Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm ném tại vùng cát ven

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 94)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.6. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm ném tại vùng cát ven

biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.6.1 Sự liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu sản phẩm ném tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế

Mối liên kết là sự ràng buộc lẫn nhau của các tác nhân vào quá trình sản xuất góp phần duy trì các hoạt động sản xuất bình thường và giảm sự thiệt hại cho mỗi tác nhân. Quá trình nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ ném tại địa bàn có sự liên kết các bên trong chuỗi ngành hàng sản phẩm nông thường có. Do vậy chúng ta thấy có 2 loại hình liên kết chắnh trong quá trình này là.

- Chuỗi liên kết dọc: Nguồn cung cấp đầu vào → nông dân → người thu gom→ đại lý bán buôn→ người bán lẻ→ người tiêu dùng. Liên kết này khá đơn giản so với các thành phẩm khác như bưởi, thanh trà, xoài,Ầ Bản thân mỗi tác nhân đều có chức năng và vai trò nhất định giúp hình thành chuỗi. Các tác nhân quan hệ với nhau bởi sự phân chia lợi ắch qua mỗi kênh phân phối. Đầu ra các tác nhân này là đầu vào của tác nhân kia và sản phẩm chắnh là yếu tố ràng buộc thúc đẩy sự đồng thuận giữa các tác nhân nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phắ phải bỏ ra. Như vậy, chắnh bản thân của các tác nhân này đã tự liên kết với nhau tạo thành mắc xắch Ờ chuỗi giá trị ném. Lợi nhuận thu được ở mỗi tác nhân chắnh là giá trị gia tăng thu được ở mỗi hoạt động của chuỗi, lợi nhuận cao hay thấp tùy thuộc vào khối lượng sản phẩm ở mỗi tác nhân, giá cả thị trường, chi phắ,Ầ

- Chuỗi liên kết ngang: Là sự liên kết giữa các tác nhân cùng cấp với nhau vắ dụ nông dân với nông dân, người thu gom với người,... Liên kết này ngẫu nhiên tồn tại do tắnh chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Người dân liên kết với nhau trong việc vàn công, trao đổi kinh nghiệm sản xuấ, mua bán giống,Ầ Chuỗi này tồn tại dựa trên mối quan hệ sẵn có, tình cảm gắn kết lâu đời và sự giúp đỡ nhau trong sản xuất cùng có lợi. Khác với chuỗi liên kết dọc, ở đây lợi ắch đôi khi không cần lượng hóa bằng tiền (công lao động) và duy trì trên nhiều khắa cạnh cả sản xuất và đời sống của người dân.

Ngoài các hình thức hiện nay như trên, người ta còn nói nhiều đến mối liên kết 4 nhà: Ộ Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp Ợ. Phân tắch mối liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ném, chúng ta thấy một số liên kết như sau:

- Liên kết giữa nông dân với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Tại địa bàn các xã điều tra đều có sự hoạt động của các HTX nông nghiệp. Tại địa bàn Xã Điền Môn có HTX Vĩnh Xương; còn tại Xã Quảng Lợi có HTX Tắn Lơi, HTX Thằng Lợi; HTX Thạnh Lợi, hầu hết các HTX đều đang phát triển mạnh trong các hoạt động trồng trọt và được người dân đánh giá rất cao.

Đầu vào là khâu đầu tiên và rất cần thiết cho việc sản xuất của hộ, do đó ở đây hoạt động chủ yếu của HTX là cung cấp dịch vụ đầu vào cho người dân. Đây là hoạt động khá mạnh so với các cơ sở kinh doanh cá thể và thu gom. Hầu hết những hộ điều tra đều mua đầu vào của HTX cung cấp và chủ yếu là mua phân bón và thuốc BVTV; các hộ khác mua phân bón, thuốc BTVT của cơ sở kinh doanh cá thể. Lý do đơn giản mà người dân chủ yếu mua đầu vào của HTX là vì phần lớn người dân đánh giá chất lượng đầu vào tại HTX đảm bảo hơn, giá cả phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu kịp thời cho hộ sản xuất, hơn nữa sự phục vụ tận tình giúp bà con an tâm hơn khi đầu tư sản xuất. Mặt khác, phần lớn người dân đều có đóng góp vốn cổ phần cho HTX. Khi mua vật tư, người dân có thể nợ tiền và được ghi sổ nợ hoặc sổ hợp đồng kinh tế đây đều là sổ xã viên tham gia đóng cổ phần trong HTX của hộ gia đình. Đối với việc mua phân bón , thuốc bảo vệ thực vật tại các cở sở kinh doanh cá thể tuy có thể nợ được tiền đến cuối vụ sản xuất nhưng giá cao hơn so với giá mua tại hợp tác xã. Như vậy, giá cả đầu vào là yếu tố quyết định hàng đầu đối với lựa chọn của hộ. Tuy nhiên, giá cả đầu vào cao hay thấp tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm và tùy giá cả biến động của thị trường.

- Mức độ quan trong của HTX đối với người dân: Theo điều tra cho thấy, có đến 100% người dân ở đây có liên kết với HTX trong sản xuất ném. HTX luôn là đơn vị hỗ trợ người dân trong việc sản xuất sản phẩm nên vai trò HTX được người dân đánh giá là rất cao. Nhìn chung, những hộ là xã viên, có đóng cổ phần trong HTX đều đánh giá vai trò của HTX là rất quan trọng trong sản xuất của hộ. Do vậy, cần duy trì và phát huy hơn nữa mối liên kết tốt đẹp này để khai thác thế mạnh của nó trong việc tạo lợi thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người dân.

- Liên kết giữa những người sản xuất ném

Đây là mối quan hệ tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc ta, quan hệ họ hàng, người thân, hàng xóm láng giềng. Kết quả nghiên cứu cho thấy được hiện nay giữa các sản xuất ném đều có mối liên kết với nhau, tuy nhiên liên kết này lại khá lỏng lẻo. Hình thức liên kết này là sự vàn công trong khâu chăm sóc và trong trao đổi kĩ thuật sản xuất, người dân trao đổi mua bán ném giống phục vụ cho việc sản xuất, rất ắt bà con có hình thức liên kết để cùng nhau bán sản phẩm. Không giống những cây trồng khác, sắn là loại cây trồng đòi hỏi ắt công chăm sóc (3-4 công chăm/sào), ắt chi phắ đầu tư cho thuốc BVTV, đầu tư lớn nhất chủ yếu là phân chuồng, ném là loại cây dễ chăm sóc vì thế mà sự liên kết này chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Tuy vậy, mối liên kết này vẫn khá phổ biến trong đời sống và sản xuất của nông hộ, nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với người dân, nhất là khi hộ gặp khó khăn trong sản xuất.

Giữa những người sản xuất chưa thật sự có những mối liên kết chặt chẽ, đây là điểm yếu chung của hầu hết người nông dân sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Những mối liên kết này chỉ là liên kết tạm thời, được hình thành trong khâu chăm sóc

và thu hoạch sản phảm. Còn đối với khâu quan trọng nhất là tiêu thụ sản phẩm thì những người sản xuất lại chưa hình thành liên kết.

Hộ sản xuất là đối tượng quyết định trong việc thực hiện liên kết với các tác nhân khác để cải thiện phần nào lợi ắch cho họ. Tuy nhiên, việc tạo ra, duy trì và thúc đẩy được các mối liên kết ở nông dân đang là vấn đề nan giải, khó thực hiện. Đã có nhiều biện pháp tạo liên kết giữa hợp tác xã với người thu gom nhưng hiệu quả mang lại không khả quan, nó biểu lộ nhiều bất cập và khó khăn tồn tại đó là: sản xuất ném tại xã diễn ra manh mún, nhỏ lẻ nên việc kắ hợp đồng từng hộ không thể thực hiện được. Nếu khi doanh nghiệp kắ kết thông qua hợp tác xã biểu lộ nhược điểm là khó lấy lại tiền ở nông dân, người dân phá vỡ hợp đồng , bán sản phẩm cho thu gom khác thì thiệt thòi doanh nghiệp phải gánh chịu.

- Liên kết giữa người sản xuất ném với người tiêu thụ

Tận dụng được mối quan hệ hàng xóm, sự quen biết sẵn có nên những người thu mua sản phẩm ném luôn xây dựng được sự tin tưởng trong mối liên kết với người dân. Sự cạnh tranh trong quá tŕnh thu mua giữa những người thu mua với nhau cũng đòi hỏi đối tượng này cần thiết tạo sự liên kết chặt chẽ hơn với người dân. Do đó, đối tượng thu mua sản phẩm ném thường bao tiêu sản phẩm, tự tổ chức thu hoạch.

Sự liên kết ấy được thể hiện thông qua hợp đồng liên kết với người dân. Theo điều tra cho thấy, 100% những hộ sản xuất tại các xã điều tra đều thỏa thuận hợp đồng bằng miệng với người thu mua sản phẩm trước thời điểm thu hoạch. Mặc dù vậy vẫn rất ắt trường hợp phá vỡ hợp đồng mua bán. Nguyên nhân dễ hiểu là do hầu hết người thu mua ném đều là người địa phương, hoặc người xã cận kề quen biết lẫn nhau nên hai bên đều khá tin tưởng nhau. Phương thức thanh toán khá đơn giản và nhanh chóng. Hầu hết việc mua bán sắn đều thanh toán sau khi thu mua.

Đây là hình thức liên kết ngắn hạn (kéo dài trong một vụ) và khá phổ biến. Sự liên kết này có ưu điểm là thuận tiền cho cả hai bên, người dân luôn bán hết được các sản phẩm. Đối với người thu mua ném, sự chủ động về vốn, phương tiện, lao động, có kinh nghiệm luôn là lợi thế lớn trong việc làm tăng lợi nhuận. Tóm lại, sự liên kết giữa người dân và thu gom ngày một thể hiện được ưu điểm và lợi ắch của nó. Tuy nhiên, hiện tượng cho vay tiền trước khi xuống vụ của những người thu mua sản phẩm ném này đảm bảo sản phẩm được bán lại cho họ dân đang phổ biến hơn hiện nay. Mối liên kết này dễ khiến người dân bị ép giá do tắnh chất ràng buộc của nó. Cần có sự cải tiến liên kết kịp thời để tránh thiệt thòi cho người sản xuất.

Việc thực hiện liên kết với người sản xuất cũng gặp vấn đề bất cập đó là người dân dễ phá vỡ hợp đồng khi có người thu mua khác mua với giá ném cao hơn. Bên cạnh đó, do việc kắ kết hợp đồng chủ yếu bằng miệng nên những người thu mua chịu chấp nhận rủi ro khi người dân không thực hiện theo đúng thỏa thuận ban đầu. Do việc

thu mua chủ yếu là đặt cọc trước tiền, bao tiêu sản phẩm nên một số người thu mua ném thiếu vốn đầu tư, phương tiện vận chuyển (chủ yếu bằng xe máy) là điều không tránh khỏi. Ngoài ra, một số đối tượng thu mua sản phẩm ném liên kết cùng nhau thu mua sản phẩm nên lợi nhuận thu được cũng phân chia nhỏ hơn và việc liên kết để thu mua sản phẩm cũng bị giới hạn.

3.2.6.2. Yếu tố thúc đẩy và tắnh bền vững của mối liên kết giữa các tác nhân trong

chuỗi sản xuất ném tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Yếu tố về giá cả thị trường

Giá cả thị trường luôn là yếu tố biến động và khó có thể dự đoán trước được. Do vậy, để đảm bảo người dân luôn bán được sản phẩm với giá cả hợp lý, tránh được tình trạng bị ép giá, thu gom và các tác nhân buôn bán phát huy được vai trò trung gian trong việc tiêu thụ sản phẩm, thì việc thực hiện liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ném là giải pháp khách quan nhất. Sự liên kết này góp phần giúp cho sự cân đối giữa cung và cầu, từ đó điều tiết được phần nào giá cả biến động của thị trường. Cụ thể là:

Sự liên kết giữa người nông dân với người thu gom giúp người thu gom chủ động và có kết hoạch khuyến cáo trong sản xuất, kéo dài thời vụ thu hoạch, luân phiên thu hoạch sản phẩm giữa các vùng sản xuất,Ầ để đảm bảo người thu gom có đủ số lượng sản phẩm nhập cho đại lý bán buôn, tránh được tình trạng tồn đọng nguyên liệu khiến giá cả giảm xuống gây bất lợi cho người dân.

Sự liên kết giữa nông dân với người thu gom hay hợp tác xã như hỗ trợ và đầu tư vốn, đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,Ầ) giúp người dân thuận lợi hơn trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại, thu gom hay hợp tác xã sẽ có thêm nguồn thu nhập, công ăn việc làm, sự chủ động trong khâu tiêu thụ từ đó giảm được chi phắ vận chuyển nhỏ lẻ cho người dân khi thu gom tập trung thu gom khối lượng ném lớn (bởi thu gom tắnh toán tốt hơn trong việc đầu tư chi phắ cho việc thu mua ném), do vậy mà giá cả cũng không chênh lệch.

Sự liên kết giữa thu gom, hợp tác xã với các đại lý bán buôn như đại lý bán buôn thông báo kế hoạch và thời điểm thu mua, giá sắn tại mỗi thời điểm, ngược lại thông qua đối tác này mà đại lý bán buôn nắm rõ được tình hình sản xuất chung của người dân tại vùng nguyên liệu, khối lượng nhập sản phẩm từng ngày,Ầ Sự liên kết này giúp các đại lý bán buôn điều tiết được khối lượng tiêu thụ từng ngày để phù hợp với kết hoạch sản xuất, tránh tình trạng hàng hóa bị tồn đọng gây ra sự thất thoát cho cả người thu gom và sự mất cân đối đầu vào (khi thừa hoặc thiết sản phẩm). Từ đó giá cả ắt biến động hơn nếu cung cân bằng với cầu. Đây là dấu hiệu tốt cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi.

Sự liên kết giữa nông dân với nông dân trong việc cùng nhau tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp người sản xuất tự bảo vệ quyền lợi của chắnh ḿnh. Việc các thu gom liên kết với nhau để thu mua cùng một giá ngang nhau khiến người dân không có sự lựa chọn trong khi bán sản phẩm nên thường bị ép giá. Chắnh vì thế mà chắnh mỗi người dân phải cùng nhau liên kết để tránh lại sự phụ thuộc về giá của người thu gom.

- Nhu cầu về nguồn đầu vào và vốn

Nguồn vốn và đầu vào cần thiết cho việc đầu tư trong sản xuất luôn là mối quan tâm lớn của người dân, đặc biết là các hộ nghèo (đầu tư cây ném cao nhất do thu nhập từ trồng ném là chủ yếu). Mặc dù đã có hợp tác xã và cơ sở kinh doanh cá thể cung cấp đầu vào dưới hình thức kắ sổ nợ nhưng thông thường giá vật tư bao giờ cũng cao hơn giá thị trường hoặc nếu đúng giá thị trường thì buộc người dân phải trả ngay từ đầu vụ. Đây là khó khăn mà người nông dân luôn gặp phải. Tình trạng này khiến người dân không đầu tư đúng kĩ thuật như bón phân ắt hơn, không đầu tư thuốc bảo vệ thực vât,Ầ do đó năng suất cũng sẽ thấp hơn. Theo điều tra cho thấy, tỉ lệ người dân tiếp cận với nguồn tắn dụng khá thấp do số tiền và số lượng hộ được vay hạn chế, thủ tục vay phức tạp trong khi đó đầu tư sản xuất ném thấp (hộ chỉ cần trung bình từ 1-2 triệu) nên thường không vay tại các tổ chức tắn dụng.

Do vậy, để đảm bảo người dân có đủ điều kiện hơn trong sản xuất và thu gom có công ăn việc làm, đại lý bán buôn và bán lẻ có đủ sản phẩm để hoạt động thì cần giải quyết khó khăn này cho chắnh người sản xuất. Nhu cầu về vốn và đầu vào cho sản xuất đã khiến người dân ứng trước của thu gom một khoản tiền đủ để đầu tư cho sản xuất và cam kết sẽ bán ném lại cho họ. Tuy nhiên, hiện tượng này khiến người dân dễ bị ép giá khi có sự ràng buộc hoặc dễ xảy ra tình trạng người dân phá vỡ hợp đồng trong trường hợp giá ném tăng cao, thu gom khác mua giá cao hơn. Nếu không có sự liên kết hợp lý rất dễ xảy ra mâu thuẫn và làm mất quyền lợi của cả hai bên.

- Tắnh cạnh tranh sản phẩm

Theo xu hướng phát triển hiện nay và trong tương lai thì thị trường tiêu thụ sản phẩm ném ngày càng được mở rộng cả số lượng vùng sản xuất lẫn các đại lý bán buôn và doanh nghiệp ngày càng phát triển. Trong khi đó, theo điều tra vùng nguyên liệu ném tại đây thì có đến 76,7% người dân cho rằng diện tắch đất trồng ném trong tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)