ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47)

4. Những điểm mới của đề tài

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nhân lực

Huyện Quảng Trạch hiện có lực lượng lao động 59.638 người, chiếm 56,81% dân số. Nguồn nhân lực phân bố trong các ngành kinh tế như sau: lao động trong ngành Nông nghiệp chiếm 55%, lâm nghiệp chiếm 3,6%, lao động trong ngành thuỷ sản chiếm 6,2%, lao động trong ngành công nghiệp chiếm 16,7%, lao động các ngành dịch vụ chiếm 8,6%, lao động khác chiếm 10,3%. Đặc điểm nguồn nhân lực của Quảng Trạch là cần cù, chịu khó, sáng tạo tích cực để phát triển các ngành nghề, ổn định sản xuất, vươn lên xoá đói giảm nghèo. Quảng Trạch hiện có hai lĩnh vực ngành nghề chủ yếu: Về nghề truyền thống có: nghề mộc, đan mây, chế biến nông sản, sản xuất muối và phát triển thêm các nghề mới như: sản xuất vật liệu xây dựng, làm hàng mây xuất khẩu. Đặc biệt sắp tới sẽ có một số làng nghề mới được hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đưa các nghề mới vào trong cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm tập trung sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường du lịch trong tỉnh cho Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và xuất khẩu, chế biến một số mặt hàng nông sản và hải sản.

3.2.2. Đặc điểm về kinh tế

Dựa vào số liệu bảng 3.2 cho thấy, huyện Quảng Trạch có số nhân khẩu 104.985 người, 26.246 hộ và 57.896 lao động. Nhìn chung, huyện Quảng Trạch có dân số khá đông, nguồn lao động dồi dào đảm bảo cho quá trình sản xuất đủ nhân lực. Số lao động tập trung chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp với 29.415 người, chiếm 50,8%; số lao động tập trung nhiều thứ 2 là lao động dịch vụ với 19,9% trong tổng số lao động. Số lao động còn lại rơi vào các ngành lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lần lượt là 12,3%, 9,1%, 4,1%, 3,6% trong tổng số lao động trên toàn huyện.

Xã Quảng Tùng dân số trung bình năm 2013 có 1.932 hộ với 7.726 nhân khẩu, 2.123 lao động. Số lao động này chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, có 1.394 lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 65,66 % lao động ở địa phương.

Xã Quảng Châu dân số trung bình năm 2013 có 2.400 hộ với 9.600 nhân khẩu. Tổng số lao động trong toàn xã 2.368 người, phần lớn lao động tập trung làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 1.927 người, chiếm 73,04% tổng số lao động làm việc tại địa phương.

Dựa vào bảng 3.2 cũng cho thấy, mật độ dân số người/km2 của 2 xã Quảng Tùng và xã Quảng Châu chênh lệch khá lớn. Xã Quảng Tùng có dân số ít hơn nhưng mật độ dân số lên đến 631 người/km2, trong khi đó xã Quảng Châu chỉ 232 người/km2. Điều này cho thấy việc phân bố dân cư xã Quảng Châu thưa thớt hơn do diện tích đồi núi nhiều dẫn đến tổng diện tích đất tự nhiên của xã cao.

Qua đó cho thấy, xã Quảng Tùng và xã Quảng Châu là hai xã có dân số tương đối đông, nguồn lao động chủ yếu sản xuất nông nghiệp vì vậy nông nghiệp được xác định là ngành phát triển kinh tế chính của hai xã.

Bảng 3.2. Nhân khẩu, lao động và phân loại hộ ở địa bàn nghiên cứu Chỉ tiêu ĐVT Huyện Quảng Trạch Quảng Tùng Quảng Châu Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

Nhân khẩu Người 104.985 100 7.726 100 9.600 100 Hộ gia đình Hộ 26.246 100 1.932 100 2.400 100 - Số hộ giàu Hộ 5.485 20,9 404 20,9 502 20,9 - Số hộ trung bình Hộ 16.533 62,9 1253 64,9 1.603 66,8 - Số hộ nghèo Hộ 4.228 16,1 275 14,2 295 12,3 Tổng số LĐ Người 57.896 100 2.123 100 2.638 100 Lao động N.nghiệp Người 29.415 50,8 1.102 51,9 1.274 48,3 Lao động L.Nghiệp Người 7.176 12,3 155 7,3 472 17,8 Lao động Thủy sản Người 5.249 9,1 137 6,5 181 6,8 Lao động Công Nghiệp Người 2.368 4,1 165 7,8 124 4,6 Lao động xây dựng Người 2.118 3,6 99 4,6 157 5,9 Lao động dịch vụ Người 11.570 19,9 465 21,9 430 16,3 Mật độ DS/đất C.tác Ng/km2 233 631 232

3.3. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ NGHIÊN CỨU

Kết quả điều tra, phỏng vấn đặc điểm nông hộ tại hai xã nghiên cứu được thể hiện cụ thể tại Bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Đặc điểm nông hộ vùng nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Quảng Tùng Quảng Châu Toàn mẫu

1 Số nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,93 4,33 4,13 2 Số lao động/hộ Người/hộ 2,33 2,23 2,28 3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp % số hộ 61,6 66,8 64,2 4 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 1 % số hộ 16,67 10,00 13,33 5 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 2 % số hộ 60,00 56,67 58,33 6 Tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 % số hộ 33,33 23,33 28,33 7 Chủ hộ có trình độ chuyên môn

kỷ thuật % số hộ 16,67 13,33 15,00 8 Diện tích đất trồng trọt hàng năm Sào/hộ 5,24 4,96 5,10 9 Diện tích đất trồng lúa Sào/hộ 4,03 3,7 3,87 10 Số thửa bình quân hộ Thửa/hộ 3,96 4,35 4,16 11 Tổng đàn trâu bò Con/hộ 0,46 1,07 0,77 12 Máy bơm nước Cái/hộ 0,29 0,29 0,29 13 Máy tuốt lúa Cái/hộ 0,07 0,11 0,09 14 Máy cày, bừa Cái/hộ 0,04 0,05 0,04

15 Bình bơm thuốc Bình/hộ 0,40 0,35 0,37

Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy, các xã điểm có số nhân khẩu bình quân khá cao với 4,13 người/hộ và 2,28 lao động/hộ.

Bình quân số người/hộ giữa các xã có chênh lệch đáng kể, xã Quảng Châu có số nhân khẩu bình quân trên hộ cao hơn Quảng Tùng là 0,4 người/hộ. Số lao động bình quân trong hộ ở các xã là 2,28 lao động/hộ, giữa các xã điểm không có sự chênh lệch đáng kể, xã Quảng Tùng 2,33 lao động/hộ, số người ăn theo bình quân là 1,6 người/hộ. Xã Quảng Châu là 2,23 lao động/hộ, số người ăn theo bình quân 2,1 người/hộ. Sự chênh lệch này dẫn đến kết quả thu nhập bình quân lao động ở xã có tỷ lệ người ăn theo cao sẽ thấp hơn so với xã có tỷ lệ người ăn theo thấp và ngược lại.

Qua điều tra cho thấy, tỉ lệ chủ hộ sản xuất có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Vì đặc thù của sản xuất nông nghiệp là dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, nên người dân nông thôn không chú trọng đến việc nâng cao trình độ lao động. Hầu hết chủ hộ chưa qua trường lớp đào tạo nghề chính quy nào, chỉ tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất từ các mô hình nông lâm ngư và các chương trình dự án phát triển nông thôn.

Đối với tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghư nghiệp ở các xã nghiên cứu khá cao, xã Quảng Tùng 61,60% và xã Quảng Châu 66,80%. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do điều kiện đất đai, địa hình khó khăn ở xã Quảng Châu, điều này đã dẫn đến tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của 2 xã có sự chênh lệch là 5,2%.

Trình độ văn hóa của chủ hộ khá cao, qua kết quả điều tra cho thấy, đa số chủ hộ đều học hết cấp 2 với mức bình quân chiếm 58,33%, cấp 3 chiếm 28,33% và cấp 1 chiếm 13,33%. Trình độ học vấn cao là điều kiện tốt cho việc tiếp thu và tham gia các lớp tập huấn, các tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng trông nông nghiệp nói chung và trông chuyển đổi cơ cấu cây rồng hằng năm nói riêng. Trong 60 hộ dân khảo sát tại 2 xã Quảng Tùng và Quảng Châu thì chỉ có 15% chủ hộ có trình độ chuyên mô kĩ thuật. Lao động trong sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, nên thời gian không có việc làm của lao động nông thôn ở khu vực này kéo dài trong nhiều tháng trong năm. Không được đào tạo nghề thì lao động càng khó tiếp cận với các việc làm có thu nhập ổn định và

bền vững, đây là một thực trạng khó khăn của lao động nông thôn trong vùng này. Ngoài ra việc người dân không được đào tạo nghề cũng là do họ chưa tiếp cận được với các trung tâm đào tạo việc làm và dạy nghề. Ở các xã nghiên cứu, các kênh thông tin giúp người dân nắm bắt việc làm cũng rất hạn chế nên họ không chủ động trong phát triển lao động theo nhu cầu của thị trường.

Qua Bảng 3.3 cũng cho thấy, tổng diện tích đất trồng trọt của các hộ xã Quảng Tùng và Quảng Châu không cao và tương đối bằng nhau, mức chênh lệch diện tích của các hộ ở 2 xã điều tra vào khoảng 0,28 sào/hộ. Trông diện tích đất trồng trọt của 60 hộ điều tra tại 2 xã chủ yếu là diện tích đất trồng lúa chiếm 75,88% và còn lại 24,12% diện tích trồng các loại cây trồng hằng năm khác (đậu, rau, khoai, lạc....). Diện tích đất trồng trọt ở mỗi hộ điều tra không cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cần thiết ở mỗi hộ nông dân để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, bà con không chuyển đổi hết hàng loạt phần diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng hằng năm khác mà chỉ giảm số ít diện tích đất trồng lúa phục vụ cho sản xuất các loại cây hằng năm khác, điều này cũng thể hiện rõ bà con luôn chú trọng tới trồng lúa nhằm đảm bảo vấn đề lương thực phục vụ cho tiêu dùng nông hộ. Kết quả điều tra cũng cho thấy, số thửa ruộng bình quân mỗi hộ điều tra đang còn manh mún vào khoảng 4,16 thửa/hộ. Diện tích manh mún đồng nghĩa việc đi lại và canh tác của bà con gặp khó khăn, điều này dẫn tới chi phí sản xuất sẽ tăng lên gây ảnh hưởng tới thu nhập của bà con. Chính quyền địa phương đã có chính sách dồn điền đổi thửa nhằm tăng diện tích các thửa ruộng, tiết kiệm các bờ vùng bờ thửa, xây dựng giao thông nội đồng. Tuy nhiên các xã có địa đất đai phức tạp dẫn tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún.

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra đang còn thấp, các trang thiết bị như máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy cày bừa và bình phun nước của các hộ điều tra chưa đồng đều dẫn tới việc chi trả thuê hoặc mượn các trang thiết bị còn khó khăn. Phần lớn các trang thiết bị máy móc chủ yếu ở các hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn.

3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG VÙNG NGHIÊN CỨU VÙNG NGHIÊN CỨU

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các loại cây trồng sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh thái của từng vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sử dụng cây trồng có năng suất giá trị cao, tăng vụ trên một năm tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích, đang diễn ra một cách khá mạnh mẽ ở huyện Quảng Trạch. Để theo dõi điều đó một cách cụ thể ta xem qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Biến động diện tích, năng suất một số cây trồng hàng năm

huyện Quảng Trạch giai đoạn 2010 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

2013/2010

±Δ ±%

I. Diện tích

1. Lúa Đông Xuân Ha 2.931 2.989 3.135 3.181 250,0 8,53 2. Lúa Hè Thu Ha 2.716 2.817 2.817 3.035 319,0 11,75 3.Ngô Đông Xuân Ha 367 369 372 380 13,0 3,54 4. Ngô Vụ Đông Ha 68 76 85 64 -4,0 -5,88 5. Khoai Ha 898 809 770 870 -28,0 -3,12 6. Ớt Ha 196 196 191 146 -50,0 -25,51 7. Đậu Xanh Ha 121 122 123 136 15,0 12,40 8. Lạc Ha 662 662 662 668 6,0 0,91 9. Vừng (Mè) Ha 82 88 89 94 12,0 14,63 10. Rau các loại Ha 574 579 588 640 66,0 11,50

II. Năng suất

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

2013/2010

±Δ ±%

2. Lúa Hè Thu Tạ/ha 45,03 50,51 49,49 50,26 5,2 11,61 3.Ngô Đông Xuân Tạ/ha 46,73 44,67 48,91 46,26 -0,5 -1,01 4. Ngô Vụ Đông Tạ/ha 26,2 28 28,6 18,7 -7,5 -28,63 5. Khoai Tạ/ha 79,84 77,69 78,86 78,91 -0,9 -1,16 6. Ớt Tạ/ha 15,2 14,8 17,4 18,1 2,9 19,08 7. Đậu Xanh Tạ/ha 8,2 7,7 7,9 8,8 0,6 7,32 8. Lạc Tạ/ha 18,14 16,19 16,96 18,36 0,2 1,21 9. Vừng (Mè) Tạ/ha 5,12 5,11 5,49 5,77 0,6 12,70 10. Rau các loại Tạ/ha 79,1 79 84,4 93,2 14,1 17,83

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch, 2013.

Qua Bảng số liệu 3.4. ta thấy:

Hầu hết diện tích các loại cây trồng chính hàng năm đều có xu hướng tăng; Diện tích lúa Đông xuân năm 2010 là 2.931 ha, đến năm 2013 là 3.181 ha, tăng 250 ha; Diện tích Lúa Hè thu năm 2013 tăng 11,75% so với năm 2010 và tương đương tăng 319 ha; Các cây trồng khác như Khoai lang, Vừng, Rau các loại diện tích có xu hướng tăng đều qua các năm, việc tăng diện tích các đối tượng cây trồng trên qua các năm một phần là do việc khai hoang mở rộng diện tích vùng gò đồi, một phần do quá trình tự chuyển đổi của các hộ dân từ đất trồng lúa hàng năm mà nhiều là ở vụ Hè thu.

Diện tích trồng ngô tăng dần qua ba năm cụ thể là năm 2010 diện tích ngô là 367 ha sang năm 2013 diện tích trồng ngô tăng 13ha, tăng 3,54% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ba năm trở lại đây giá ngô trên thị trường tăng mặt khác chi phí trồng ngô thấp hơn trồng lúa và khoai lang, hơn nữa trồng ngô có

thể tận dụng được thức ăn cho chăn nuôi... Vì vậy một số hộ đã chuyển từ trồng lúa và khoai lang sang trồng ngô cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Diện tích Ngô vụ Đông và Khoai lang của huyện diện tích biến động không đều trong bốn năm trở lại đây. Cụ thể năm 2010 diện tích Khoai lang là 898 ha, năm 2013 diện tích là 870ha giảm 3,12% so với năm 2010. Nguyên nhân là do khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế không cao cho người nông dân. Mặt khác trong những năm trở lại đây chăn nuôi theo hướng công nghiệp phát triển hơn. Người dân sử dụng thức ăn sẵn, thức ăn công nghiệp là chủ yếu vì thế dây và củ khoai lang ít được sử dụng để phục vụ cho chăn nuôi. Nhân thức được điều này một số hộ đã chuyển từ trồng khoai lang sang trồng ngô, các loại rau hàng năm khác dẫn đến diện tích trồng khoai lang của huyện giảm trong vòng bốn năm qua. Ngô vụ Đông tăng giảm diện tích không đều nguyên nhân chủ yêu là do người dân không dám mạnh dạn đầu tư do e ngại về điều kiện thời tiết, hơn nữa chủ trương chuyển đổi sản xuất cây vụ Đông của tỉnh, huyện và các địa phương mang tính khuyến cáo, không giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể vì vậy năm 2013 giảm 28 ha, tương đương giảm 3,12% so với năm 2010.

Diện tích cây Ớt có xu hướng giảm đều qua các năm, năm 2013 diện tích cây Ớt toàn huyện có 146 ha, giảm 50 ha so với năm 2010, tương đương giảm 25,51%. Có hai nguyên nhân chính sẫn đến lý do giảm DT đó là do cây Ớt là cây trồng có nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, hơn nữa mặc dù cây ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên sản xuất trên diện rộng nhưng thị trường đầu ra gặp khó khăn.

Năng suất của các cây trồng trong nhóm cây lương thực đều tăng qua ba năm. Lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện. Năng suất lúa qua ba năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2010 năng suất là 49,2ha/tạ sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)