3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.2.2. Tình hình sản xuất cây né mở tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo một số kết quả nghiên cứu dự đoán đến 2100, miền Trung Việt nam sẽ có sự gia tăng nhiệt độ trung bình lên đến 2,80C, lượng mưa trung bình tăng 7-8% và mực nước biển tăng 75 cm (Bộ TN&MT, 2009). Để giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra do biến đổi khắ hậu thì cần phải tuyển chọn loài cây phù hợp có khả năng thắch ứng được với điều kiện nóng, hạn và có khả năng chống cát bay, cát nhảy bảo vệ, cải tạo đất cát. Giá trị về phòng hộ sinh thái và kinh tế của các loài cây trồng ở vùng đất cát rất được quan tâm [19].
Ném là loại cây thắch hợp với các vùng đất cát, khô cằn, nên thuận lợi trong việc tận dụng đất đai. Ném lại rất dễ trồng và dễ chăm sóc, lại ắt sâu bệnh, cho năng suất cao. Cây ném hiện nay lại có Ộđầu raỢ rộng rãi và tương đối ổn định. Vì vậy mà
phong trào trồng ném mấy năm qua và hiện nay ở miền Trung phát triển rất nhanh. Hiện nay tổng số diện tắch trồng ném tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt trên 210 ha, trong đó vùng trồng ném nhiều nhất thuộc địa bàn 2 huyện Quảng Điền và Phong Điền.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ném tại huyện Quảng Điền và Phong Điền năm 2016
Chỉ tiêu Huyện Diện tắch (ha) Năng suất (Tấn/ha) Lợi nhuận (Triệu đồng/ha)
Địa phương sản xuất chủ yếu
Quảng Điền 45 7 75 - 100
Xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng
Thọ, Thị trấn Sịa
Phong Điền 150 7 90 - 140
Xã Phong Hiền, Phong An, Điền Môn, Điền Hương,
Điền Lộc
Nguồn: UBND huyện Quảng Điền, Phong Điền năm 2016 Nhìn vào Bảng 1.2 trên, ta thấy được năm 2016 thì huyện Quảng Điền tập trung trồng trên 45 ha ném, chủ yếu tại các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và thị trấn Sịa. Với năng suất bình quân đạt 7 tấn/ ha, sau khi trừ hết chi phắ sản xuất thì lãi ròng khoảng từ 75-100 triệu đồng/ha.
Huyện Phong Điền thì cây ném trên địa bàn huyện là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, với năng suất bình quân đạt từ 6-7 tấn/ha thì cho bình quân thu nhập được gần 200 triệu đồng/ha, lãi ròng cho người nông dân từ 90-140 triệu đồng/ha. Diện tắch trồng ném toàn huyện có khoảng 120 ha, tăng 27 ha so với năm 2014. Đến cuối năm 2015, điện tắch cây ném đã phát triển thêm 30 ha, đạt 150 ha so với kế hoạch đề ra của UBND huyện Phong Điền.
Nhận thấy lợi ắch từ việc sản xuất ném, UBND các xã, huyện đã chủ động đăng kắ thương hiệu cho ném của địa phương. Việc làm này đã giúp cho sản phẩm ném tại địa phương tăng cao tắnh cạnh tranh thị trường, giảm thiểu rủi ro trong việc tiêu thụ cũng như giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Hiện nay khi nhắc đến sản phẩm ném của tỉnh Quảng Trị thì có huyện Hải Lăng nổi tiếng với thương hiệu ném của làng Đông Dương. Thừa Thiên Huế có thương hiệu ném Quảng Lợi ở huyện Quảng Điền, và ở Phong Điền có thương hiệu ném Điền Môn.
Tuy nhiên hiện nay, do chưa có khoanh vùng cụ thể sản xuất từng sản phẩm ở các địa phương nên có sự cạnh tranh rất lớn giữa các sản phẩm trên. Việc đồng loạt sản xuất ồ ạt tại các địa phương và tỉnh thành khác đã dẫn đến tình trạng ném bị mất giá. Do vậy việc khoanh vùng và nơi sản xuất ném hiện nay là vấn đề cần có hướng chỉ đạo sớm và cụ thể của chắnh quyền, UBND các xã, huyện sản xuất ném để giúp đỡ cho người nông dân an tâm sản xuất.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU