ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 53)

4. Những điểm mới của đề tài

3.3. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ NGHIÊN CỨU

Kết quả điều tra, phỏng vấn đặc điểm nông hộ tại hai xã nghiên cứu được thể hiện cụ thể tại Bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Đặc điểm nông hộ vùng nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Quảng Tùng Quảng Châu Toàn mẫu

1 Số nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,93 4,33 4,13 2 Số lao động/hộ Người/hộ 2,33 2,23 2,28 3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp % số hộ 61,6 66,8 64,2 4 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 1 % số hộ 16,67 10,00 13,33 5 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 2 % số hộ 60,00 56,67 58,33 6 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 % số hộ 33,33 23,33 28,33 7 Chủ hộ có trình độ chuyên môn

kỷ thuật % số hộ 16,67 13,33 15,00 8 Diện tích đất trồng trọt hàng năm Sào/hộ 5,24 4,96 5,10 9 Diện tích đất trồng lúa Sào/hộ 4,03 3,7 3,87 10 Số thửa bình quân hộ Thửa/hộ 3,96 4,35 4,16 11 Tổng đàn trâu bò Con/hộ 0,46 1,07 0,77 12 Máy bơm nước Cái/hộ 0,29 0,29 0,29 13 Máy tuốt lúa Cái/hộ 0,07 0,11 0,09 14 Máy cày, bừa Cái/hộ 0,04 0,05 0,04

15 Bình bơm thuốc Bình/hộ 0,40 0,35 0,37

Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy, các xã điểm có số nhân khẩu bình quân khá cao với 4,13 người/hộ và 2,28 lao động/hộ.

Bình quân số người/hộ giữa các xã có chênh lệch đáng kể, xã Quảng Châu có số nhân khẩu bình quân trên hộ cao hơn Quảng Tùng là 0,4 người/hộ. Số lao động bình quân trong hộ ở các xã là 2,28 lao động/hộ, giữa các xã điểm không có sự chênh lệch đáng kể, xã Quảng Tùng 2,33 lao động/hộ, số người ăn theo bình quân là 1,6 người/hộ. Xã Quảng Châu là 2,23 lao động/hộ, số người ăn theo bình quân 2,1 người/hộ. Sự chênh lệch này dẫn đến kết quả thu nhập bình quân lao động ở xã có tỷ lệ người ăn theo cao sẽ thấp hơn so với xã có tỷ lệ người ăn theo thấp và ngược lại.

Qua điều tra cho thấy, tỉ lệ chủ hộ sản xuất có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Vì đặc thù của sản xuất nông nghiệp là dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, nên người dân nông thôn không chú trọng đến việc nâng cao trình độ lao động. Hầu hết chủ hộ chưa qua trường lớp đào tạo nghề chính quy nào, chỉ tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất từ các mô hình nông lâm ngư và các chương trình dự án phát triển nông thôn.

Đối với tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghư nghiệp ở các xã nghiên cứu khá cao, xã Quảng Tùng 61,60% và xã Quảng Châu 66,80%. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do điều kiện đất đai, địa hình khó khăn ở xã Quảng Châu, điều này đã dẫn đến tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của 2 xã có sự chênh lệch là 5,2%.

Trình độ văn hóa của chủ hộ khá cao, qua kết quả điều tra cho thấy, đa số chủ hộ đều học hết cấp 2 với mức bình quân chiếm 58,33%, cấp 3 chiếm 28,33% và cấp 1 chiếm 13,33%. Trình độ học vấn cao là điều kiện tốt cho việc tiếp thu và tham gia các lớp tập huấn, các tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng trông nông nghiệp nói chung và trông chuyển đổi cơ cấu cây rồng hằng năm nói riêng. Trong 60 hộ dân khảo sát tại 2 xã Quảng Tùng và Quảng Châu thì chỉ có 15% chủ hộ có trình độ chuyên mô kĩ thuật. Lao động trong sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, nên thời gian không có việc làm của lao động nông thôn ở khu vực này kéo dài trong nhiều tháng trong năm. Không được đào tạo nghề thì lao động càng khó tiếp cận với các việc làm có thu nhập ổn định và

bền vững, đây là một thực trạng khó khăn của lao động nông thôn trong vùng này. Ngoài ra việc người dân không được đào tạo nghề cũng là do họ chưa tiếp cận được với các trung tâm đào tạo việc làm và dạy nghề. Ở các xã nghiên cứu, các kênh thông tin giúp người dân nắm bắt việc làm cũng rất hạn chế nên họ không chủ động trong phát triển lao động theo nhu cầu của thị trường.

Qua Bảng 3.3 cũng cho thấy, tổng diện tích đất trồng trọt của các hộ xã Quảng Tùng và Quảng Châu không cao và tương đối bằng nhau, mức chênh lệch diện tích của các hộ ở 2 xã điều tra vào khoảng 0,28 sào/hộ. Trông diện tích đất trồng trọt của 60 hộ điều tra tại 2 xã chủ yếu là diện tích đất trồng lúa chiếm 75,88% và còn lại 24,12% diện tích trồng các loại cây trồng hằng năm khác (đậu, rau, khoai, lạc....). Diện tích đất trồng trọt ở mỗi hộ điều tra không cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cần thiết ở mỗi hộ nông dân để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, bà con không chuyển đổi hết hàng loạt phần diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng hằng năm khác mà chỉ giảm số ít diện tích đất trồng lúa phục vụ cho sản xuất các loại cây hằng năm khác, điều này cũng thể hiện rõ bà con luôn chú trọng tới trồng lúa nhằm đảm bảo vấn đề lương thực phục vụ cho tiêu dùng nông hộ. Kết quả điều tra cũng cho thấy, số thửa ruộng bình quân mỗi hộ điều tra đang còn manh mún vào khoảng 4,16 thửa/hộ. Diện tích manh mún đồng nghĩa việc đi lại và canh tác của bà con gặp khó khăn, điều này dẫn tới chi phí sản xuất sẽ tăng lên gây ảnh hưởng tới thu nhập của bà con. Chính quyền địa phương đã có chính sách dồn điền đổi thửa nhằm tăng diện tích các thửa ruộng, tiết kiệm các bờ vùng bờ thửa, xây dựng giao thông nội đồng. Tuy nhiên các xã có địa đất đai phức tạp dẫn tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún.

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra đang còn thấp, các trang thiết bị như máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy cày bừa và bình phun nước của các hộ điều tra chưa đồng đều dẫn tới việc chi trả thuê hoặc mượn các trang thiết bị còn khó khăn. Phần lớn các trang thiết bị máy móc chủ yếu ở các hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)