Tình hình sản xuất một số cây trồng tại các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)

4. Những điểm mới của đề tài

3.5.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng tại các xã nghiên cứu

Cơ cấu cây trồng thể hiện tỷ trọng diện tích gieo trồng các loại cây, hay còn được hiểu là thành phần các loại cây trồng bố trí theo không gian trong một vùng sản xuất trồng trọt, cơ cấu cây trồng tương đối ổn định trong thời gian nhất định. Kết quả phân tích cơ cấu cây trồng ở các xã nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Diện tích, năng suất các loại cây trồng tại xã nghiên cứu năm 2013

Cây trồng

Quảng Tùng Quảng Châu

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

1. Lúa Đông Xuân 273 55,6 327 54,62 2. Lúa Hè Thu 269 52,01 297 50,99 3.Ngô Đông Xuân 17 50 60 45,17 4. Ngô Vụ Đông 8 18,7 22 20,8 5. Khoai 26 90 84 72,02 6. Ớt 5 16,7 9 17,8 7. Đậu Xanh 6 8,8 29 9 8. Lạc 8 20,8 112 18,03 9. Vừng (Mè) 2 5,5 7 5,86 10. Rau các loại 34 95,9 46 90,9 Tổng cộng 648 993

Qua Bảng 3.5 ta thấy ở các xã nghiên cứu diện tích cây lúa là cây trồng chủ lực, chiếm diện tích lớn trong diện tích trồng trọt cây hàng năm. Xã Quảng Tùng có diện tích lúa Đông xuân là 273 ha, chiếm 64,95% đất nông nghiệp toàn xã, Xã Quảng Châu có diện tích lúa Đông xuân là 327 ha, chiếm 44,6% đất nông nghiệp toàn xã.

Các loại cây trồng khác không đồng đều ở các vùng sinh thái, vùng đồng bằng ven biển như xã Quảng Tùng ngoài cây lúa chủ lực thì diện tích các loại cây trồng cạn ngắn ngày như Khoai, Sắn, Lạc, Ngô, Đậu chiếm tỷ lệ rất ít, diện tích vùng cát tại xóm Nam Lộc Thôn Di Lộc diện tích trồng rau các loại là chủ yếu. Vùng đồng bằng gò đồi như xã Quảng Châu diện tích các loại cây trồng cạn ngắn ngày như Lạc, Ngô, Khoai, Sắn chiếm tỷ lệ diện tích tương đối lớn. Năng suất các loại cây trồng khác cũng đảm bảo so với bính quân chung toàn huyện và tương đối ổn định qua các năm.

Xét về năng suất, hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu có năng suất lúa tương đối đồng đều và cao cả hai vụ Đông xuân và Hè thu. Điều này được khẳng định là do hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu thuộc khu vực hạ lưu công trình Hồ chứa nước Vực Tròn, một hồ chứa nước lớn cung cấp nước cho sản xuất trên địa bàn huyện với 7 xã hưởng lợi với năng lực tưới thực tế lên đến 2.303 ha..

Nhờ làm tốt công tác giống, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vì vậy sản lượng lương thực khá cao, bình quân lương thực đầu người trung bình các xã nghiên cứu đạt 379 kg/người/năm, trong đó xã Quảng Tùng đạt 412 kg/người/năm, xã Quảng Châu 346 kg/người/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)