3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.3. Thông tin về nông hộ nghiên cứu
Việc thay đổi cơ cấu giống cây trồng nhằm mục đắch giúp cho người dân sản xuất có thể sử dụng hiệu quả được các nguồn tài nguyên mà bản thân nông hộ đang có. Từ đó tạo ra thu nhập cao, cải thiện được đời sống vật chất của nông hộ thông qua việc phân phối lại các nguồn lực của hộ một cách hợp lý. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nông hộ nhằm xem xét tình hình sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có như thế nào, để từ đó có những biện pháp hướng đến việc cải thiện thu nhập cho nông hộ.
3.1.3.1. Đặc điểm về nhân khẩu và lao động
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó yếu tố lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng nâng cao. Đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì lao động lại là yếu tố
có ảnh hưởng nhiều tới năng suất cũng như chất lượng của hoạt động đó, chắnh vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về quy mô, chất lượng lao động của nông hộ.
Nhìn vào Bảng 3.4, ta có thể thấy được bình quân chung mỗi nông hộ có khoảng 3,75 khẩu; trong đó mỗi nông hộ có khoảng 2,59 lao động/hộ. Mỗi nông hộ có khoảng 1,27 lao động nữ và 1,32 lao động nam. Giữa lao động nam nữ không có sự chênh lệch lớn tuy nhiên lại có sự phân chia lĩnh vực lao động khi lao động nữ thường phải tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi đó lao động nam thường tham gia các hoạt động phi nông nghiệp. Lao động đi làm ăn xa có khoảng 0,19 lao động/ hộ, chủ yếu là những lao động trong độ tuổi thanh niên từ 18 đến 35 tuổi.
Bảng 3.4. Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của nông hộ nghiên cứu năm 2016
Địa điểm
Chỉ tiêu
Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi
BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 1. Tỉ lệ hộ (%) 36,67 63,33 26,67 73,33 - 1. Tuổi chủ hộ 54,26 47,38 49,75 52,67 51,02 2. Số khẩu/hộ 3,67 3,43 4,25 3,64 3,75 3. Số lao động /hộ 2,28 2,71 2,53 2,85 2,59 3.1 Lao động nữ/hộ 1,13 1,47 1,36 1,12 1,27 3.2 Lao động nam/hộ 1,15 1,24 1,17 1,73 1,32 3.3 Lao động nông nghiệp/hộ 2,05 1,95 2,17 2,07 2,06
3.4 Lao động phi nông
nghiệp/hộ 0,23 0,76 0,36 0,78 0,53
3.5 Lao động đi làm ăn xa 0,06 0,27 0,08 0,33 0,19
Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2017 Tại xã Điền Môn thì nhóm hộ nghèo chiếm 36,67% với 11 hộ. Trong đó chủ nông hộ tại nhóm này thường có độ tuổi là 54,26 và thường là nam giới. Bình quân mỗi nông hộ có khoảng từ 3 đến 4 người/hộ. Trong đó lao động thường từ 2 cho đến 3 người. Giữa lao động nam và lao động nữ không có sự chênh lệch nhiều khi bình quân
mỗi nông hộ có khoảng 1,13 lao động nữ và 1,15 lao động nam. Tuy nhiên, lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp là phần đông khi có tới 2,05/2,28 lao động tham gia. Số lao động phi nông nghiệp chỉ có 0,23 lao động, trong đó có 0,17 lao động/hộ hiện đang làm thuê hay công nhân ở các khu công nghiệp tại các tỉnh phắa Nam.
Nhóm nông hộ không nghèo tại xã Điền Môn chiếm khoảng 63,33% với 19 hộ. Trong đó chủ nhóm nông hộ này có độ tuổi trung bình là 47,38 tuổi, trẻ hơn so với tuổi bình quân của chủ nông hộ nhóm hộ nghèo. Bình quân mỗi nông hộ có khoảng 3,43 nhân khẩu và 2,71 lao động/hộ. Số lao động nữ là 1,47 người và lao động nam là 1,24 người. Nhóm nông hộ có 1,95 lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và 0,76 lao động phi nông nghiệp. Trong đó nhóm này có bình quân khoảng 0,27 lao động đi làm ăn xa.
Tại xã Quảng Lợi thì nhóm hộ nghèo chiếm 26,67%, trong đó chủ hộ có độ tuổi bình quân là 49,75 tuổi. Bình quân mỗi nông hộ có khoảng 4,25 người, trong đó có khoảng 2,53 là người trong độ tuổi lao động. Giữa lao động nam nữ không có sự chênh lệch lớn khi mỗi hộ có khoảng 1,36 lao động nữ thường tham gia vào sản xuất nông nghiệp là chắnh, và 1,17 lao động nam/hộ. Số lao động phi nông nghiệp/hộ chỉ có khoảng 0,36 người, trong đó có khoảng 0,08 lao động hiện đang đi làm ăn ở xa.
Nhóm hộ không nghèo tại xã Quảng Lợi chiếm 63,33%, trong đó chủ hộ có độ tuổi khoảng 52,67. Bình quân mỗi nông hộ có khoảng 3,64 người, nhưng lại có đến 2,85 lao động/hộ với 1,12 lao động nữ và 1,73 lao động nam. Nhóm nông hộ có trung bình 2,07 lao động nông nghiệp và 0,78 lao động phi nông nghiệp. Số lao động đi làm ăn xa nhiều nhất trong các nhóm hộ nghiên cứu với 0,33 lao động/hộ.
Thực tế hiện nay, tại các nông hộ thì số lao động chắnh tham gia vào sản xuất nông nghiệp là lao động nữ, người ngoài độ tuổi lao động. Số lao động nam thường chỉ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các giai đoạn đầu và cuối như cày bừa, gieo, thu hoạch,Ầcó rất ắt lao động nam tham gia vào các khâu chăm sóc. Tuy nhiên theo đánh giá của các nông hộ thì việc phân chia lao động như vậy là phù hợp, các nông hộ tại đây thường tiến hành thuê và trao đổi lao động theo hình thức vần công, việc này giúp cho các nông hộ giảm được chi phắ sản xuất cũng như tiết kiệm được thời gian của mình.
3.1.3.2. Thông tin về quy mô các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào yếu tố vốn tài chắnh và vật chất của nông hộ. Đặc biệt đối với những hộ sản xuất nông nghiệp tại các vùng nông thôn thì thu nhập thường là dựa vào 2 hoạt động chắnh là sản xuất nông nghiệp và làm thuê của lao động trong gia đình. Việc đa dạng hóa được thu nhập sẽ ảnh hưởng tới tổng thu nhập của nông hộ và ngược lại tổng thu nhập của nông hộ sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động tạo thu nhập. Để tiến hành sản xuất ném với quy mô lớn thì
nông hộ cần phải có vốn đầu tư, do vậy chúng tôi tiến hành tìm hiểu về quy mô các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ hiện nay như thế nào.
Tại xã Điền Môn, huyện Phong Điền ở nhóm hộ không nghèo thì trung bình mỗi nông hộ có khoảng 0,77 ha diện tắch đất để thực hiện các hoạt động trồng trọt. Chủ yếu dùng để trồng các loại cây như lúa, ném, sắn, lạc,ẦNgoài ra mỗi nông hộ còn tiến hành nuôi khoảng 6,37 con lợn, bò/năm và nuôi khoảng 31,24 con gia cầm/năm. Gia cầm thực tế được nông hộ dùng để làm thức ăn nhằm giảm chi phắ hàng ngày của gia đình. Có khoảng 36,84% nông hộ tiến hành khai thác và nuôi trồng thủy sản với tỉ lệ hộ tham gia khai thác là 21,05% và nuôi trồng bình quân khoảng 0,11 ha/hộ.
Bảng 3.5. Thông tin về các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại điểm
nghiên cứu năm 2016
Địa điểm
Hoạt động
ĐVT
Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi
BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 1. Trồng trọt Ha/hộ 0,53 0,77 0,58 0,81 0,67 2. Chăn nuôi Con/hộ /năm 49,14 37,61 46,37 56,31 48,36 2.1 Gia súc 4,82 6,37 5,63 8,35 6,29 2.2 Gia cầm 44,32 31,24 40,74 47,96 41,07 3. Ngư nghiệp % 72,73 23,33 62,50 30,00 49,84 3.1 Khai thác % 72,73 13,33 50,00 16,67 39,36 3.2 Nuôi trồng Ha/hộ 0,01 0,11 0,01 0,18 0,08 ỘNguồn: Phỏng vấn hộ năm 2017Ợ Nhìn vào Bảng 3.5, ta thấy được tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay của nông hộ tại vùng cát ven biển phắa Bắc rất đa dạng bao gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và khai thác ngư nghiệp. Bình quân mỗi nông hộ có khoảng 0,67 ha đất để sản xuất nông nghiệp. Mỗi nông hộ chăn nuôi khoảng 48,36 con gia súc, gia cầm, trong đó gia súc khoảng 6,29 con/hộ và chủ yếu là lợn. Có khoảng 49,84% nông hộ tham gia vào hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản vì các vùng đất cát này gần biển. Do vậy hoạt động ngư nghiệp cũng là một trong những hoạt động tạo sinh kế chắnh cho người dân. Cụ thể:
Ở nhóm hộ nghèo thì diện tắch đất sản xuất nông nghiệp ắt hơn, chủ yếu dùng vào hoạt động sản xuất lúa và các loại cây ngô, sắn,Ầvới khoảng 0,53 ha/hộ/năm. Nhóm này có số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi hàng năm lớn hơn với 53,14 con/hộ/năm nhưng số lượng gia súc chăn nuôi lại ắt hơn với khoảng 4,82 con/hộ/năm. Tuy nhiên số lượng nông hộ tham gia vào hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản lại có đến 72,73% và diện tắch nuôi trồng chỉ có khoảng 0,01 ha/hộ/năm.
Tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền ở nhóm hộ không nghèo thì trung bình mỗi nông hộ có khoảng 0,81 ha đất dùng để trồng trọt. Trung bình mỗi năm thì các nông hộ này nuôi khoảng 8,35 con gia súc và 47,96 con gia cầm. Có khoảng 27,27% nông hộ tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản với diện tắch nuôi trồng bình quân là 0,18ha/hộ/năm, lớn nhất trong các nhóm nông hộ đã điều tra.
Nhóm hộ nghèo tại đây có diện tắch đất sản xuất nông nghiệp khoảng 0,58 ha/hộ/năm. Số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi hàng năm đạt khoảng 46,37 con/hộ/năm, tuy nhiên số lượng gia súc chăn nuôi chỉ đạt 5,63 con/hộ/năm. Tỉ lệ nông hộ tham gia vào hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 62,5% với khoảng 50% nông hộ tham gia vào hoạt động khai thác là chủ yếu. Trung bình mỗi nông hộ có khoảng 0,01 ha đất nuôi trồng thủy sản.
Nhìn chung tại vùng cát phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế thì diện tắch đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ hàng năm ắt ra rất nhiều so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh, chủ yếu do chất lượng đất xấu, khó canh tác nên số lượng đất bị bỏ hoang tương đối lớn. Ngoài ra do điều kiện tự nhiên gần biển, đầm phá nên số lượng lao động tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản tương đối lớn, chủ yếu là lao động nam giới. Do vậy lao động tham gia vào hoạt động trồng trọt chỉ còn là lao động nữ giới. Đây là tình hình khó khăn chung của toàn bộ các vùng nông thôn trên cả nước, do vậy để đẩy mạnh khả năng phát triển kinh tế của vùng, cũng như khai thác được các tiềm năng phát triển nông nghiệp vốn có của địa phương thì chắnh quyền các cấp cần có biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm thu hút và tận dụng được nguồn tài nguyên tự nhiên và lao động sẵn có của địa phương.
3.1.3.3. Thông tin về quy mô hoạt động trồng trọt của nông hộ
Mặc dù đa dạng về các loại hình tạo thu nhập, tuy nhiên nông hộ tại địa bàn khảo sát có thu nhập chủ yếu là dựa vào các hoạt động trồng trọt. Do vậy chúng tôi đã tiến hành tìm các hoạt động trồng trọt của những nông hộ này như thế. Điều này được thể hiện qua Bảng 3.6 sau:
Tại xã Điền Môn, ở nhóm hộ không nghèo thì bình quân mỗi nông hộ có khoảng 0,77 ha đất canh tác nông nghiệp. Trong đó có 0,34 ha được dành cho hoạt động xuất lúa; 0,13 ha dành cho hoạt động sản xuất ném; 0,06 ha dành cho hoạt động
sản xuất lạc và 0,05 ha dành cho việc trồng khoai, môn. Còn lại các loại cây trồng như sắn, ngô, đậu và rau màu chiếm khoảng 0,19 ha để sản xuất.
Ở nhóm hộ nghèo thì diện tắch đất sản xuất nông nghiệp thấp nhất trong các nhóm hộ điều tra với 0,53ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó đất sản xuất lúa chiếm 0,39 ha/hộ/năm. Đất dành cho hoạt động trồng ném chỉ đạt 0,03 ha, thấp nhất nhất trong các nhóm hộ điều tra. Đất phần lớn còn lại dành cho các hoạt động trồng sắn, lạc, ngô, khoai,Ầ
Bảng 3.6. Thông tin về hoạt động trồng trọt của nông hộ tại xã Điền Môn và xã Quảng Lợi năm 2016
Địa điểm
Chỉ tiêu
ĐVT
Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi
BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 1. Tổng diện tắch đất
sản xuất nông nghiệp Ha 0,53 0,77 0,58 0,81 0,67
1.1Trồng lúa Ha 0,39 0,34 0,37 0,48 0,40 1.2 Trồng sắn Ha 0,05 0,04 0,03 0,03 0,04 1.3 Trồng lạc Ha 0,02 0,06 0,02 0,04 0,04 1.4 Trồng khoai Ha 0,01 0,05 0,05 0,07 0,04 1.5 Trồng ném Ha 0,03 0,13 0,03 0,12 0,08 1.6 Trồng ngô Ha 0,01 0,03 0,02 0,04 0,02 1.7 Trồng đậu Ha 0,01 0,11 0,01 0,02 0,03 1.8 Trồng rau màu Ha 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2017. Nhìn vào Bảng 3.6, ta thấy được bình quân mỗi nông hộ có khoảng 0,67 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng trong các hoạt động trồng trọt của nông hộ thì hoạt động sản xuất lúa vẫn là hoạt động được nông hộ dành nhiều diện tắch để sản xuất nhất, với quy mô bình quân mỗi nông hộ là 0,04 ha/hộ. Tuy nhiên, lúa lại được trồng bình quân 2 vụ/năm/hộ với quy mô bình quân mỗi vụ là 0,02 ha/hộ. Hiện nay, tại các vùng nông thôn thì hoạt động trồng lúa vẫn là hoạt động được nông hộ tham gia nhiều nhất nhưng
lại chỉ thu hút được các lao động nữ, trung niên và người ngoài độ tuổi lao động tham gia chủ yếu. Hoạt động trồng trọt được nông hộ dành phấn lớn diện tắch để canh tác còn lại là hoạt động sản xuất ném, với quy mô sản xuất bình quân của mỗi hộ là 0,08 ha/hộ.năm. Lắ do ném được trồng nhiều là do đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khắ hậu cũng như là giống cây trồng đang cho hiệu quả sản xuất nên nông hộ quan tâm. Các hoạt động trồng trọt khác như sắn, lạc, khoai, ngô, đậu và rau màu được nông hộ dành khoảng 0,19 ha/hộ/năm để sản xuất. Mỗi một loại cây trồng này được nông hộ dành khoảng trung bình 0,04ha/năm để sản xuất. Cụ thể:
Nhóm hộ nghèo có diện tắch đất sản xuất nông nghiệp bình quân khoảng 0,58 ha/hộ/năm, tuy nhiên phần lớn cũng dành cho hoạt động sản xuất lúa với 0,37 ha/hộ/năm. Hoạt động sản xuất sắn chiếm thứ 2 với tổng diện tắch bình quân mỗi hộ là 0,06 ha/hộ/năm rồi đến cây ném là 0,05 ha/hộ/năm. Diện tắch trồng các loại cây khác bình quân chỉ đạt 0,01 đến 0,02 ha/hộ/năm.
Trong khi đó tại xã Quảng Lợi thì nhóm hộ không nghèo lại sự chênh lệch lớn khi bình quân mỗi nông hộ có khoảng 0,81 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó 0,48 ha đất được dùng cho hoạt động sản xuất lúa; 0,03 ha được dành cho hoạt động trồng sắn; hoạt động trồng lạc chiếm khoảng 0,04 ha. Hoạt động trồng ném được các nông hộ này trồng khoảng 0,12 ha/hộ/năm. Đây là hoạt động đang được phần lớn nông hộ quan tâm. Các loài cây trồng khác đang được dần thay đổi do vậy quy mô sản xuất các loại cây cũng có sự thay đổi ở nhóm nông hộ này.
Mặc dù các giống cây lạc, ném, khoai môn đang dần tỏ ra thắch ứng và cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên người dân vẫn tiến hành đầu tư dàn dải cho nhiều hoạt động trồng trọt khác nhau vì lắ do sợ mất giá giống cây này và lên giá giống cây khác. Do