KIẾN NÔNG DÂN VỀ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 75)

4. Những điểm mới của đề tài

3.8. KIẾN NÔNG DÂN VỀ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG

3.8.1. Những khó khăn trong chuyển đổi cây trồng của nông hộ

Trong quá trình chuyển đổi hệ cây trồng ở nông hộ đã có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển đổi cây trồng, điều đó được thể hiện rõ ở Bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16. Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của hộ

ĐVT: % số hộ khảo sát

Nội dung Quảng Tùng

(n=30) Quảng Châu (n=30) Bình quân (n=60) 1. Đất sản xuất manh mún 43,3 46,7 45 2. Thiếu kỷ thuật 50 53,3 51,7 3. Thiếu vốn 60 80 70 4. Tiêu thụ khó khăn 83,3 76,6 80 5. Rủi ro và sâu bệnh. 83,3 70 76,7 6. Chính sách chưa đảm bảo 43,3 46,7 45 7. Tâm lý và yếu tố khác 40 50 45 Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015

Khó khăn lớn nhất mà các hộ cho là khâu tiêu thụ, có 80% số hộ khảo sát cho rằng các sản phẩm của giống mới gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ, một số loại giống lúa mới như lúa lai, P6 đột biến tâm lý người dân chưa quen tiêu dùng, các loại cây trồng khác sản phẩm nhỏ lẻ chỉ tiêu thụ chủ yếu trong địa phương, trong khi đó nhu cầu của người dân đã cân bằng, một số giống mới như Lạc L14, L23, Ngô lai,..chất lượng không ngon bằng các giống địa phương nên việc tiêu thụ cũng gặp những khó khăn.

Giá cả không ổn định cũng là nguyên nhân chính thứ nhất gây khó khăn, cản trở trong chuyển đổi, trong những năm qua, giá cả lúa và các sảm phẩm khác của ngành trồng trọt lên xuống thất thường. Có những năm được mùa thì tổng thu nhập của nông hộ bị sụt giảm, trong khi chi phí vật tư lân đạm, tiền mua giống, thuê máy móc không giảm, nên đã có phần ảnh hưởng tâm lý của người nông dân.

Khó khăn lớn thứ hai là có đến 76,7% số hộ cho rằng đã gặp rủi ro và sâu bệnh khi chuyển đổi hệ cây trồng, thực tế khi chuyển đổi sang trồng các loại giống mới thì tính thích nghi, chống chịu kém hơn các giống củ, chẳng hạn giống lúa HT1 có hiệu quả thu nhập cao hơn các giống củ khác như VN20, IR38 nhưng giống HT1 nhanh xuống cấp, tỷ lệ mắc bệnh đạo ôn cao hơn các giống khác. Đối với các giống ngô lai có thân cây to, cao nhưng rất dể bị đổ vào thời kỳ bắt đầu trổ hoa.

Khó khăn lớn thứ ba đối với nông hộ trong chuyển đổi là thiếu vốn, 70% hộ cho rằng vốn đã có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống của nông hộ, họ không có tiền để mua các loại giống mới để sản xuất vì giá giống mới quá cao nên đã sử dụng các giống củ sẳn có của gia đình, đối với việc chuyển đổi sang các hình thức canh tác mới như lúa - cá có nhiều hộ đã có mong muốn nhưng không có kinh phí để đầu tư.

Ngoài ra việc đất đai manh mún, kỷ thuật còn hạn chế, yếu tố tâm lý cũng có tác động không nhỏ đến quá trình chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ dân có phần thoả mãn với sản xuất trồng trọt của họ, nhất là trong giai đoạn giá cả nông sản liên tục giảm trong thời gian gần đây.

3.8.2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

* Định hướng chung

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch và thực hiện quy hoạch các loại cây trồng. Ưu tiên quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đầu tư xây dựng cánh đồng có thu nhập cao.

Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế cho người dân để nâng cao thu nhập, xem chiến lược cải thiện sinh kế trong chuyển đổi hệ cây trồng là một

trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở các xã, huy động tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài địa phương để tập trung cho đầu tư nông nghiệp.

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình trực tiếp phục vụ cho sản xuất như đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, đây là điều kiện cần cho sản xuất ngành trồng trọt và phát triển của nông hộ.

Tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã, thôn và người dân, đây là giải pháp mang tính định hướng, hiệu quả lâu dài, trang bị thêm kiến thức, am hiểu về tổ chức, kinh tế thị trường, các kỷ thuật sản xuất nông lâm nghiệp cho nông dân để giúp cho họ chuyển đổi sản xuất có hiệu quả, có thu nhập cao cho gia đình.

Giúp cho người dân tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động. Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng kinh tế trang trại, gia trại sinh thái bền vững.

* Về sử dụng đất:

Thiếu đất sản xuất, đất đai manh mún là một trở ngại lớn cho chuyển đổi cây trồng, hình thức trồng trọt ở các xã nghiên cứu, vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất, bằng cách sử dụng nhiều hơn phân hữu cơ, thực hiện luân canh cây trồng để cải tạo đất, hoặc thực hiện chế độ bón phân hợp lý, kết hợp tốt giữa chăn nuôi với trồng trọt để tăng cường sử dụng phân chuồng.

Chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, phát triển trồng Rau sạch, Ngô xã Quảng Tùng; trồng Ngô, Lạc, Sắn, đậu các loại ở xã Quảng Châu; chú trọng phát triển trang trại tổng hợp, trồng rừng kinh tế, cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày, theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.

Nhằm phát triển sản xuất lớn theo mô hình trang trại, thâm canh theo vùng, thuận tiện trong cơ giới, giảm các chi phí trung gian, khuyến khích bà con tích tụ ruộng đất bằng cách đổi thữa cho nhau để tiếp tục thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, tăng giá trị sử dụng đất, nhất là các thôn, hộ dân có nhiều thữa manh mún, phân tán.

Trong đất vườn liền kề, chú trọng phát triển truyền thống trồng hoa ở vùng có điều kiện như ở xóm Sa Lộc, Thôn Dy Lộc, xã Quảng Tùng, đây là nghề cho thu nhập cao hiện nay.

* Về công tác giống:

Giống giữ vai trò quyết định trong việc tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Vì vậy các cơ sở cần quan tâm đến công tác chuyển đổi bộ giống. Ở những vùng ruộng thâm canh ở Quảng Tùng, Quảng Châu cần sử dụng nhiều hơn nữa các giống Nguyên chủng, các giống mới, giống chất lượng để phát huy tiềm năng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tiếp tục thực hiện đề án cải tạo bộ giống lúa vụ Đông Xuân theo hướng giảm dần diện tích giống lúa dài ngày, đưa vào cơ cấu bộ giống trung và ngắn ngày có năng suất và chất lượng nhằm tránh thiệt hại do thời tiết mưa rét đầu vụ, từng bước loại bỏ dần các loại giống lúa dài ngày đã xuống cấp, khả năng chống chịu kém.

Bố trí cơ cấu giống chặt chẽ theo vùng, tránh tình trạng phân tán, manh mún nhằm tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, hạn chế khả năng lây lan của các loại sâu bệnh và dịch hại trên đồng ruộng.

* Về chuyển giao kỷ thuật:

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các dự án đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỷ thuật, giới thiệu các giống cây trồng mới cho nông dân. Tuy nhiên, do trình độ học vấn có hạn, khả năng tiếp thu còn thấp nên khả năng ứng dụng tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất là rất khó khăn. Vì vậy, giải pháp đặt ra trong thời gian tới là cần nâng cao năng lực cho người dân, chuyển đổi sản xuất cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.

Các loại cây trồng khác có tính hàng hóa cao, thời gian bảo quản ngắn như rau các loại,…cần tìm hiểu thị trường tiêu thụ để xác định quy mô diện tích

phù hợp, cần chuyển đổi mùa vụ, bố trí rãi vụ sản xuất để thời gian thu hoạch có thể kéo dài, bán được giá.

Sử dụng các công thức luân canh có hiệu quả như Lúa Đông xuân - Lúa Hè thu - Ngô (hoặc Khoai) vụ Đông; Lúa Đông xuân - Lạc (hoặc Ngô) Hè thu - Ngô (hoặc Khoai) vụ Đông; Ngô Đông Xuân - Lạc Xuân Hè - Đậu xanh Hè thu (Có thể làm tiếp ngô, khoai, rau màu vu đông); Chuyên canh vùng trồng rau các loại ở những khu vực có điều kiện thuận lợi…

* Về công tác khuyến nông:

Tiếp tục quan tâm, tích cực tìm kiếm, đưa vào thử nghiệm nhiều loại giống mới, nhân rộng các giống lúa đã khẳng định hiệu quả. Mở rộng chuyển giao quy trình chăm sóc, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh để có sự tác động toàn diện hơn đối với cây trồng. Mỗi xã cần bám vào thực tiển sản xuất, thị trường để lựa chọn, phát triển một đến hai loại cây trồng được cho là phù hợp, có ưu thế đối với địa phương.

Công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỷ thuật cần tiếp tục quan tâm, chú trọng đổi mới phương pháp tập huấn phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, nhóm hộ nghèo. Kết quả khảo sát cho thấy số hộ được hỏi còn thiếu kinh nghiệm khi chuyển đổi sản xuất các loại cây trồng mới còn nhiều, có nhu cầu tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật. Các xã cần quan tâm đội ngủ khuyến nông cơ sở, có kế hoạch thay thế cán bộ khuyến nông hoạt động không hiệu quả trong những năm qua.

* Về công tác thuỷ lợi:

Như đã phân tích ở trên, thiếu nước là một trong những trở ngại cho phát triển sản xuất, vì có nhiều diện tích lúa chỉ sản xuất được một vụ do chưa có đủ nước tưới cho vụ Hè thu. Do vậy cần có chính sách của tỉnh, huyện và địa phương nâng cấp, gia cố các công trình thủy lợi, KCH kênh mương đảm bảo, cần có kế hoạch điều hành, quản lý việc điều tiết nước hợp lí cho từng vùng, từng đơn vị sản xuất mới đảm bảo đủ nước cho sự sinh trưởng phát triển cây trồng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Quảng Trạch là huyện có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi, tạo khả năng lớn cho lưu thông hàng hoá. Có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. Đất đai, địa hình đa dạng, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Phần lớn diện tích đất sản xuất có khả năng thâm canh tăng vụ, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích cây trồng vụ đông để sản xuất hàng hoá.

Cơ cấu cây trồng phong phú tuy nhiên cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo, chiếm tỷ lệ lớn, tiếp đến là các cây trồng khác như cây ngô, lạc, đậu đỗ, rau các loại ... Năng suất của các cây trồng chưa cao.

Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang diển ra trên địa bàn huyện và các xã nghiên cứu theo hướng tích cực, làm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Các hình thức chuyển đổi chính gồm:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Nông dân đã chuyển đổi loại cây trồng phù hợp với nhu cầu, định hướng của thị trường. Một số diện tích đất trồng lúa nay đã chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như Ngô, Đậu và Rau màu các loại. Các loại cây trồng khác hằng năm có sự chuyển đổi, luân phiên theo thị trường và mục đích cải tạo đất như trồng lạc sang trồng ngô, khoai,..

Chuyển đổi cơ cấu bộ giống cây trồng chủ lực: Chuyển đổi bộ giống lúa dài ngày sang trung và ngắn ngày với tỷ lệ giống trung, ngắn ngày năm sau cao hơn năm trước. Chuyển giống lạc địa phương sang trồng giống lạc mới L14, L23, LO8 đạt năng suất, giá trị cao hơn và đã chuyển đổi một số giống cây khác như khoai lang, ngô.

Chuyển đổi hình thức canh tác: Chuyển đổi một số diện tích đất lúa cao cồn, đất lúa vụ Đông xuân khó chủ động nước tưới, đất lúa vụ Hè thu có khả

năng bị hạn sang trồng các đối tượng cây trồng cạn hàng năm như Ngô, Vừng, Lạc, Đậu xanh…;Chuyển đất trồng lúa vùng thấp trũng, năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc có thể vận dụng mô hình lúa cá tăng hiệu quả kinh tế.

Công tác chuyển đổi hệ cây trồng đang còn nhiều khó khăn, trong đó khó khăn chính các hộ đã nêu lên là sản phẩm mới khó tiêu thụ do thiếu thị trường đầu ra, các giống cây mới tính thích nghi kém hơn các giống địa phương, thiếu vốn để chuyển đổi, điều kiện khí hậu, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và khó phòng trừ...ngoài ra đất manh mún, giá cả nông sản không ổn định là những trở ngại lớn cho chuyển đổi cây trồng tại địa phương.

Về giá trị thu nhập của các mô hình trồng trọt giữa các loại cây trồng khác nhau có sự khác nhau đáng kể; mức lợi nhuận, khả năng sinh lời giữa đồng vốn bỏ ra và thu được trong trồng trọt là khá cao so với các ngành sản xuất khác. Đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế càng cao thì tính rủi ro càng lớn, tức là mức tăng hiệu quả kinh tế tỷ lệ thuận với mức tăng rủi ro. Thu nhập từ trồng lúa ổn định nhất, mặc dù thu nhập từ trồng lúa không cao.

Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của nông hộ. Giá trị thu nhập từ trồng lúa chiếm trên 90% giá trị thu nhập từ ngành trồng trọt, các loại cây trồng khác cho thu nhập không đáng kể. Tuy nhiên, giá trị thu nhập này có sự chênh lệch lớn giữa các xã nghiên cứu.

Giá trị thu nhập của các ngành sản xuất trong nông nghiệp trong 3 năm qua không ổn định, tăng giảm liên tục đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả không ổn định, thời tiết khắc nghiệt, tình hình dịch bệnh xãy ra nhiều nơi đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của nông hộ.

ĐỀ NGHỊ

Trên cơ sở tình hình thực tế, tiềm năng lợi thế của các địa phương để tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch nông - lâm - nghiệp, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.

Các xã cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỷ thuật, khuyến nông để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập trên đơn vị diện tích. Nhà nước và các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách cụ thể, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng thâm canh, sản xuất hàng hoá... khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất cây trồng vụ đông.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm tổ chức tập huấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, nhân rộng mô hình cánh đồng thu nhập cao cho bà con nông dân.

Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông - lâm - sản trên địa bàn; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp, tư thương thu mua các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân.

Chú trọng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng giống cây trồng, vật tư phân bón./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ơ

A. Phần tiếng Việt

1. Đào Thế Tuấn (1984). “Hệ sinh thái nông nghiệp” NXB Nông nghiệp. Hà Nội

2. Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), “Đại cương về nông nghiệp bền vững” (bản dịch của Hoàng Minh đức), NXB nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Huy Đáp (1977), “Cơ sở khoa học cây vụ đông, NXN Khoa học Kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 75)