Thu nhập từ sản xuất cây trồng có tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 75)

4. Những điểm mới của đề tài

3.7.4. Thu nhập từ sản xuất cây trồng có tiềm năng phát triển

Qua kết quả điều tra 60 hộ tại hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu cho thấy thu nhập từ sản xuất các cây trồng tiềm năng phát triển của nông hộ được thể hiện ở Bảng 3.15 sau:

Bảng 3.15. Thu nhập từ sản xuất các cây trồng của nông hộ năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng/hộ/năm

TT Tên cây trồng Quảng Tùng Quảng Châu Toàn mẫu

1 Lúa 8,26 7,8 8,03 2 Ngô 0,61 0,49 0,55 3 Khoai 0,44 0,34 0,39 4 Lạc 1,14 1,22 1,18 5 Rau màu khác 3,64 2,6 3,12 Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015

Đối chiếu số liệu ở Bảng 3.15 ta thấy, do diện tích đất trồng lúa giữa các xã có sự khác nhau, năng suất, sản lượng khác nhau nên thu nhập từ các loại cây trồng của các xã nghiên cứu cũng có sự chênh lệch.

Hoạt động trồng trọt của nông hộ gồm nhiều hình thức trồng trọt, nhiều loại cây trồng như Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Lạc, Rau màu và một số loại cây khác. Trong sử dụng đất, hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp sử dụng cho việc trồng lúa 2 vụ, vì vậy giá trị thu nhập từ trồng lúa cũng chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng thu nhập từ trồng trọt. Trung bình hai xã nghiên cứu có mức thu nhập từ trồng lúa 8,03 triệu đồng/hộ/năm.

Tại xã Quảng Tùng có thu nhập trồng Lúa cao hơn so với xã Quảng Châu và mức chênh lệch 0,46 triệu đồng/hộ/năm, đây là mức chênh lệch không cao. Cho thấy việc sản xuất lúa của các vùng nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện có sự tương đồng.

Các loại cây như Ngô, Khoai, Lạc, có diện tích bình quân ở mỗi nông hộ thấp cho nên tính hiệu quả của các loại cây mang lại cho mỗi nông hộ chưa cao. Qua số liệu điều tra cho thấy, thu nhập của xã Quảng Tùng có mức thu nhập cao hơn xã Quảng Châu nhưng mức chênh lệch không đáng kể.

Thu nhập cây Rau các loại có nguồn thu nhiều hơn so với các cây trồng tiềm năng phát triển khác tại hai xã. Bình quân trồng rau 3 vụ/năm, các loại cây rau màu đa dạng, tuy nhiên diện tích áp dụng và năng suất chất lượng chưa cao dẫn tới thu nhập triệu đồng/hộ/năm thấp. Tại xã Quảng Tùng, các hộ nông dân có xu hướng sản xuất rau màu, diện tích chuyển đổi rau màu có xu hướng tăng dẫn tới có thu nhập nhiều hơn xã Quảng Châu với mức chênh lệch 1,04 triệu đồng/hộ/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 75)