41% so với năm 2010. Năm 2012 năng suất tiếp tục tăng đạt 48,91 tăng 9,49% so với năm 2011 và tăng 4,66% so với năm 2010. Nguyên nhân là do người dân được tiếp cận

được với những giống ngô có năng suất cao vì vậy mà diện tích ngô đã tăng lên cả về diện tích cũng như năng suất trong bốn năm qua.

Khoai lang cũng là cây trồng có sự tăng nhanh về năng suất cụ thể là năm 2011 năng suất khoai lang là 77,69 tạ/ha, sang năm 2012 năng suất tăng lên 78,86 tạ/ha so với năm 2011. Năm 2013 tăng 0,5 tạ/ha so với năm 2012.

Lạc, đậu xanh, mè, rau các loại là những cây trồng có năng suất trung bình qua các năm đều tăng. Tốc độ phát triễn bình quân năng suất đối với cây lạc đạt 100,75%; cây đậu xanh đạt 102,63%; cây vừng (mè) đạt 104,08%; rau các loại đạt 105,71%.

- Biến động diện tích gieo trồng:

Như vậy, diện tích các loại cây trồng trong các năm qua đã có nhiều biến động. Hầu như người dân chủ động trong việc lựa chọn cây trồng, diện tích sẽ trồng và canh tác thường dựa vào điều kiện năm trước. Đây chính là vấn đề bất cập trong quản lý nông nghiệp ở địa phương.

- Biến động năng suất cây trồng:

Năng suất các loại cây trồng qua các năm nghiên cứu đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, qua quan sát ta thấy năng suất năm tăng, năm giảm phản ánh năng suất cây trồng không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện canh tác, điều kiện thời tiết, ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến cây trồng, chế độ chăm sóc…

Thực tế cho thấy hầu hết giống của các loại cây trồng trong những năm qua chưa thay đổi nhiều, diện tích gieo trồng giống mới không cao, chủ yếu là giống cũ hơn nữa lại kết hợp với độ phì của đất đã giảm do canh tác lâu năm nên dẫn tới năng suất cây trồng không có nhiều biến động đáng kể theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)