ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG CÁT VEN BIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 41)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG CÁT VEN BIỂN

PHÍA BẮC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng cát ven biển phắa

Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1.1. Vị trắ địa lý, địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8 Ờ 108,2 Đông. Toàn tỉnh có tổng diện tắch 5.053,990 km2, với tổng dân số tắnh đến năm 2015 có 1.143.572 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động có 623.480 người. Toàn tỉnh có 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh và 2 thị xã, 6 huyện với 105 xã và 47 phường, thị trấn.

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đông. Cụ thể,

Phắa Bắc giáp với các huyện Hải Lăng, Dakrong, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Phắa Nam giáp huyện Hiện thuộc tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang, thành Phố Đà Nẵng.

Phắa Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phắa Đông giáp với biển Đông.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chắnh tỉnh Thừa Thiên Huế

Phần lớn núi rừng lớn của tỉnh nằm ở phắa Tây, cũng là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc thiểu số như Cơtu, Tà Ôi, Bru Ờ Vân Kiều. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phắa tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mật độ dân số là 228 người /km2. Về phân bố, có 556.056 người sinh sống ở thành thị và 587.516 người sinh sống ở vùng nông thôn. Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 623.480 người (trong đó lao động nữ 306.450 người).

Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tắch 503.320,5 ha (theo niên giám thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phắa Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

- Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

- Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tắnh từ đường cơ sở.

- Trên thềm lục địa biển Đông ở về phắa Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tắch đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

- Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trắ trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chắ Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chắ Minh 1.080 km.

- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

3.1.1.2. Vị trắ địa lý, địa hình của vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế

Vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài trên 128 km đi qua 5 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Tuy nhiên vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế đi qua 2 huyện là huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền [1].

Đặc trưng địa hình ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế có dạng dải cồn cát, đụn cát xen giữa đồng bằng duyên hải nằm bên trong và biển Đông ở bên ngoài; dải

cồn cát, đụn cát kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ xã Điền Hương huyện Phong Điền với chiều dài gần 30 km, độ cao từ 3-10m, có nơi cao 30m và được xem như tuyến đê biển trực tiếp dọc các xã ven biển của tỉnh là vùng có các hoạt động kinh tế xã hội đang phát triển mạnh, đặc biệt là du lịch, thương mại, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, giao thông thủy, phát triển cảng...

Vùng cồn, đụn cát ven biển (vùng vành đai biển) tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tắch khoảng 4% tổng diện tắch tự nhiên của tỉnh có vai trò rất quan trọng về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thắch ứng với biến đổi khắ hậu và nước biển dâng. Cồn đụn cát ven biển không chỉ là bức tường thành bảo vệ bờ biển tại những vùng đất thấp ven bờ, còn là một nơi có hệ sinh thái độc nhất vô nhị vùng bờ, nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như bò sát, gặm nhấm, côn trùng, là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền, được xem là tài nguyên vị thế của vùng bờ Thừa Thiên Huế.

3.1.1.3. Đặc điểm về đất đai, khắ hậu thời tiết

Vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng tiểu sinh thái nằm tại tỉnh Thừa Thiên Huế, do vậy đặc điểm và khắ hậu nơi đây mang những điểm chung của toàn tỉnh. Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng 5 và lần thứ hai vào tháng 7, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2, ngay cả tháng lạnh nhất vẫn mang trị số dương. Do tác động của vị trắ, địa hình và hình dạng lãnh thổ, nhiệt độ có sự thay đổi theo không gian và thời gian.

- Mùa lạnh: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 20oC - 21oC. Mùa này thường có lượng mưa lớn tập trung nên dễ gây ngập lụt và kèm theo gió bão, chiếm 78% lượng mưa cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11, với lượng mưa trung bình là 505 Ờ 801mm/tháng. Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài từ 30 đến 60 ngày.

- Mùa nóng: Thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8: nhiệt độ trung bình từ 28oC-29oC. Các tháng khô hạn nhất là tháng 5,6,7. Mùa này thường nắng nóng, hạn hán và có gió Tây Nam (gió Lào). Là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đền hết tháng 9. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng 7 và giảm dần cho đến tháng 1 năm sau.Từ tháng 5 đến tháng 9, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng cao, độ ẩm giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần 10oC. Đây là một điểm rất đặc biệt vì tắnh cách khắc nghiệt của khắ hậu gần giống với những vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm sâu trong lục địa.

- Mưa

+ Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung bình trên 3000mm, song phân bố không đều. Mưa phần lớn tập trung vào tháng 10 và 11, trong khoảng thời gian này bão thường xuất hiện gây nên những cơn lũ lớn. Năm 1953 (4937mm); năm 1975 (3278mm) lụt vượt mức báo động 3 với đỉnh lũ là 5,08m ; năm 1999 mưa lớn dài ngày đã gây lụt lớn với đỉnh lũ là 6m (Kim Long).

+ Do cấu tạo địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông Khá lớn (15o) cùng các đợt gió mùa lớn kèm theo mưa lớn bị chặn lại ở đèo Hải Vân nên khi hậu nơi đây luôn phải chịu sự đối mặt với sự khắc nghiệt của tự nhiên (chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn).

Tuy nhiên với những điều kiện thời tiết như trên cũng đồng thời đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho vùng cát ven biển nơi đây phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành trồng trọt và chăn nuôi.

- Độ ẩm

Lượng bốc hơi trong năm trung bình là 980 mm, trong đó thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 8 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa khiến cây trồng dễ bị khô hạn vào đầu vụ hè thu. Ngược lại cuối vụ hè thu trở nên bấp bênh, kém ổn định do hệ thống thuỷ lợi chưa được đảm bảo.

Độ ẩm không khắ bình quân cả năm 83%, thời kỳ độ ẩm cao từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (85 - 88%). Đây là thời kỳ có độ ẩm thuận lợi nhất cho canh tác, do vậy trong thời kỳ này (vụ Đông Xuân) khả năng thâm canh tương đối đảm bảo cho năng suất cao, ổn định và hầu như không bị ảnh hưởng của các yếu tố khô hạn và mưa bão.

- Gió

Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chắnh: Gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3m/s có khi lên tới 7 - 8m/s, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài. Gió mùa Tây Nam: gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại Thừa Thiên Huế.

Gió mùa Đông bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6m/s, thổi từ cao áp lục địa châu Á, mang theo không khắ lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình, cùng hoạt động của frông lạnh làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùa đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phắa nam. Gió kèm theo mưa làm cho khắ hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng.

Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông bắc, tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15 - 20m/s trong gió mùa Đông bắc, 30 - 40m/s trong bão, lốc.

- Bão

Xuất hiện với tần suất 4 - 5 cơn bão/năm và thường kèm theo các đợt mưa lớn từ tháng 9 đến tháng 10 gây ra lũ lụt, đặc biệt hàng năm xuất hiện lũ tiểu mãn trong khoảng tháng 5, tháng 6, cơn lụt này tuy không lớn nhưng gây thiệt hại đáng kể vì rơi trúng vào mùa vụ của người nông dân và người nuôi trồng thuỷ sản

Điều kiện khắ hậu, thời tiết khắc nghiệt ở Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn Quảng Lợi nói riêng có tần suất xuất hiện khá cao của hầu hết các loại thiên tai có ở Việt Nam, điều này gây bất lợi cho đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng, đặc biệt hiện nay với sự gia tăng các diễn biến thiên nhiên do biến đổi khắ hậu trên toàn cầu. Những năm gần đây, bão bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, thay vì trước đây mùa bão thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11 thì nay vào tháng 7, 8 đã bắt đầu có bão và kết thúc vào tháng 12. Tháng cao điểm của mùa bão thay vì vào tháng 10 thì bây giờ kéo sang cả tháng 11 và có những năm không tuân theo quy luật nào cả, trước đây số lượng cơn bão ắt hơn và cường độ nhỏ hơn, nay có nhiều cơn bão hơn và cường độ lớn hơn, diện ảnh hưởng rộng hơn. Thời gian bắt đầu của lụt trước đây là 9 và kết thúc vào tháng 11 nhưng nay thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 12, đôi khi thất thường do phụ thuộc vào việc xả nước của thủy điện, trong khi đó lụt tiểu mãn vẫn bắt đầu xuất hiện vào tháng 5. Tháng cao điểm của lụt vẫn là tháng 10 và tháng 11. Hạn hán có những thay đổi đáng kể về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, đặc điểm và xu hướng. Riêng tháng cao điểm thì không thay đổi. Thông thường hạn hán thường đi kèm với nắng nóng và nhiễm mặn ở một số nơi. Thời gian bắt đầu của mùa hạn xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn, trước đây thường bắt đầu vào tháng 6, kết thúc vào tháng 8 thì nay hạn hán bắt đầu vào tháng 5, có nơi bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9.. Rét có cũng có những thay đổi đáng kể về mùa, đặc điểm và xu hướng. Mùa rét bay giờ muộn hơn, trước đây rét thường bắt đầu vào khoảng tháng 11 và kết thúc vào tháng 2 nhưng nay rét đến vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tháng cao điểm trước đây là vào tháng 1 nay chuyển sang tháng 2 năm sau với nhiệt độ thấp nhất của tháng cao điểm có thấp hơn trước đây khoảng 10C. Càng về những năm gần đây, rét thường ắt đi kèm với mưa.

- Đất đai

Đất đai của vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là nhóm đất cát và nhóm đất biến đổi do trồng lúa hàng năm.

+ Nhóm đất cát: Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc diểm nhóm đất này là sự phân hóa phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém. Diện tắch phân bố ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị nhất trong sản xuất nông nghiệp nhưng đất có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, dung tắch hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân) đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. Loại đất này thắch hợp cho trồng các loại hoa màu. Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đắch nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt).

+ Nhóm đất biến đổi do trồng lúa: Hình thành chủ yếu từ đất phù sa sản xuất, nhưng do được sử dụng vào mục đắch trồng lúa nước trong khoảng thời gian dài nên đất biến đổi và có các tắnh chất riêng, nhìn chung có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao và thường xuyên được bổ sung từ đất phù sa của sông và từ sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)