4. Những điểm mới của đề tài
3.1.5. Đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu
Tình hình đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.1. sau:
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu
Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Huyện Quảng Trạch Xã Quảng Tùng Xã Quảng Châu Tổng Diện tích tự nhiên 47.070,22 1.087,71 4.140,49 1. Tổng DT đất nông nghiệp 35.279,2 666,61 3.193,26
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 7.297,94 420,31 732,05
- Đất trồng cây hàng năm 6.363,12 420,31 732,05
+ Đất trồng lúa 3.736,99 273 327
+ Đất trồng cây hàng năm khác 2.626,13 113,69 312,6 - Đất trồng cây lâu năm 934,22 0 0
Chỉ tiêu Huyện Quảng Trạch Xã Quảng Tùng Xã Quảng Châu 1.2. Đất lâm nghiệp 27.747,52 231,9 2.445,06 - Đất rừng sản xuất 15.324,96 223,7 1.670,1 - Đất rừng phòng hộ 12.423,46 8,83 774,96 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 139,85 18,5 16,15
2. Đất phi nông nghiệp 7.108,28 321,55 795,9
3. Đất chưa sử dụng 2.682,74 99,55 151,33
- Đất bằng chưa sử dụng 1.948,44 48,14 111,89
- Đất đồi núi chưa sử dụng 723,18 51,41 39,44
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện và Báo cáo tình hình sử dụng đất các xã, 2013
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, trong 2 xã thì Quảng Châu có tổng diện tích đất tự nhiên lớn hơn với 3.193,26 ha.
Đối với đất nông nghiệp, xã Quảng Tùng tổng quỹ đất nông nghiệp khá thấp với 666,61 ha (chiếm 1,90% so với tổng quỹ đất nông nghiệp của huyện), chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 420,31 ha và đất phi nông nghiệp 321,55 ha. Với quỹ đất nông nghiệp thấp, việc chuyển đổi cơ cấu cấy trồng ngắn ngày làm tăng quá trình sử dụng trên 1 đơn vị diện tích cây trồng để tạo thu nhập cho hộ nông dân. Tại xã Quảng Tùng, diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích khá lớn so với đất sản xuất nông nghiệp với 99,55 ha và tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, địa hình khó khăn đi lại phục vụ cho việc canh tác.
Tại xã Quảng Châu, tổng diện tích đất nông nghiệp 3.193,26 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng lúa và cây trồng hằng năm chỉ chiếm 22,92%. Diện tích đất chủ yếu tập trung vào đất sản xuất lâm nghiệp chiếm 76,56%. So với diện tích đất chưa sử dụng của xã Quảng Tùng thì diện tích xã Quảng Châu có diện tích nhiều hơn so. Qua đó cho thấy 2 xã chưa khai thác triệt để diện tích đất tự nhiên.
Số liệu ở Bảng 3.1 cũng cho thấy, diện tích đất phi nông nghiệp của xã Quảng Châu lớn hơn nhiều so với xã Quảng Tùng. Tuy nhiên so với tổng diện tích đất nông nghiệp thì xã Quảng Châu chiếm tỉ lệ ít hơn, chỉ chiếm 24,92%, trong khi đó xã Quảng Tùng chiếm tỉ lệ cao 48,23% trong tổng diện tích đất nông nghiệp.
Tài nguyên đất Quảng Trạch có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng, v.v... Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng giữ nước.