Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ném của người sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 78)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ném của người sản xuất

Thông qua nghiên cứu về hiệu quả sản xuất cây ném, chúng tôi nhận thấy rằng đây là loại cây trồng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao người sản xuất ném tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để ném sản xuất được đạt năng suất và chất lượng cao hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất ném của người dân nơi đây.

3.2.3.1. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất ném của người dân

- Thuận lợi

Hiện nay trong toàn xã, cây ném là loại cây trồng có diện tắch đứng thứ hai chỉ sau cây lúa. Như vậy, ném phát triển khá tốt tại đây nhờ những yếu tố thuận lợi sau:

Thứ nhất: Với địa hình là miền đất nằm ở phắa bờ Đông của sông Ô Lâu đa số thuộc loại đất cát hoặc đất pha cát bồi tụ ven sông, độ phì cao được bồi đắp hàng năm nên rất thuận tiện cho việc phát triển cây ném. Thực tế cho thấy, việc trồng ném trong những năm qua đã mang lại năng suất khá cao và ổn định (từ 45 Ờ 47 tạ/ha). Mặt khác xã có diện tắch đất nông nghiệp lớn thuận lợi cho việc trồng trọt.

Thứ hai: Đây là loại cây dễ trồng và chăm sóc, chi phắ đầu tư không cao (chủ yếu là đầu tư về giống). Nó có thể trồng xem với các loại cây trồng khác như đậu huyết, đậu xanh,Ầ từ đó làm tăng khả năng sử dụng đất trên một đơn vị diện tắch, giúp tạo thêm thu nhập cho người dân. Mặt khác, có thể tận dụng được công chăm sóc, phân bón, thuốc diệt cỏ,Ầ từ việc trồng xen canh. Đặc biệt, ném xen đậu huyết là mô hình khá thành công tại đây.

Thứ ba: Thời tiết cũng khá thuận lợi cho việc phát triển cây ném. Xã chịu ảnh hưởng chung của thời tiết khắ hậu nhiệt đới gió mùa nên một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Do đó, mùa mưa là khoảng thời gian lắ tưởng cho cây ném sinh trưởng và phát triển.

Thứ tư: Phát triển việc trồng ném là chủ trương của xã kết hợp với Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh trong những năm qua. Trung tâm đã hợp tác, đầu tư, hỗ trợ áp dụng kĩ thuật sản xuất ném an toàn cũng như hỗ trợ phát triển cánh đồng mẫu ném cho người dân ở đây. Ngoài ra xă cũng đã hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điển hình là ở năm 2016 xã hỗ trợ 100.000 đồng/sào trong việc chuyển đổi 10ha trồng sắn kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác (trong đó diện tắch chuyển qua trồng ném là 4ha).

Thứ năm: Lợi thế của người dân lao động ở đây là cần cù chịu khó, đa số làm nghề nông, và đặc biệt người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trồng ném.

Đây là những lợi thế giúp việc phát triển cây ném nhằm làm tăng thu nhập cho người dân.

- Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi như trên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc trồng ném của bà con.

Khó khăn lớn nhất đó là phần lớn diện tắch đất trồng ném đều nằm trong vùng thấp trũng khiến việc thu hoạch ném gặp nhiều rủi ro, ném dễ bị thối hỏng khi mùa mưa kéo dài, gây thiệt hại phần nào cho người sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bà con bị ép giá do phải bán sớm những năm có mùa mưa kéo dài, năng suất chưa đạt mức tối đa, ném củ hạt còn nhỏ chưa đồng đều nên giá bán nhiều khi còn thấp.

Địa bàn thấp trũng, nên chất lượng hạt nhỏ nên đã gây bất lợi trong việc giữ ném là giống cho vụ sau. Cụ thể là phải thu hoạch ném sớm từ tháng 3-4, trong khi đó vụ trồng kế tiếp có thể từ tháng 7-8. Khoảng thời gian từ 3-4 tháng là quá lâu làm cho chất lượng ném giống không đảm bảo và bị hao hụt rất nhiều trong thời gian tắch trữ ở kho, khiến người dân phải mất chi phắ mua giống.

Khâu tiêu thụ sản phẩm của bà con cũng gặp nhiều khó khăn. Theo điều tra, hầu hết ném sau khi thu hoạch tại xã đều bán cho người thương buôn để đi ra vùng khác. Tuy nhiên, giữa người dân và thương buôn không hề thực hiện cam kết hợp đồng nào trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc không có đơn vị nào trực tiếp thu mua sản phẩm (chỉ có người thương buôn) đã làm cho giá ném giảm đi phần nào so với giá của thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân đó là giá ném tại địa phương do người thu gom tự đặt ra. Thêm vào đó, do diện tắch trồng ném không đủ lớn, còn manh mún, không chủ động được phương tiện vận chuyển,Ầ nên người dân không thể tự tiêu thụ sản phẩm cho các đại lý, buộc phải bán ném theo mức thỏa thuận mà người thương buôn đưa ra. Đây là sự yếu kém rõ rệt trong khâu liên kết cần khắc phục nhằm đảm bảo lợi ắch cho chắnh những người sản xuất.

Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao. Khó khăn này đang dần đẩy người dân vào thế bị động, phải vay nợ tiền của các đối tượng thu gom với thỏa thuận sẽ bán lại sản phẩm cho họ. Vì thế, tình trạng người dân bị ép giá là không tránh khỏi.

Hơn nữa, mặt hạn chế của nguồn nhân lực là lao động thanh niên đang có xu hướng ra thành phố hoặc đi ngoại tỉnh làm ăn, do đó làm nghề nông nói chung và sản xuất ném nói riêng càng ngày càng thiếu nhân lực khỏe mạnh. Bên cạnh đó trình độ tay nghề lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ chưa qua đào tạo khá lớn nên việc ứng dụng công nghệ khoa học còn nhiều hạn chế.

3.2.3.2. Các khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất ném

Giống như quá trình sản xuất một số các giống cây trồng nông nghiệp, trong quá trình trồng và chăm sóc ném thì người sản xuất sẽ gặp phải một số các khó khăn nhất định. Do vậy chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu một số các khó khăn mà người sản xuất thường găp phải, để từ đó có một số giải pháp nhằm hướng đến việc giải quyết khó khăn cho người sản xuất. Kết quả nghiên cứu được thể hiện thông qua Bảng 3.14 sau:

Nhu cầu về thị trường cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất ném của người dân khi có đến 82,7% người dân đánh giá là có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, cao nhất là nhóm hộ nghèo ở xã Điền Môn đánh giá đây là yếu tố ảnh hưởng chiếm 87,5% và thấp nhất là 72,73% ở nhóm hộ nghèo xă Quảng Lợi. Nhu cầu về thị trường thường hay thất thường, tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau. Đây là một trong những điểm yếu chung của toàn bộ thị trường hàng hóa nông sản của Việt Nam.

Các khó khăn mà người dân gặp phải về mặt chắnh sách chỉ chiếm 29,1%. Việc phát triển ném vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm nhiều, tạo các chắnh sách hỗ trợ vay vốn và kĩ thuật nên quy mô c ̣n nhỏ, phân tán. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây ném.

Bảng 3.13. Một số khó khăn thường gặp phải trong quá trình sản xuất của người

trồng ném tại địa bàn nghiên cứu

Địa điểm

Khó khăn

Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi

BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo Giống sản xuất 37,50 63,54 36,36 78,95 54,11 Vốn sản xuất 75,00 13,64 81,82 21,53 47,88 Kĩ thuật chăm sóc 87,50 68,18 72,73 73,68 75,52 Thời tiết 37,50 18,18 36,36 36,84 32,22

Nhu cầu thị trường 87,50 86,36 72,73 84,21 82,70

Chắnh sách 25,00 27,27 27,27 36,84 29,10

Nhìn vảo Bảng 3.14 trên, ta thấy được hiện nay các khó khăn chắnh mà người sản xuất gặp phải là về vốn sản xuất, kĩ thuật chăm sóc và nhu cầu về thị trường. Đây cũng chắnh là những khó khăn mà các mặt hàng nông sản khác đang gặp phải. Cụ thể

Đối với khó khăn về đầu vào trong sản xuất mà có tới 54,11% người sản xuất đang gặp phải là khó khăn về nguồn cung cấp giống, nhiều nhất là ở nhóm những hộ không nghèo thuộc địa bàn 2 xã Điền Môn và Quảng Lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khó khăn về giống mà người sản xuất ném gặp phải là sự thiếu hụt về nguồn cung cấp giống ổn định và chất lượng. Như chúng ta đã biết, để sản xuất có hiệu quả thì đòi hỏi nguồn đầu vào là con giống trước tiên phải ổn định và chất lượng. Tuy nhiên ném giống của người sản xuất chủ yếu được lấy từ ném củ sau khi thu hoạch. Ném chủ yếu được trồng tại vùng cát, có địa bàn thấp trũng, nên chất lượng hạt khi thu hoạch thường nhỏ nên đã gây bất lợi trong việc giữ ném là giống cho vụ sau. Cụ thể là phải thu hoạch ném sớm từ tháng 3-4, trong khi đó vụ trồng kế tiếp có thể từ tháng 7-8. Khoảng thời gian từ 3-4 tháng là quá lâu làm cho chất lượng ném giống không đảm bảo và bị hao hụt rất nhiều trong thời gian tắch trữ ở kho, khiến người dân phải mất chi phắ mua giống. Tuy nhiên nguồn giống lại không được kiểm soát chặt chẽ nên vẫn có tình trạng có nơi bán ném giống kém chất lượng.

Đối với khó khăn về vốn sản xuất mà người sản xuất gặp phải là 47,88%, đây là một trong những khó khăn được người dân đánh giá thường gặp phải nhất, trong đó nhóm hộ nghèo tại 2 xã Điền Môn đánh giá đây là yếu tố khó khăn chiếm 75% và 81,82% ở xã Quảng Lợi. Yếu tố khó khăn về vốn sản xuất bảo gồm 2 loại vốn chắnh là vốn tài chắnh và vốn về tư liệu sản xuất là đất. Phần lớn diện tắch đất trồng ném đều nằm trong vùng thấp trũng khiến việc thu hoạch ném gặp nhiều rủi ro, ném dễ bị thối hỏng khi mùa mưa kéo dài, gây thiệt hại phần nào cho người sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bà con bị ép giá do phải bán sớm những năm có mùa mưa kéo dài, năng suất chưa đạt mức tối đa, ném củ hạt còn nhỏ chưa đồng đều nên giá bán nhiều khi còn thấp. Ngoài ra khi muốn mở rộng quy mô sản xuất thì người dân lại gặp phải khó khăn về vốn tài chắnh. Để sản xuất ném đòi hỏi người dân phải có lượng vốn lớn nhằm mua các chi phắ trung gian, ngoài ra để mua hay thuê đất sản xuất cũng đòi hỏi người dân bỏ vốn. Do vậy, đây chắnh là yếu tố cản trở người dân mở rộng quy mô sản xuất ném.

Yếu tố khó khăn về thời tiết cũng là yếu tố được người sản xuất đánh giá thường gặp phải, có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất ném với 32,22% tỉ lệ người dân đánh giá là có ảnh hưởng. Mặc dù cây ném được đánh giá là loại cây thắch nghi tốt với điều kiện khắ hậu và thời tiết nơi đây nhưng trong quá trình sinh trưởng đòi hỏi phải có lượng mưa và nắng phù hợp. Ngoài ra, với diễn biến thời tiết ngày càng diễn ra phức tạp thì người sản xuất rất khó để có thể có những biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thời tiết gây ra.

Khó khăn về mặt kĩ thuật là một trong những yếu tố đang được người sản xuất ném tại cả 4 nhóm này quan tâm khi chiếm đến 75,52%. Cao nhất là 87,5% ở nhóm hộ nghèo xã Điền Môn và 68,18% ở nhóm hộ không nghèo xã Điền Môn. So với các vùng sản xuất ném khác trên cả nước thì tại tỉnh Thừa Thiên Huế, năng suất ném lá và ném củ đang còn thấp hơn rất nhiều so với các nơi khác. Do vậy, người sản xuất mong muốn được áp dụng các TBKHKT nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng ném của mình. Các kĩ thuật chăm sóc thường được người dân học tập lẫn nhau và sử dụng lại một lượng lớn kinh nghiệm của những người sản xuất trước để lại, ngoài ra trong thời gian trở lại đây thì ném thường gặp phải một số loại dịch bệnh mà người sản xuất chưa có biện pháp cũng như kĩ thuật chăm sóc phù hợp. Do vậy dẫn đến kết quả sản xuất thường thấp.

Mặc dù có chắnh quyền UBND các xã, huyện đã có những lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất ném song vẫn còn hạn chế về số lượng người tham gia. Người sản xuất vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của những kĩ thuật sản xuất này. Ngoài ra trong các thủ tục vay vốn hỗ trợ sản xuất vẫn còn hạn chế đối tượng và mức vay vốn. Do vậy để có thể phát triển được cây ném, hình thành nên các vùng chuyên canh thì đòi hỏi các cấp chắnh quyền cần có những biện pháp, chắnh sách cụ thể và gẫn gũi để giúp người dân an tâm, mở rộng được sản xuất ném của mình.

3.2.3.3. Các khó khăn gặp phải trong quá trình tiêu thụ và bảo quản ném

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu về sản phẩm ném của thị trường ngày càng tăng, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Tuy nhiên trong quá trình tiêu thụ thì người sản xuất vẫn gặp một số các khó khăn nhất định, cụ thể.

Bảng 3.14. Một số khó khăn gặp phải trong quá trình tiêu thụ ném của người sản xuất

ném tại điểm nghiên cứu.

Địa điểm

Khó khăn

Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi

BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo Thị trường tiêu thụ 37,50 27,27 27,27 36,84 32,22 Giá bán khổng định 75,00 81,82 72,73 84,21 78,44 Cạnh tranh về sản phẩm 12,50 13,64 18,18 15,79 15,03 Bảo quản 37,50 86,36 45,45 89,47 65,70 ỘNguồn: Phỏng vấn hộ năm 2017Ợ

Các loại khó khăn chắnh trong quá trình bảo quản và tiêu thụ ném mà địa phương đang gặp phải cũng giống như khó khăn mà các loại mặt hàng nông sản khác đang gặp phải. Người sản xuất bao giờ cũng là người đứng đầu trong chuỗi kênh tiêu thụ nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn và chịu thiệt thòi nhiều nhất. Qua nghiên cứu cho thấy rằng có 32,22 % tỉ lệ người dân đang gặp phải khó khăn về đầu ra cho sản phẩm ném. Khó khăn chắnh là về nơi tiêu thụ sản phẩm ném, người sản xuất vẫn chưa thể liên kết và tiêu thụ sản phẩm ném do mình làm ra tại các cơ sở chế biến hay nhà hàng trên địa bàn. Đối tượng đầu ra chủ yếu cho sản phẩm ném của người sản xuất là những người thu gom, còn lại một lượng ắt được bán tại chợ.

Giá cả thị trường thất thường, bấp bênh không ổn định nên nên sản xuất chưa thể an tâm mở rộng được quy mô, chắnh vì vậy người sản xuất gặp khó khăn vì yếu tố này chiếm đến 78,44%. Giá cả thị trường ném lên xuống hàng ngày, chịu nhiều sự chi phối đến từ các nơi khác. Người sản xuất vẫn chưa thể chủ động được giá bán sản phẩm do mình làm ra.

Việc người sản xuất bị ép giá, và cạnh tranh từ các sản phẩm ném khác trên cả nước gây ảnh hưởng đến người sản xuất chiếm tỉ lệ 24,19%. Do việc thiếu thông tin về thị trường và thiếu hợp đồng buôn bán nên người thu gom dễ dàng ép giá sản phẩm ném. Sản phẩm ném tại địa bàn còn chịu sự chi phối bởi giá của sản phẩm ném nơi khác. Mặt dù đã có tên tuổi và nhãn hiệu, song hiệu quả đạt được lại chưa cao.

Ném là loại hàng hóa khó bảo quản, dễ bị hao do quá trình vận chuyển hay lưu trữ, do vậy người sản xuất khó lòng bảo quán được, chắnh vì vậy mà có đến 64,7% tỉ lệ người sản xuất đánh giá đây là yêu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)