Tình hình sản xuất ném tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 62)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1. Tình hình sản xuất ném tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên

3.2.1.1. Tình hình sản xuất ném tại điểm nghiên cứu

Mặc dù cây ném hiện nay đang được đánh giá là giống cây trồng phù hợp với vùng cát, cho hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên lại sự quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, do vậy tình trạng sản xuất ném vấn diễn ra theo hình thức phân tán, nhỏ lẻ. Chắnh vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất ném để có những đánh giá chắnh xác, cụ thể nhằm sớm có biện pháp nâng cao được tình hình sản xuất cây ném.

Bảng 3.8. Tình hình sản xuất ném tại xã Điền Môn và xã Quảng Lợi năm 2016

Địa điểm

Chỉ tiêu Xã Điền Môn

Xã Quảng

Lợi BQC

1. Ném lá

Diện tắch (ha) 40,3 36,4 38,85

Năng suất bình quân

(tạ/ha) 46,5 43,7 45,13

Sản lượng (tạ) 1.873,9 1.590,7 1.732,3

2. Ném củ

Diện tắch (ha) 40,3 36,4 38,85

Năng suất bình quân

(tạ/ha) 28,0 27,5 27,75

Sản lượng (tạ) 1128,60 1001,0 1064,8

Kết quả điều tra cho thấy rằng hiện nay tại địa bàn 2 xã Điền Môn và Quảng Lợi có tổng diện tắch trồng ném là 76,7 ha, bình quân mỗi xã có diện tắch trồng ném là 38,5 ha. Diện tắch trồng ném này được trồng chủ yếu vào vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân. Năng suất bình quân ném là 45,13 tạ cho mỗi ha sản xuất ném lá và 27,75 tạ/ha ném củ. Tổng sản lượng bình quân của mỗi xã là 1.732,3 tạ ném lá và 1064,8 tạ ném củ. Do sản phẩm ném ngày càng được thị trường ưa chuộng nên các xã đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất ném lên.

Tại xã Điền Môn thì diện tắch cây ném trong 3 năm qua tăng lên đáng kể trong toàn xã từ 34,5 ha tăng lên 40,3 ha. Với việc diện tắch sản xuất cây ném được mở rộng thì kéo theo tổng sản lượng tăng lên rõ rệt từ 1.656 tạ (năm 2014 ) tăng lên thành 1.860 tạ (năm 2016) trong toàn xã. Tuy nhiên, năm 2015 mặc dù diện tắch tăng lên so với năm 2014 là 1,5 ha nhưng sản lượng lại không tăng do năng suất ném giảm, nguyên nhân là vì năm 2014 giá ném tăng lên đột ngột, khiến người dân bán ném giống rất nhiều dẫn đến tình trạng l không có ném giống cho vụ sau (với đặc điểm là đất của vùng chỉ phù hợp với ném giống bản địa) nên đi mua ném ở bên ngoài dẫn đến năng suất giảm đi đáng kể. Cụ thể năm 2016, toàn xã có 40,3 ha ném với năng suất bình quân là 46,5 tạ/ha ném lá và năng suất bình quân là 28 tạ/ha ném củ. Tổng sản lượng ném sản xuất được là 1.620,53 tạ ném lá và 1128,6 tạ ném củ.

Tại xã Quảng Lợi năm 2016, toàn xã có diện tắch sản xuất ném là 36,4 ha tập trung chủ yếu ở các HTX Tắn Lợi, HTX Thắng Lợi, HTX Thạnh Lợi. Bình quân mỗi ha có năng suất là 43,76 tạ ném lá và 27,5 tạ ném củ, năng suất đạt được/ha thấp hơn năng suất của xã Điền Môn. Tổng sản lượng ném sản xuất được là 1.590,7 tạ ném lá và 1001,0 tạ ném củ.

Trong những năm gần đây, diện tắch sản xuất ném ngày càng được mở rộng. Nguyên nhân chắnh của việc tăng diện tắch lên đó là: Thứ nhất, một số hộ sản xuất đã chuyển đổi đáng kể diện tắch trồng sắn kém hiệu qua sang trồng ném, vì ném là loại cây trồng được người dân đánh giá là mang lại thu nhập khá cao cho người nơi đây. Thứ hai, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là trong những năm gần đây giá ném có phần tăng lên làm tăng và ổn định làm cho việc đầu tư của người dân hiệu quả tránh được tình trạng được mùa mất giá, nên người dân chú tâm đầu tư vào việc phát triển cây ném. Tuy nhiên việc mở rộng còn chưa đồng bộ, tình trạng sản xuất ném nhỏ lẻ, manh mún vẫn là chủ yếu.

3.2.1.2. Tình hình sản xuất ném tại nông hộ nghiên cứu

Hoạt động trồng ném đang mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, do vậy cây ném đang được nông hộ mở rộng về quy mô sản xuất. Ngoài trồng ném ra người dân còn trồng xen thêm cây đậu (đậu huyết) nên đất dinh dưỡng trong đất được giữ lại khá tốt. Mặc dù đất đã sử dụng lâu những dinh dưỡng trong đất vẫn đảm bảo cho cây ném

phát triển tốt, do vậy năng suất cây ném tăng lên. Hiện nay, việc kết hợp trồng xem với các loại cây trồng khác ngày càng được người dân nơi đây áp dụng, đặc biệt là cây đậu đã góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, cải thiện dinh dưỡng trong đất và còn làm tăng thêm thu nhập cho người dân.

Bảng 3.9. Tình hình sản xuất ném tại nông hộ nghiên cứu năm 2016

Địa điểm

Chỉ tiêu

Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi

BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 1.Tổng diện tắch (ha/hộ) 0,03 0,13 0,03 0,12 0,08 1.1 Ném lá + Năng suất bình quân (tạ/ha) 45,74 46,23 43,45 45,62 45,26 + Sản lượng bình quân (tạ/hộ) 1,37 6,01 1,30 5,47 3,54 1.2 Ném củ + Năng suất bình quân (tạ/ha) 27,75 28,78 27,59 28,36 28,12 + Sản lượng bình quân (tạ/hộ) 0,83 3,74 0,83 3,40 2,20 Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2017 Qua nghiên nghiên cứu và phân tắch về diện tắch cũng như năng suất của việc trồng ném lá và ném củ tại 2 xã đều có sự chênh lệch nhất định, cụ thể tại xã Điền Môn thì mỗi ha ném lá cho năng suất từ 45,74 đến 46,23 tạ/ha và ném củ từ 27,75 đến 28,78tạ/ha thì tại xã Quảng Lợi, mỗi ha ném lá chỉ cho năng suất đạt 43,45 đến 45,62 tạ/ha (thấp hơn 2,29 đến 2,78 tạ/ha so với xã Điền Môn) và năng suất ném củ chỉ đạt 27,59 đến 28,36 tạ/ha (thấp hơn so với xã Điền Môn là 0,16 đến 1,19 tạ/ha). Với diện tắch trồng ném bình quân của mỗi nông hộ sản xuất ném ở vùng cát phắa Bắc là 0,08 ha/hộ thì thu được 3,54 tạ ném lá và 2,20 tạ ném củ. Cụ thể:

Tại xã Điền Môn, thì nhóm hộ nghèo trồng ném lá với diện tắch trung bình mỗi nông hộ trồng khoảng 0,03 ha, đến mùa vụ thu hoạch với năng suất trung bình 45,74 tạ/ha thì sản lượng trung bình của mỗi hộ là 0,92 tạ ném lá. Với năng suất ném củ bình quân 27,75 ha/hộ thì sản lượng bình quân mỗi nông hộ thu về được 0,83 tạ ném củ.

Ở nhóm hộ không nghèo xã Điền Môn thì tổng diện tắch trồng ném của mỗi hộ trung bình là 0,13 ha/hộ, đây là nhóm hộ có diện tắch đất trồng ném cao nhất so với các

nhóm còn lại, nhóm này cũng có năng suất ném củ và ném lá cao nhất trong các nhóm với năng suất bình quân đạt 46,23 tạ/ha với ném là và 28,78 tạ/ha ném củ. Sản lượng bình quân ném lá là 6,01 tạ ném lá và 3,74 tạ ném củ.

Về quy mô diện tắch trồng ném của nhóm hộ nghèo trồng ném tại xã Quảng Lợi thì đây là nhóm có diện tắch trồng bằng so với nhóm hộ nghèo ở xã Điền Môn nhưng năng suất ném củ và ném lá lại là nhóm thấp nhất. Với năng suất ném lá đạt 43,45 tạ/ha và 27,59 tạ/ha với ném củ. Cũng giống như nhóm hộ nghèo ở xã Điền Môn thì sản lượng ném lá bình quân mỗi hộ là 1,30 tạ/hộ và 0,83 tạ ném củ.

Đối với nhóm hộ không nghèo ở xã Quảng Lợi thì diện tắch trồng ném của nhóm hộ này đứng thứ 2 với diện tắch trồng trung bình là 0,12 ha/hộ. Trong đó, năng suất bình quân là 45,62 tạ/ha thì sản lượng ném lá của hộ thu được là 5,47 tạ và 3,4 tạ ném củ với năng suất bình quân là 28,36 tạ/ha.

Mặc dù ném đang được nông hộ tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các giống cây trồng khác. Tuy nhiên khi so sánh năng suất đạt được/ha của vùng với các vùng sản xuất ném khác trên cả nước thì có sự chênh lệch rất lớn (thấp hơn so với các vùng sản xuất ném ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh khoảng 20-24 tạ/ha). Do vậy, việc thay đổi giống cũng như áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất ném tại đây là điều hết sức cần thiết.

Trong những năm trở lại đây, với sự chấp nhận cũng như nhu cầu của thị trường về ném ngày càng tăng thì nông hộ đã có sự chuyển đổi và mở rộng quy mô trồng ném của mình. Điều này được thể hiện rõ hơn thông qua Bảng 3.10 sau:

Nhóm hộ nghèo tại 2 xã Điền Môn và Quảng Lợi có diện tắch trồng ném bình quân năm 2014 là 0,02 ha/hộ nhưng đến năm 2016 thì diện tắch này tăng lên 0,03 ha/hộ. Năm 2015 thì diện tắch trồng ném được giữ nguyên là 0,02 ha/hộ. Lý giải cho sự tăng lên này là từ cuối năm 2015 thì ném lá và ném củ tăng giá do nhu cầu của thị trường, do vậy các nông hộ đã chuyển đổi một số diện tắch trồng lạc, ngô, sắn sang trồng ném.

Nhóm hộ không nghèo tại xã Điền Môn có diện tắch trồng ném năm 2014 và 2015 là 0,11 ha/hộ, nhưng đến năm 2016 thì nhóm nông hộ này tăng diện tắch trồng ném của mình lên 0,02 ha/hộ thành 0,13 ha/hộ. Việc mở rộng quy mô trồng ném này cũng có nguyên nhân là nhu cầu của thị trường tăng mạnh.

Bảng 3.10. Sự thay đổi về quy mô trồng ném của nông hộ tại xã Điền Môn và Quảng

Lợi từ năm 2014 Ờ 2016

Đơn vị tắnh: Ha/hộ Địa điểm

Diện tắch

Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi

BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo Năm 2014 0,02 0,11 0,02 0,09 0,06 Năm 2015 0,02 0,11 0,02 0,11 0,07 Năm 2016 0,03 0,13 0,03 0,12 0,08 Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2017 Nhìn vào Bảng 3.10, ta có thể được rằng với những nông hộ trồng ném tại vùng cát ven biển phắa Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế thì đều có sự gia tăng diện tắch trồng ném bình quân mỗi năm là 0,01 ha/hộ. Năm 2014 thì bình quân mỗi nông hộ chỉ trồng 0,06 ha ném nhưng đến năm 2016 thì diện tắch này tăng lên 0,08 ha/hộ. Cụ thể

Nhóm hộ không nghèo tại xã Quảng Lợi có diện tắch trồng ném năm 2014 là 0,09 ha/hộ nhưng đến năm 2015 thì diện tắch này tăng lên 0,02 ha/hộ thành 0,11 ha/hộ. Đến năm 2016 thì diện tắch trồng ném của nhóm nông hộ này đạt 0,12 ha/hộ. Đây là nhóm nông hộ có sự mở rộng quy mô trồng ném của mình nhiều nhất so với các nhóm còn lại. Nhận ra được tiềm năng từ cây ném, nhóm hộ này đã tiên phong mở rộng quy mô sản xuất ném của mình lên.

Việc tăng quy mô sản xuất ném của nông hộ thường chỉ là sự chuyển đổi cơ cấu diện tắch quy mô sản xuất những loại cây trồng nông nghiệp của nông hộ. Chưa có nông hộ nào mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất ném bằng cách thuê hay mua đất để sản xuất. Tại các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều quỹ đất chưa được canh tác do chất lượng đất kém, đây là tiềm năng cần được khai thác do sự thắch nghi và hiệu quả của cây ném mang lại. Tuy nhiên, để có thể canh tác tại đây thì người nông dân cần có một lượng vốn nhất định để có thể canh tác cũng như thuê, mướn đất của địa phương. Do vậy, chắnh quyền địa phương nên tạo điều kiện để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, từ đó có thể mở rộng quy mô sản xuất của mình cũng như giúp cho nền kinh tế nông nghiệp của toàn địa phương phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)