Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)

4. Những điểm mới của đề tài

3.5.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã nghiên cứu

Qua thu thập số liệu thứ cấp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng của hai xã nghiên cứu, số liệu được thể hiện qua Bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã nghiên cứu

Đơn vị tính: ha

Loại cây trồng

Quảng Tùng Quảng Châu

2011 2013 ±Δ2013/2011 2011 2013 ±Δ2013/2011

1. Lúa Đông Xuân 275 273 -2 335 327 -8 2. Lúa Hè Thu 278 269 -9 306 297 -9 3.Ngô Đông Xuân 13 17 4 51 60 9 4. Ngô Vụ Đông 2 8 6 6 22 16 5. Khoai 29 26 -3 71 84 13 6. Ớt 3 5 2 11 9 -2 7. Đậu Xanh 4 6 2 14 15 1 8. Lạc 7 8 1 64 76 12 9. Vừng (Mè) 2 2 0 5 7 2 10. Rau các loại 23 34 11 40 46 6

Dựa vào Bảng 3.7 cho thấy loại cây trồng có xu hướng giảm diện tích ở 2 xã Quảng Tùng và Quảng Châu là Lúa Đông Xuân và Lúa Hè Thu. Năm 2013/2011 tại xã Quảng Tùng đã giảm 2 ha lúa Đông Xuân và 9 ha lúa Hè thu, xã Quảng Châu giảm 8 ha lúa Đông Xuân và 9 ha lúa hè thu. Kết quả chuyển đổi có xu hướng giảm diện tích này là bà con nông dân đã chuyển đổi 1 phần diện tích chuyển sang trồng các loại cây trồng khác do tính hiệu quả cây trồng khác mang lại lợi nhuận hơn. Trong quá trình chuyển đổi diện tích cây lúa bà con không chuyển đổi nhiều diện tích mà vẫn luôn chú trọng tới cây lúa vì cây lúa là cây trồng chủ lực đảm bảo vấn đề lương thực tiêu thụ trong hộ và an ninh lương thực trên địa bàn. Qua số liệu ở bảng 3.7 có thể khẳng định rằng, cây lúa giảm diện tích nhưng đây là cây trồng chủ lực của hai xã Quảng Tùng và Quảng Châu.

Xã Quảng Tùng và xã Quảng Châu là hai xã có đặc điểm địa hình đất đai khác nhau cho nên diện tích trồng các loại cây xã Quảng Châu lớn hơn xã Quảng Tùng. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Quảng Châu có diện tích nhiều hơn xã Quảng Tùng.

Tại xã Quảng Tùng, các loại cây trồng có xu hướng tăng diện tích cây trồng năm 2013/2011 như ngô Đông Xuân (4 ha), ngô vụ Đông (6 ha), rau các loại (11 ha) và các loại cây trồng khác có diện tích chuyển đổi không đáng kể. Người nông dân vẫn tập trung vào sản xuất lúa (273 ha, năm 2013), ngô vụ Đông (17 ha,năm 2013), khoai ( 26 ha, năm 2013), rau các loại ( 34 ha, năm 2013) vì đây là những cây trồng có tiềm năng phát triển cho thu nhập nhiều nhất của xã. Qua đó nhận thấy kết quả chuyển đổi cây trồng tại xã Quảng Tùng chưa cao, diệc tích chuyển đổi còn thấp.

Tại xã Quảng Châu, diện tích cây trồng hàng năm lớn hơn nhiều so với xã Quảng Tùng. Tỉ lệ tăng giảm diện tích năm 2013/2011 so với xã Quảng Tùng không lớn. Xã Quảng Châu có diện tích các loại cây trồng tăng như Ngô Vụ Đông (16 ha), khoai (13 ha), Lạc (12 ha), rau các loại (6 ha). Trong số các loại cây trồng thì cây ngô, lạc, khoa, rau là cây có diện tích trồng lớn trên địa bàn xã. Kết quả chuyển đổi cây trồng tại xã Quảng Châu tương đối tăng đều diện tích ở các loại cây tăng thu nhập cho hộ, đa dạng hóa các loại cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở vùng đồng bằng thuần nông huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)