Hiệu quả sản xuất cây trồng có tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 73)

4. Những điểm mới của đề tài

3.7.3. Hiệu quả sản xuất cây trồng có tiềm năng phát triển

Tổng thu (doanh thu) của từng loại cây trồng được tính bằng cách lấy sản lượng nhân với đơn giá bán của loại cây trồng đó, tính theo giá trị hiện hành.

Chi phí sản xuất được tính toàn bộ chi phí đầu tư cho một vụ sản xuất của cây trồng. Đối với nông hộ, tính chi phí cho sản xuất trồng trọt chỉ tính những phần vật tư phân bón, máy móc, giống (nếu mua) và một số phần phải mua và trả công dịch vụ, không tính công lao động gia đình.

Kết quả khảo sát hiệu quả sản xuất từ các cây trồng chính ở Bảng 3.14 sau:

Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất các cây trồng chính năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/vụ

TT Tên cây trồng Tổng thu Tổng chi Thu nhập

1 Lúa 30,60 15,30 15,30 2 Ngô 18,90 10,00 8,90 3 Khoai 37,98 17,5 20,48 4 Ớt 57,85 27,00 30,85 5 Đậu xanh 19,40 6,80 12,60 6 Lạc 64,60 34,5 30,10 7 Vừng (mè) 19,04 8,00 11,04 8 Rau màu khác 37,52 11,00 26,52 Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015.

Trong các loại cây trồng, cây lúa có chi phí sản xuất khá cao, bởi vì đa số các công đoạn trong sản xuất lúa cơ bản dùng máy móc, đa số bà con chưa có máy, phải thuê máy dịch vụ. Ví dụ năm 2013, mỗi sào lúa phải chi 210.000 đồng cho thuê máy làm đất, 180.000 đồng cho thuê máy gặt. Chi phí mua giống, lân đạm, thuốc bảo vệ thực vật cũng khá lớn trong cấu thành chi phí sản xuất lúa (giống 90.000 đồng/sào, đạm - lân - kali gần 300.000 đồng/sào).

Theo ông Nguyễn Trung Thành, trưởng thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng: “Những hộ không có trâu, bò tự cày kéo thì phải trả chi phí cày đất 90.000 đồng/sào, máy phay 120.000 đồng/sào và chi phí vận chuyển. Những hộ thuê người gặt thì phải chi phí 120.000 đồng/sào, thuê máy gặt đập liên hợp thì phải mất 160.000 đồng/sào. Như vậy, những hộ có điều kiện tự cày kéo, tự gặt thì giảm chi phí sản xuất khá lớn”.

Kết quả thảo luận nhóm nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất trồng trọt ở thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng cho cho thấy, thực chất chi phí máy cho việc làm đất, gặt là không cao, hầu hết do người dân trong thôn tự phục vụ, nên chi phí thực tế bỏ ra chỉ bao gồm tiền dầu, khấu hao máy, tiền lãi vay mua máy,.. tính một sào làm đất bình quân 45.000 đồng, tuốt lúa 20.000 đồng/sào, còn lại cũng thuộc phần nhân công địa phương, tức là cũng thuộc thu nhập của người dân trong thôn.

Dựa vào Bảng 3.14 theo số liệu khảo sát, mỗi ha lúa sản xuất cho thu nhập 15,30 triệu đồng/vụ sau khi đã trừ chi phí. Mặc dù hiệu quả thu nhập từ trồng lúa không cao, nhưng đây là loại cây trồng đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, yếu tố tâm lý cũng tác động không nhỏ đến hoạt động trồng lúa, nghề sản xuất lâu đời gắn bó với bà con, là loại cây trồng đảm bảo lương thực hằng ngày cho gia đình họ. Mặt khác hiện nay Chính phủ, các địa phương đang có những chính sách đặc biệt bảo vệ nghề trồng lúa nước như hạn chế quy hoạch đất lúa sang đất phi nông nghiệp, cây trồng khác; hỗ trợ thuỷ lợi, hỗ trợ bảo hiểm cho nghề trồng lúa, thu mua dự trử lúa gạo cho nông dân.

Cây Ớt có tổng thu 57,85 triệu đồng/ha/vụ, chi phí cho trồng ớt nhiều hơn so với các cây trồng khác. Chi phí chủ yếu cho cây Ớt là làm đất, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động với mức 27,00 triệu đồng/ha/vụ mang lại thu nhập khoảng 30,85 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên hiện nay cây Ớt thường xuyên bị sâu bệnh hại, sản lượng thu lại ngày càng giảm, thị trường tiêu thụ không ổn định dẫn tới bà con không có xu hướng tăng diện tích trồng Ớt.

Cây Lạc là cây có tổng thu cao nhất so với các loại cây trồng khác, mức thu nhập cây Lạc mang lại rất tích cực cho bà con sản xuất. Cụ thể, thu nhập cây lạc 64,60 triệu đồng/ha/vụ, chi phí 34,50 triệu đồng/ha/vụ và thu nhập mang lại là 30,10 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy cho thấy, cây Lạc là một trong những cây trồng có tiềm năng phát triển trên địa bàn.

Cây Ngô, Đậu xanh, Vừng (mè) có chi phí đầu tư thấp, hầu hết diện tích đều làm đất thủ công, các công đoạn chăm sóc, thu hoạch đều do công lao động gia đình tự làm. Vì vậy chi phí cho các loại cây là thấp hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên hiệu quả thu nhập từ các loại cây này không cao, trong khi phải mất nhiều công lao động, cho nên diện tích các loại cây này là không đáng kể.

Đa số giống Rau màu do bà con chuẩn bị giống, trong trồng rau màu thì chi phí cho bón phân đạm, lân và thuốc bảo vệ thực vật là nhiều nhất nhưng giá trị thu lại từ trồng rau lớn. Cho nên rau có mức tổng thu 37,52 triệu đồng/ha/vụ, chi phí cho trồng rau khoảng 11,00 triệu đồng/ha/vụ. Thu nhập của trồng rau mang lại là 26,52 triệu đồng/ha/vụ, cây rau màu có hộ trồng 3 - 4 lứa/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 73)