SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 65)

4. Những điểm mới của đề tài

3.6. SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở NÔNG HỘ

NÔNG HỘ

3.6.1. Hộ thực hiện chuyển đổi hệ cây trồng.

Hằng năm, nông dân đã có sự chuyển đổi hệ cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả thu nhập. Tuỳ theo loại hình chuyển đổi mà số hộ đã tham gia có khác nhau. Qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tại hai xã nghiên cứu, quá trình chuyển đổi cây trồng ở nông hộ được thể hiện ở Bảng 3.10 cụ thể như sau:

Bảng 3.10. Số lượng hộ tham gia chuyển đổi hệ cây trồng.

Đơn vị tính: Hộ

Loại hình chuyển đổi

Quảng Tùng (n=30) % hộ khảo sát Quảng Châu (n=30) % hộ khảo sát Toàn mẫu (n=60) % hộ khảo sát

1. Chuyển đổi cây trồng 7 23,33 9 30 16 26,67

2. Chuyển đổi giống 30 100 30 100 60 100

3. Chuyển đổi hình thức

canh tác 3 10 4 13,33 7 11,67

Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015

Đối với loại hình chuyển đổi cơ cấu giống tất cả các hộ khảo sát đã có tham gia (tỷ lệ 100%), các hộ đã thực hiện chuyển đổi giống lúa từ giống dài ngày sang sản xuất các loại giống lúa trung và ngắn ngày.

Đối với loại hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có 16hộ/60 hộ khảo sát có sự chuyển đổi giữa các loại cây trồng, chiếm tỷ lệ 26,67%, trong đó chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây màu có 03 hộ; chuyển đổi giữa các loại cây màu có 13 hộ, bao gồm chuyển đổi trồng ngô, trồng khoai sang trồng lạc, ớt, đậu xanh, rau; chuyển đổi trồng khoai sang trồng rau các loại, lạc, đậu xanh,…

Chuyển đổi hình thức canh tác có 07 hộ, chiếm 11,67% số hộ khảo sát, chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa cao cồn sang trồng ngô và đậu xanh ở vụ Đông xuân; Một số chân đất lúa trũng, chủ động nước các hộ dân xin chuyển

sang nuôi trồng thủy, hải sản; Vụ Hè thu do thiếu nước nên một số hộ dân đã chủ động chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô, đậu xanh, vừng…

3.6.2. Chuyển đổi cây trồng ở nông hộ qua các năm

Quá trình Chuyển đổi cây trồng cấp hộ qua 3 năm được thể hiện ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Chuyển đổi cây trồng ở nông hộ 3 năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Sào/hộ/năm

Tên cây trồng Quảng Tùng Quảng Châu Toàn mẫu

2011 2013 2011 2013 2011 2013

1. Lúa Đông Xuân 5,42 6,56 7,86 9,88 13,28 16,44 2. Lúa Hè thu 6,75 7,51 8,52 10,06 15,27 17,57 3. Ngô 1,67 0,80 3,17 4,72 4,84 5,52 4. Sắn 0 0 4,19 4,22 4,19 4,22 5. Khoai 0 0 2,66 2,98 2,66 2,98 6. Lạc 0 0 1,88 1,93 1,88 1,93 7. Đậu 1,53 0,35 1,26 1,73 2,79 2,08 8. Rau màu các loại 0,20 0 0,23 0,34 0,43 0,34

Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015.

Đối với cây lúa Đông Xuân và lúa Hè thu qua bảng phỏng vấn hộ ta thấy cả 02 xã đều có sự chuyển đổi trong 3 năm qua; Năm 2011 diện tích lúa ĐX chuyển đổi với diện tích 13,28 sào/hộ/năm, vụ HT chuyển đổi được 15,27 sào/hộ/năm. Năm 2013 diện tích lúa ĐX chuyển đổi với diện tích 16,44 sào/hộ/năm, vụ HT chuyển đổi được 17,57 sào/hộ/năm. Diện tích chuyển đổi vụ ĐX chủ yếu chuyển đổi ở các vùng đất cao cồn, khó chủ động nước, khu vực dọc các bãi bồi ven song để chuyển đổi sang trồng ngô, đậu xanh, lạc. Diện tích chuyển đổi Lúa Hè thu nhiều hơn so với lúa Đông Xuân nguyên nhân chính là do hạn hán, thiếu nước tưới nên nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi đất lúa

sang các cây trồng cạn, chuyển đổi sang các đối tượng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cây ngô cả 02 xã Quảng Tùng và xã Quảng Châu qua phỏng vấn điều tra cũng đều thấy có sự chuyển đổi, tuy nhiên diện tích chuyển đổi xã Quảng Châu lớn hơn so với xã Quảng Tùng, năm 2013 diện tích cây ngô xã Quảng Châu chuyển đổi sang các cây trồng Khoai, Lạc với diện tích 4,72 sào/hộ/năm.

Diện tích cây Lạc, Sắn và Khoai lang ở Quảng Tùng ít nên không có sự biến động về diện tích, tuy nhiên xã Quảng Châu có sự chuyển đổi giữa các cây trồng cạn tương đối lớn; Diện tích cây khoai năm 2013 chuyển đổi 2,98 sào/hộ/năm, cây sắn chuyển đổi 4,22 sào/hộ/năm tăng 0,03 sào/hộ/năm so với năm 2011. Các hộ tự chuyển đổi giữa các năm phù hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu của từng hộ, nên các cây màu ngắn ngày có sự chuyển đổi qua lại không ổn định qua các năm. Diện tích cây Lạc xã Quảng Châu năm 2013 chuyển đổi 1,93 sào/hộ/năm, so với năm 2011 tăng 0,05 sào/hộ/năm.

Cây rau màu các loại có sự chuyển đổi biến động về diện tích tuy nhiên không đáng kể. Diện tích cây rau màu có sự biến động tăng lên ở các xã; là cây dễ trồng và tận dụng những diện tích nhỏ và cho hiệu quả kinh tế cũng như thiết thực hơn với người dân nên các hộ dân gần như chuyên canh, luân canh các loại rau. Ngoài ra việc diện tích ra tăng là do có những chủ trương, chính sách của huyện hổ trợ về giống, hổ trợ từ các tổ chức từ thiện ủng hộ do thiên tai lụt bão gây ra.

Đối với cây đậu các loại có sự biến động diện tích không đều qua các năm, sự tăng lên về diện tích là do những năm thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài nên người dân chủ động chuyển đổi sang trồng đậu xanh, vừng… và ngược lại khi điều kiện thời tiết thuận lợi, nước sản xuất đảm bảo thì diện tích đậu các loại giảm xuống.

3.7. CÂY TRỒNG CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN. 3.7.1. Cây trồng có tiềm năng phát triển

Để xác định được cây trồng có tiềm năng phát triễn cần tiến hành lấy ý kiến hộ về tiềm năng phát triễn của từng đối tượng cây trồng và tiến hành phỏng

vấn người am hiểu để lập danh sách cây trồng tiềm năng cũng như xác định được diện tích cây trồng đó dự kiến sẽ phát triễn trong những năm tiếp theo.

Qua Phỏng vấn người am hiểu và phỏng vấn hộ của 02 xã nghiên cứu, việc xác định các cây trồng tiềm năng và đánh giá các cây trồng tiềm năng được thể hiện ở Bảng 3.12 như sau:

Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá các cây trồng có tiềm năng phát triển

Cây trồng có tiềm năng

Quảng Tùng Quảng Châu

Số hộ trả lời (n=30) DT hiện tại (ha/xã) DT năm tới (ha/xã) Số hộ trả lời (n=30) DT hiện tại (ha/xã) DT năm tới (ha/xã)

1. Lúa Đông Xuân 27 273 273 25 327 327 2. Lúa Hè thu 26 269 254 25 297 272 3. Ngô 21 17 25 20 60 67 4. Khoai 7 8 10 15 84 87 5. Sắn 2 3 3 11 165 170 6. Lạc 12 8 10 18 76 82 7. Rau các loại 28 34 37 22 46 50

Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu và phỏng vấn hộ, 2015

Qua Bảng số liệu phỏng vấn người am hiểu và phỏng vấn hộ được thể hiện ở Bảng 3.12, danh sách các cây trồng được cho là tiềm năng, có khả năng phát triễn vẫn là một số các cây trồng chủ lực ở địa phương như Lúa, Ngô, Rau, Lạc, Khoai, Sắn. Tuy nhiên các loại cây trồng này lại có sự trả lời khác nhau giữa các xã nghiên cứu. Đối với cả hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu đa số đều nhận định lúa là cây trồng không phải là cho thu nhập cao hơn các loại cây khác nhưng là cây trồng chủ lực, đảm bảo lương thực cho cả gia đình cũng như chăn nuôi. Theo sự trả lời của những người am hiểu thì cây Lúa là cây lương thực

chính, mục tiêu an ninh lương thực được Đảng và Nhà nước có chủ trương phải đảm bảo diện tích, việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác được thực hiện khi có chủ trương và trong một diện hẹp hay vì một lý do quan trọng khác, vì vậy xác định cây lúa là cây chủ lực tiềm năng đối với cả hai vụ Đông xuân và Hè Thu.

Xã Quảng Châu là xã đồng bằng vùng gò đồi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, vì vậy đa số các ý kiến ngoài cây lúa ra thì vẫn khẳng định các đối tượng cây trồng như Ngô, Lạc, Khoai, Sắn phù hợp và có khả năng, tiềm năng phát triển. Về cây Ngô có 20/30 ý kiến đồng ý tại xã Quảng Châu, có 21/30 ý kiến tại xã Quảng Tùng; Cây Lạc có 18/30 ý kiến đồng ý tại xã Quảng Châu, có 18/30 ý kiến đồng ý tại xã Quảng Tùng. Sau đó mới đến là cây Khoai và Sắn.

Về cây rau các loại đa số các hộ được phỏng vấn ở 02 xã đều cho rằng là rau là cây có hiệu quả kinh tế cao, đỡ chi phí mua thực phẩm để ăn hằng ngày, là cây dễ trồng, tận dụng được các chổ diện tích đất đai nhỏ hẹp, chi phí bỏ ra ít mà trồng được rất nhiều vụ trong năm, ngoài ra có nhiều ý kiến rau trồng sử dụng là rất an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe...Vì vậy Quảng Châu có 22/30 số hộ đồng ý và Quảng Tùng có đến 28/30 hộ đồng ý cho là cây rau là cây có tiềm năng.

Trên cơ sở thực tế và qua phỏng vấn người am hiểu về kế hoạch diện tích các năm sau đối với cây trồng tiềm năng thì xu thế sẽ giảm diện tích trồng lúa cả hai vụ Đông xuân và Hè thu sang trồng các cây trồng hàng năm có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện thời tiết hạn hán ngày càng nhiều hơn, chuyển sang một số cây trồng tiềm năng ngắn ngày như Ngô, Lạc, Rau màu các loại... Đối với vụ Đông xuân việc chuyển đổi đất lúa ít còn vụ Hè thu khả năng trong thời gian tới sẽ chuyển đổi với diện tích nhiều hơn.

3.7.2. Năng suất cây trồng có tiềm năng phát triển

Năng suất cây trồng có tiềm năng phát triễn của 02 xã Quảng Tùng và Quảng Châu từ năm 2011 đến 2013 được thể hiện qua số liệu thu thập từ báo cáo của UBND các xã năm 2013 tại Bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Năng suất cây trồng có tiềm năng phát triển

Đơn vị tính: Tạ/ha

Tên cây trồng

Quảng Tùng Quảng Châu Toàn mẫu

2011 2013 2011 2013 2011 2013

1. Lúa Đông Xuân 55,71 55,60 53,70 54,62 54,71 55,11 2. Lúa Hè thu 51,01 52,01 50,39 50,99 50,70 51,50 3. Ngô 44,71 50,00 47,68 45,17 46,20 47,59 4. Sắn 77,33 86,67 76,24 85,03 76,79 85,85 5. Khoai 74,19 90,00 77,34 72,02 75,77 81,01

6. Lạc 18,03 20,80 18,00 18,03 18,02 19,42 7. Rau màu các loại 77,30 95,90 74,50 90,90 75,90 93,40

Nguồn: Báo cáo UBND các xã 2011, 2013

Qua bảng số liệu Bảng 3.13 ta thấy năng suất các loại cây trồng được xem là có tiềm năng của hai xã có sự biến động và cũng có sự biến động qua các năm từ năm 2011 đến 2013.

Lúa Đông xuân và Hè thu năng suất biến động không lớn qua các năm và của 2 xã Quảng Tùng và Quảng Châu. Vụ Đông xuân năng suất giao động từ 53,7 đến 55,71 tạ/ha. Tính bình quân năng suất của từng xã nghiên cứu vụ Đông xuân thì Quảng Châu năng suất thấp hơn Quảng Tùng và bình quân năng suất của hai xã năm 2011 đạt 54,71 tạ/ha thấp hơn so với năm 2013 đạt 55,11 tạ/ha. Vụ Hè Thu tính bình quân năng suất của hai xã năm 2011 đạt 50,7 tạ/ha thấp hơn so với năm 2013 đạt 51,5 tạ/ha.

Các cây trồng khác như Ngô, Sắn, Khoai, Lạc năng suất biến động không đều qua các năm và các xã, nhìn chung năng suất các cây trồng năm sau thường

cao hơn năm trước và có sự chênh lệch không lớn, tuy nhiên có một số cây trồng năng suất của một số cây trồng có sự chênh lệch lớn qua các năm. Đơn cử xã năng suất cây khoai lang xã Quảng Tùng năm 2011 đạt 74,17 tạ/ha nhưng năm 2013 đạt 90 tạ/ha, năng suất cây Ngô xã Quảng Tùng năm 2011 đạt 44,71 tạ/ha nhưng năm 2013 đạt 50 tạ/ha.

Rau các loại có sự biến động lớn về năng suất qua các năm cả hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu; Năm 2011 bình quân năng suất của hai xã đạt 75,9 tạ/ha, nhưng đến năm 2013 năng suất đạt tới 93,4 tạ/ha. Nguyên nhân chính là do năm 2011 điều kiện thời tiết không thuận lợi, không có chính sách hổ trợ về giống, trong khi đó năm 2013 có chính sách hổ trợ về giống của nhà nước và các tổ chức để khắc phục hậu quả do thiên tai.

3.7.3. Hiệu quả sản xuất cây trồng có tiềm năng phát triển

Tổng thu (doanh thu) của từng loại cây trồng được tính bằng cách lấy sản lượng nhân với đơn giá bán của loại cây trồng đó, tính theo giá trị hiện hành.

Chi phí sản xuất được tính toàn bộ chi phí đầu tư cho một vụ sản xuất của cây trồng. Đối với nông hộ, tính chi phí cho sản xuất trồng trọt chỉ tính những phần vật tư phân bón, máy móc, giống (nếu mua) và một số phần phải mua và trả công dịch vụ, không tính công lao động gia đình.

Kết quả khảo sát hiệu quả sản xuất từ các cây trồng chính ở Bảng 3.14 sau:

Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất các cây trồng chính năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/vụ

TT Tên cây trồng Tổng thu Tổng chi Thu nhập

1 Lúa 30,60 15,30 15,30 2 Ngô 18,90 10,00 8,90 3 Khoai 37,98 17,5 20,48 4 Ớt 57,85 27,00 30,85 5 Đậu xanh 19,40 6,80 12,60 6 Lạc 64,60 34,5 30,10 7 Vừng (mè) 19,04 8,00 11,04 8 Rau màu khác 37,52 11,00 26,52 Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015.

Trong các loại cây trồng, cây lúa có chi phí sản xuất khá cao, bởi vì đa số các công đoạn trong sản xuất lúa cơ bản dùng máy móc, đa số bà con chưa có máy, phải thuê máy dịch vụ. Ví dụ năm 2013, mỗi sào lúa phải chi 210.000 đồng cho thuê máy làm đất, 180.000 đồng cho thuê máy gặt. Chi phí mua giống, lân đạm, thuốc bảo vệ thực vật cũng khá lớn trong cấu thành chi phí sản xuất lúa (giống 90.000 đồng/sào, đạm - lân - kali gần 300.000 đồng/sào).

Theo ông Nguyễn Trung Thành, trưởng thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng: “Những hộ không có trâu, bò tự cày kéo thì phải trả chi phí cày đất 90.000 đồng/sào, máy phay 120.000 đồng/sào và chi phí vận chuyển. Những hộ thuê người gặt thì phải chi phí 120.000 đồng/sào, thuê máy gặt đập liên hợp thì phải mất 160.000 đồng/sào. Như vậy, những hộ có điều kiện tự cày kéo, tự gặt thì giảm chi phí sản xuất khá lớn”.

Kết quả thảo luận nhóm nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất trồng trọt ở thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng cho cho thấy, thực chất chi phí máy cho việc làm đất, gặt là không cao, hầu hết do người dân trong thôn tự phục vụ, nên chi phí thực tế bỏ ra chỉ bao gồm tiền dầu, khấu hao máy, tiền lãi vay mua máy,.. tính một sào làm đất bình quân 45.000 đồng, tuốt lúa 20.000 đồng/sào, còn lại cũng thuộc phần nhân công địa phương, tức là cũng thuộc thu nhập của người dân trong thôn.

Dựa vào Bảng 3.14 theo số liệu khảo sát, mỗi ha lúa sản xuất cho thu nhập 15,30 triệu đồng/vụ sau khi đã trừ chi phí. Mặc dù hiệu quả thu nhập từ trồng lúa không cao, nhưng đây là loại cây trồng đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, yếu tố tâm lý cũng tác động không nhỏ đến hoạt động trồng lúa, nghề sản xuất lâu đời gắn bó với bà con, là loại cây trồng đảm bảo lương thực hằng ngày cho gia đình họ. Mặt khác hiện nay Chính phủ, các địa phương đang có những chính sách đặc biệt bảo vệ nghề trồng lúa nước như hạn chế quy hoạch đất lúa sang đất phi nông nghiệp, cây trồng khác; hỗ trợ thuỷ lợi, hỗ trợ bảo hiểm cho nghề trồng lúa, thu mua dự trử lúa gạo cho nông dân.

Cây Ớt có tổng thu 57,85 triệu đồng/ha/vụ, chi phí cho trồng ớt nhiều hơn so với các cây trồng khác. Chi phí chủ yếu cho cây Ớt là làm đất, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động với mức 27,00 triệu đồng/ha/vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 65)