3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế và xã hội tại điểm nghiên cứu
Vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khắ hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất này trong vài thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát chảy, cát nhảy là những mối đe dọa thường xuyên. Ngay cả việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống trong mấy năm gần đây như đào hồ nuôi trồng thủy sản, cũng đã làm xáo trộn không ắt cảnh quan, môi trường; cộng với việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng nhiễm mặn đất trồng, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng... do hậu quả của khai khoáng và đào hồ nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát gây ra, đã và đang là vấn nạn của đời sống cơ dân tại chỗ. Xuất phát từ nguyên nhân trên, chúng tôi đã tiến hành xem xét tình hình phát triển kinh tế tại địa bàn hiện nay như thế nào, từ đó để có những giải pháp hướng đến việc phát triển bền vững cho địa phương.
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
Với phần lớn dân số thuộc khu vực nông thôn, và mục đắch làm rõ vai trò của cây ném tại địa bàn vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế thì chúng tôi tiến hành điều tra và nghiên cứu 2 huyện đại diện cho khu vực vùng cát ven biển là huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền. Kết quả điều tra được thể hiện qua Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại địa bàn huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền
Địa điểm Chỉ tiêu
Huyện Phong Điền Huyện Quảng Điền
Diện tắch (ha) Tỉ lệ (%) Diện tắch (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tắch đất tự nhiên 95.081,28 100,00 16.294,75 100,00 1.1 Đất cồn cát ven biển 4.955,25 5,21 4.717,72 28,95 1.2 Đất cát bãi bằng 10.470,04 11,01 2.292,34 14,07 1.3 Đất khác 76.965,99 83,78 9.284,69 56,98 2. Đất nông nghiệp 73.983,39 77,81 8.149,33 50,01 2.1 Đất trồng lúa 5.366,09 5,81 4.444,85 27,28
2.2 Đất trồng cây lâu năm 2.896,89 3,05 178,97 1,10
2.3 Đất rừng sản xuất 15.887,51 16,71 507,21 3,11
2.4 Đất rừng phòng hộ 9.941,39 10,46 1.290,25 7,92
2.5 Đất nuôi trồng thủy sản 876,25 0,92 899,34 5,52
2.6 Đất khác 39.015,26 41,03 828,71 5,09
3. Đất phi nông nghiệp 16.454,65 17,31 7.691,45 47,20
3.1 Đất ở 5.772,29 6,07 2.005,46 12,31
3.2 Đất khác 10.682,36 11,24 5.865,99 34,89
4. Đất chưa sử dụng 4.643,24 4,88 453,97 2,78
ỘNguồn: UBND huyện Quảng Điền, Phong Điền năm 2016Ợ. Nhìn vào Bảng 3.1 trên, ta có thể thấy rằng diện đất cát chiếm tỉ lệ trên 15% tổng diện tắch đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là loại đất khó canh tác vì chất lượng đất kém, các loại cây trồng nông nghiệp khó có thể sinh trưởng và phát triển. Cụ thể tại huyện Phong Điền thì loại đất cát chỉ chiếm 16,21% tổng diện tắch đất tự nhiên, nhưng
tại huyện Quảng Điền thì tỉ lệ này lại chiếm 43,02%. Do vậy, việc tìm ra loại cây trồng cũng như thay đổi cơ cấu giống cây trồng tại địa phương là việc vô cùng cần thiết.
Huyện Quảng Điền có tổng diện tắch đất tự nhiên là 16.294,75 ha, với diện tắch đất sản xuất nông nghiệp là 8.149,33 ha chiếm 50,01% tổng diện tắch đất tự nhiên của huyện. Với đặc thù là huyện nông nghiệp nên diện tắch đất sản xuất lúa chiếm 27,28% với 4.444,85ha; diện tắch đất trồng cây lâu năm là 178,97 ha chiếm 1,1% tổng diện tắch đất tự nhiên; đất rừng sản xuất chiếm 3,11% với 507,21 ha. Diện tắch đất nuôi trồng thủy sản khá lớn với 899,34 ha, chiếm 5,52% tổng diện tắch đất tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 47,2% tổng diện tắch đất tự nhiên với 7.691,45 ha. Ngoài ra huyện còn 453,97 ha đất chưa sử dụng chiếm 2,78%, đây là nguồn quỹ đất còn khá dồi dào và có thể khai thác được.
Tại huyện Phong Điền thì ta có thể thấy được rằng tổng diện tắch đất tự nhiên là 95.081,28 ha, cao gấp 5,83 lần diện tắch của huyện Quảng Điền. Diện tắch đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tắch đất tự nhiên của địa bàn. Trong đó diện tắch đất nông nghiệp là 73.983,39 ha, chiếm 77,81%; Diện tắch đất rừng sản xuất là 15.887,51 ha chiếm 16,71%, diện tắch đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 876,25 ha chiếm 0,92% tổng diện tắch đất tự nhiên. Diện tắch đất phi nông nghiệp là 16.454,65 ha chiếm 17,31%. Ngoài ra diện tắch đất chưa sử dụng là 4.643,24 chiếm 4,88% tổng diện tắch đất tự nhiên của toàn huyện.
Nhìn chung, tại các huyện vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các huyện có xã gần và ven biển có diện tắch đất chưa sử dụng còn rất lớn. Chủ yếu diện tắch này là loại đất cát nội đồng hay đất cát ven biển chưa được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Do vậy chắnh quyền, UBND các huyện, xã trên có thể khuyến khắch người dân khai hoang, mở rộng quy sản xuất bằng h́nh thức phát triển trang trại, hay trồng các loại cây có tiềm năng như cây ném, dưa hấu,..
3.1.2.2. Cơ cấu diện tắch một số loại cây trồng trên cạn tại địa bàn nghiên cứu.
Giống với các vùng nông thôn khác tại khu vực miền Trung, hệ thống cây trồng tại vùng cát tập hợp một số các loài cây trồng ngắn ngày chủ yếu như Sắn, lạc, ngô, ném, khoai,... Nhằm mục đắch tìm hiểu hiện nay giống cây trồng nào đang được người dân sản xuất tập trung nguồn lực để sản xuất, từ đó để đưa ra một số các đánh giá và phương án nhằm giúp cho người dân tăng thu nhập, ổn định đời sống vật chất, tinh thần. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và diễn biến thời tiết trong năm 2016 vừa qua khá phức tạp nên đã ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng tại vùng cát. Trong năm 2015 không có lũ nên đầu vụ cỏ dại phát triển mạnh, tạo điều kiện cho mầm mống mấm sâu bệnh, chuột gây hại; mưa rét kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa và các giống cây trồng khác. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu diện tắch gieo trồng một số các loại cây trồng chủ lực tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
Địa điểm Cây
trồng
Xã Quảng Lợi Xã Điền Môn BQC
Diện tắch (ha) Cơ cấu (%) Diện tắch (ha) Cơ cấu (%) Diện tắch (ha) Cơ cấu (%) Diện tắch đất nông nghiệp 1.828,94 100,00 901,6 100,00 1.365.27 100,00 1. Lúa 2 vụ 941,00 51,45 611,78 67,85 544,04 56,87 2. Cây trồng cạn 380,94 20,83 153,77 17,06 267,36 19,58 Lạc 66,54 3,64 20,00 2,22 43,27 3,17 Khoai 74,00 4,04 5,28 0,58 39,64 2,90 Sắn 60,00 3,28 38,19 4,23 49,09 3,59 Ớt 14,50 0,79 6,00 0,67 10,25 0,75 Đậu CL 44,00 2,41 13,00 1,44 28,50 2,09 Ném 36,40 1,99 40,30 4,67 38,35 2,81 Dưa hấu 10,00 0,55 15,00 1,66 12,50 0,92 Ngô 4,00 0,22 4,00 0,44 4,00 0,29 Rau màu 71,50 3,91 12,00 1,33 41,75 3,06 3. Cây lâm nghiệp 507,00 27,72 136,05 12,89 321,53 23,55
Bình quân mỗi xã vùng cát có tổng diện tắch đất sản xuất nông nghiệp là 1.362,27 ha thì cây lúa vẫn là cây chủ lực, được đông đảo người dân tham gia sản xuất. Do vậy diện tắch lúa 2 vụ đạt bình quân 776,39 ha chiếm 56,87 % cơ cấu cây trồng với năng suất bình quân đạt 56,98 tạ/ha. Tiếp theo là diện tắch gieo trồng cây sắn với 49,09 ha chiếm 3,59% cơ cấu cây trồng, đạt năng suất bình quân là 160,91 tạ/ha. Cây lạc là loại cây có diện tắch sản xuất cao thứ 3 với 43,27 ha lạc chiếm 3,17% cơ cấu cây trồng với năng suất bình quân là 19,14 tạ/ha. Rau màu khác được sản xuất với diện tắch bình quân 41,75 ha chiếm 3,06% cơ cấu cây trồng, năng suất đạt 61,26 tạ/ha. Khoai các loại được gieo trồng với diện tắch 39,64 ha chiếm 2,90% cơ cấu cây trồng, năng suất bình quân đạt 63,32 ha. Tiếp theo là cây ném với diện tắch sản xuất đạt 38,35 ha chiếm 2,81% cơ cấu cây trồng, năng suất 45,13 ha. Cây ném vẫn là cây đem lại thu nhập lớn nhất cho nông hộ. Các loại cây trồng khác như ớt, đậu, dưa hấu các loại, ngô vẫn được đưa vào sản xuất nhưng chỉ chiếm 1 lượng nhỏ.
Tại xã Điền Môn có tổng diện tắch sản xuất cây lúa 2 vụ là 611,78 ha chiếm 67,85%, thấp hơn xã Quảng Lợi là 329,22 ha khi tại đây có tổng diện tắch gieo trồng lúa 2 vụ đạt 476,3 ha chiếm 51,45% tổng diện tắch gieo trồng cây nông nghiệp, và năng suất lại cao hơn so với xã Quảng Lợi là 5,45 tạ/ha.
Xã Quảng Lợi có diện tắch sản xuất lạc cao gấp 3 lần so với xã Điền Môn khi tại đây sản xuất lạc với diện tắch 66,54 ha chiếm 3,64%, còn ở xã Điền Môn là 20 ha chỉ chiếm 2,21% với năng suất đạt 20 tạ/ha, có năng suất cao hơn 1,73 tạ/ha so với xã Quảng Lợi.
Diện tắch trồng khoai các loại ở xã Quảng Lợi là 74 ha chiếm 4,05 % cơ cấu cây trồng nông nghiệp, trong khi đó ở xã Điền Môn là 5,28 ha chiếm 0,58%. Năng suất cũng cao hơn khi ở xã Quảng Lợi thì năng suất khoai các loại đạt 66,63 tạ/ha, còn ở xã Điền Môn chỉ 60 tạ/ha.
Diện tắch sản xuất sắn ở xã Quảng Lợi đạt 60 ha chiếm 3,28 % cơ cấu cây trồng nông nghiệp, với năng suất bình quân là 161,82 tạ/ha, còn ở xã Điền Môn chỉ đạt 160 tạ/ha với diện tắch sản xuất là 38,19 ha chiếm 4,23% cơ cấu công trồng.
Đậu các loại được sản xuất với diện tắch 44 ha chiếm tỉ lệ 2,41 % cơ cấu cây trồng với năng suất bình quân đạt 10,53 tạ/ha ở xã Quảng Lợi, còn tại xã Điền Môn thì diện tắch này chỉ đạt 13 ha chiếm 1,44% với năng suất bình quân là 12 tạ/ha.
Diện tắch trồng các loại rau màu ở xã Quảng Lợi đạt 71,5 ha chiếm 3,91% cơ cấu cây trồng với năng suất bình quân là 61,76 tạ/ha, còn tại xã Điền Môn thì chỉ sản xuất 12 ha chiếm 1,33% cơ cấu cây trồng nông nghiệp với năng suất bình quân 60,76 tạ/ha, thấp hơn so với xã Quảng Lợi.
Diện tắch gieo trồng ớt và dưa các loại tại xã Quảng Lợi cũng cao hơn rất nhiều so với xã Điền Môn khi diện tắch sản xuất ớt và dưa các loại tại xã Quảng Lợi lần lượt là 14,5 ha với năng suất 8 tạ/ha và 10 ha với năng suất 168,5 tạ/ha, còn tại xã Điền Môn thì chỉ đạt 6 ha ớt với năng suất bình quân là 12 tạ/ha, dưa các loại là 15 ha với năng suất đạt 180 tạ/ha.
Diện tắch gieo ném thì có sự khác biệt khi tại Điền Môn có diện tắch gieo trồng cây ném cao hơn với 40,3 ha chiếm 4,47% cơ cấu trồng nông nghiệp với năng suất bình quân là 46,5 tạ/ha, còn tại xã Quảng Lợi thì chỉ đạt 43,76 tạ/ha với diện tắch ném là 36,4 ha chiếm 1,99 % cơ cấu cây trồng nông nghiệp.
Nhìn vào hệ thống cây trồng trên, ta có thể thấy được hiện nay ngoài cây chủ lực là lúa thì các loại cây thắch ứng với điều kiện khắ hậu khắc nghiệt của vùng cát như lạc, sắn, khoai, ớt, đậu và ném được người dân tắch cực sản xuất. Đây là những loại cây thắch ứng trong điều kiện biến đổi khắ hậu đang diễn ra khá phức tạp. Tuy nhiên phần lớn các loại cây trồng trên tuy có năng suất lớn nhưng giá thành sản phẩm còn khá thấp, không mang lại được nhiều lợi nhuận cho người dân. Do vậy việc thay đổi lối sản xuất truyền thống, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất là khá cần thiết. Đặc biệt là thay đổi hệ thống cơ cấu cây trồng có phần lạc hậu hiện nay.
3.1.2.3. Tình hình về dân số và lao động tại địa bàn nghiên cứu.
Dân số và lao động luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển về kinh tế của địa phương, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Do vậy chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về tình hình dân số và lao động của xã Điền Môn và huyện Quảng Lợi, kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3. Tình hình về dân số và lao động tại xã Điền Môn và xã Quảng Lợi năm 2016
Địa điểm
Chỉ tiêu Đơn vị tắnh Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi
1. Tổng diện tắch đất tự nhiên Ha 1.616 3.288
2. Tổng số hộ Hộ 853 2.063
3. Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.646 8.681
4. Tổng số lao động Người 2.178 4.171
5. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,27 4,21
6. Bình quân lao động/hộ Lao động/hộ 2,55 2,02
Nhìn vào Bảng 3.3 trên, ta thấy được về dân số và lao động của 2 xã có sự khác biệt nhau rất lớn khi tổng số nhân khẩu của xã Quảng Lợi là 8.681 khẩu, lớn hơn gấp 2,38 lần so với xã Điền Môn là 3.646 khẩu. Tương tự số lao động cũng có chênh lệch khi tổng số lao động của xã Quảng Lợi là 4.171 người và xã Điền Môn chỉ có 2.178 người. Sự khác biệt này chủ yếu do diện tắch đất tự nhiên của 2 xã có chênh lệch lớn khi diện tắch đất của xã Quảng Lợi là 3.288 ha, lớn gấp 2,03 lần so với đất xã Điền Môn là 1.616 ha.
Cụ thể xã Quảng Lợi có tổng số hộ là 2.063 hộ, trung bình mỗi hộ có khoảng 4,21 khẩu và 2,02 lao động. Trong số 2,02 lao động/hộ thì có khoảng 2 lao động qua độ tuổi thanh niên và 1 lao động đang trong độ tuổi lao động thanh niên. Lao động trong độ tuổi thanh niên và lao động ngoài độ tuổi thanh niên là lao động nam thì thường đi làm ăn xa ở các tỉnh phắa Nam. Do vậy, lao động còn lại ở gia đình chỉ là lao động nữ và người già.
Tại xã Điền Môn thì tổng số hộ là 853 hộ, trong đó trung bình hộ có khoảng 4,27 khẩu và 2,55 lao động. Cũng giống như xã Quảng Lợi, lao động thanh niên và lao động nam thường có xu hướng đi làm ăn xa để lại người ngoài độ tuổi lao động và lao động nữ ở lại gia đình tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù dân số đông, lao động dồi dào nhưng địa phương vẫn chưa thể tận dụng và có biện pháp sử dụng hợp lý được số lao động này, do vậy các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương thường do các lao động nữ và người ngoài độ tuổi lao động tham gia. Đây là tình trạng chung của các vùng nông thôn trên cả nước.